1. Kiến thức:
- Nắm được tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic.
- Biết nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este hóa.
- Biết cách điều chế axit axetic trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit axetic với các chất.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận
Tuần : 30 Ngày soạn: 30/03/2014 Tiết : 56 Ngày dạy : 01/04/2014 Tiết 56: AXIT AXETIC (tiếp) MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: Nắm được tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic. Biết nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit. Biết khái niệm este và phản ứng este hóa. Biết cách điều chế axit axetic trong công nghiệp. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit axetic với các chất. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. CHUẨN BỊ Giáo viên: Dụng cụ: Giá ống nghiệm (10 cái ), kẹp gỗ, ống hút, giá sắt, đèn cồn, cốc thủy Tinh, hệ thống ống dẫn khí. Hóa chất: CH3COOH, Na2CO3, quỳ tím, phenolftalein. Học sinh: Học bài cũ. Đọc trước nội dung bài mới. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Cẩn thận khi sử dụng những chất có tính axit. Sử dụng axit axetic trong trong một số vấn đề nội trợ. Các phương pháp kỹ thuật dạy học Làm việc theo nhóm Sử dụng phiếu học tập CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (2’) Kiểm tra bài cũ:( 10’) a. Em hãy nêu cấu tạo phân tử của axit axetic? b. Hãy viết các phương trình phản ứng thể hiện axit axetic có tính chất như một axit? Trả lời: Cấu tạo của phân tử axit axetic H O | // H C C | \ H O H Hay CH3 – COOH Trong phân tử axit axetic có nhóm (- COOH) . Nhóm này làm cho phân tử axit axetic có tính axit. PTHH - Làm quỳ tím hoá đỏ - Tác dụng với kim loại 2CH3COOH + Zn à (CH3COO)2Zn +H2 -Tác dụng với oxit bazơ 2CH3COOH + CuO à (CH3COO)2Cu + H2O -Tác dụng với bazơ CH3COOH + NaOH à CH3COONa +H2O -Tác dụng với muối CH3COOH + Na2CO3 à CH3COONa + H2O + CO2 Bài mới Giới thiệu bài: ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu tính axit của axit axetic, xem thử axit axetic còn tính chất hóa học nào nữa không thì hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu ? Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1:Tìm hiểu tính chất hóa học:( 13’) 2.Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không ? GV: Tiến hành TN pứ este của axit axetic với rượu etylic (lắp dụng cụ và tiến hành TN như hướng dẫn trong SGK cho HS quan sát sản phẩm và nhận xét. HS: Quan sát GV làm TN và nhận xét về màu sắc, trạng thái, mùi và tính tan của sản phẩm HS quan sát ống hứng sản phẩm trước và sau TN. GV: Có thể cải tiến TN: cho nước cất sẵn vào ống nghiệm hứng sản phẩm pứ , cho HS quan sát trước và sau TN HS: Quan sát ống hứng sản phẩm trước và sau TN GV: Hướng dẫn HS viết PT PỨ este hoá, nêu đặc điểm của pứ este hoá III. Tính chất hóa học 2. Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không ? Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etylaxetat . CH3 – COOH + HO – CH2 – CH3 à CH3COOCH2CH3(l) + H2O(l ) Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp. Sản phẩm của pứ giữa axit và rượu gọi là este. VD:Etyl axetat là este Hoạt động 2:Tìm hiểu ứng dụng(5’) GV: Yêu cầu hs quan sát sơ đồ sgk và nêu ứng dụng của axit axetic (GV có thể giới thiệu các hợp chất có ứng dụng của axit axetic) HS: Dựa vào sơ đồ để nêu ứng dụng GV: Nhận xét bổ sung và kết luận Ứng dụng Tơ nhân toạ, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng, pha giấm ăn, chất dẻo, tơ nhân tạo . Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chế rượu etylic (10’) GV: Hướng dẫn HS đọc SGK về các pp điều chế axit axetic HS: Dựa vào SGK để nêu các pp điều chế GV: Hỏi thêm ngoài pp điều chế giấm ăn từ rươu thì ở địa phương hoặc gia đình em có thể điều chế giấm ăn từ những nguyên vật liệu nào? HS: Dựa vào thực tế để trả lời (đường, chuối chin..) GV: Bổ sung và kết luận Điều chế *Trong công nghiệp: 2C4H10 + 5O2 à 4CH3COOH + 2H2O (butan) *Để sản xuất giấm ăn người ta thường dùng pp lên men dd rượu etylic loãng men giấm C2H5OH + O2 à CH3COOH + H2O IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ(5’) Củng cố: GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn HS giải bài tập trong sgk BT1:a. lỏng, chua, vô hạn . b. dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, tơ nhân tạo. .. c. axit axetic , có nồng độ . d. oxi hoá BT2 : Tác dụng được với Na : a,b,c,d Tác dụng được với NaOH: b,d; Tác dụng được với Mg: b,d. BT3: câu d 2. Dặn dò Học bài cũ,nghiên cứu bài mới, làm các bài tập sgk:4,5,7 RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: