I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân loại được bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
- Viết được công thức hóa học của một số bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số bazơ theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng một số bazơ tạo thành trong phản ứng.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, viết được PTHH tính toán theo phương trình.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học, có ý thức tự học.
Tuần 28 Ngày soạn: 09/3/2015 Tiết 54 Ngày dậy: 14/3/2015 Bài: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân loại được bazơ theo công thức hóa học cụ thể. - Viết được công thức hóa học của một số bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit. - Đọc được tên một số bazơ theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại. - Phân biệt được một số dung dịch bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím. - Tính được khối lượng một số bazơ tạo thành trong phản ứng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, viết được PTHH tính toán theo phương trình. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức tự học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hóa chất: NaOH; Ca(OH)2 , Fe(OH)3; Cu(OH)2, nước. - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ. 2. Học sinh: - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẬY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa, phân loại và cách gọi tên axit? Cho ví dụ? 3: Bài mới: Đặt vấn đề: Ở tiết trước, các em đã biết khái niệm, phân loại và cách gọi tên axit. Vậy bazơ là gì? Bazơ được phân làm máy loại và gọi tên như thế nào? Nội dung ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bazơ. Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp. II.BAZƠ 1.Khái niệm về bazơ Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit( OH ). GV: Hãy nêu một vài ví dụ về bazơ mà em biết? GV: Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên. GV: Hãy nêu khái niệm về bazơ? GV: HS nhận xét. GV: Kết luận: Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit ( OH ). HS: NaOH, Ca(OH)2, KOH HS: Có một nguyên tử kim loại. Một hay nhiều nhóm OH (hidroxit) HS: Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH ). HS: NHận xét: Hoạt động 2: Tìm hiểu về công thức chung và phân loại bazơ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hỏi đáp. 2.Công thức bazơ: Công thức chung: M(OH)n Trong đó: M: là nguyên tố kim loại n: là chỉ số của nhóm hidroxit (OH). 4. Phân loại bazơ -Bazơ tan ( kiềm), tan được trong nước Ví dụ :NaOH; Ca(OH)2.... -Bazơ không tan, không tan được trong nước. Ví dụ:Fe(OH)3; Cu(OH)2.. GV: Vì sao trong thành phần của mỗi bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại? GV: Số nhóm - OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào? GV: Em hãy nêu một vài ví dụ? GV: Gọi kim loại trong bazơ là M với hoá trị là n và nhóm-OH. Hãy viết công thức chung của bazơ? GV: Làm thí nghiệm sau; Cho lần lược các bazơ NaOH; Ca(OH)2 , Fe(OH)3; Cu(OH)2 Vào nước. Yêu cầu HS nhận xét tính tan từ đó phân loại bazơ.? GV: - Bazơ nào tan được trong nước? - Bazơ nào không tan được trong nước? GV: Vậy dựa vào tính tan thì bazơ chia làm bao nhiêu loại? GV: Nhận xét. HS: Vì nhóm - OH luôn có hoá trị I. HS: Số nhóm - OH được xác định bằng hoá trị của kim loại. HS: Al à OH có 3 nhóm. Al(OH)3, vì nhôm có hóa trị 3 HS: Công thức hoá học chung của bazơ M(OH)n HS: Lắng nghe. HS: - Bazơ tan được trong nước :NaOH; Ca(OH)2.... -Bazơ không tan được trong nước: Fe(OH)3; Cu(OH)2 HS: Hai loại: Bazơ tan Bazơ không tan Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc tên của bazơ. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. 4.Cách đọc tên bazơ Tên bazơ = Tên kim loại( nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit. Ví dụ: - Ca(OH)2 Canxi hidroxit - Fe(OH)3 sắt (III) hiđroxit GV: em hãy đọc tên các bazơ mà em biết? Từ đó rút ra tên gọi chung? GV: Hãy đọc tên các bazơ sau: KOH, Ba(OH)2 GV: Đối với kim loại có nhiều hoá trị như Fe Phải đọc tên như thế nào? GV: Gọi tên các bazơ sau: Fe(OH)3, Fe(OH)2 GV: Cho HS nhận xét GV: kết luận: Tên bazơ = Tên kim loại( nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit HS: Tên bazơ: Natri hiđroxit, Canxi hidroxit - Tên gọi chung: Tên kl + hidroxit HS: Kali hiđroxit Bari hiđroxit HS: Nếu kim loại có nhiều hoá trị khi gọi tên kèm theo tên hóa trị: HS: Gọi tên: Sắt (III) hiđroxit Sắt(II) hiđroxit HS: Nhận xét: Hoạt động 4: Vận dụng. Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp. Bài 1:Viết công thức hoá học bazơ tương ứng với các oxít sau CaO, MgO, Fe2O3 và đọc tên các bazơ tương ứng với oxit trên? Trả lời: * Công thức hóa học bazơ tương ứng: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3. *Đọc tên: Canxihiđroxit Magiehiđroxit Sắt(III)hiđroxit Bài 2:Hãy hoàn thành các phương trình hoá học sau: a.Na2O + H2O à? b.NaOH +HCl ? + H2O c.CaCO3 à ? + CO2. Đáp án: a. Na2O + H2O 2NaOH. b.NaOH + HCl à NaCl + H2O c.CaCO3 CaO + CO2. GV: Ghi bài tập lên bảng: Bài 1:Viết công thức hoá học bazơ tương ứng với các oxít sau CaO, MgO, Fe2O3 và đọc tên các bazơ tương ứng với oxit trên? GV: Gọi một HS lên bảng giải bài tập. Bài 2:Hãy hoàn thành các phương trình hoá học sau: a.Na2O + H2O ? b.NaOH + HCl ? + H2O c.CaCO3 ? + CO2. HS: Lắng nghe và quan sát. HS: Trả lời: * Công thức hóa học bazơ tương ứng: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3. *Đọc tên: Canxihiđroxit Magiehiđroxit Sắt(III)hiđroxit Đáp án: a.Na2O + H2O 2NaOH. b.NaOH + HCl NaCl + H2O c.CaCO3 CaO + CO2.
Tài liệu đính kèm: