Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số - Nguyễn Kim Tuyến

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua tiết học này giúp HS:

- Nhận biết được thế nào là một biểu thức đại số.

- Nêu được một số ví dụ về biểu thức đại số.

- Biết vận dụng biểu thức đại số vào giải các bài tập.

2. Kĩ năng: HS tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học và say mê trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ?1, ?2, ?3, bài tập 1, 2, 3 SGK trang 26, bài tập vận dụng.

2. Học sinh: Ôn tập về biểu thức đã học ở các lớp dưới, công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thang.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1883Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số - Nguyễn Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BẢY
Sinh viên thực tập: NGUYỄN KIM TUYẾN
Chương IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
 Bài 1: 
KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua tiết học này giúp HS:
- Nhận biết được thế nào là một biểu thức đại số. 
- Nêu được một số ví dụ về biểu thức đại số.
- Biết vận dụng biểu thức đại số vào giải các bài tập. 
2. Kĩ năng: HS tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số. 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học và say mê trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ?1, ?2, ?3, bài tập 1, 2, 3 SGK trang 26, bài tập vận dụng.
2. Học sinh: Ôn tập về biểu thức đã học ở các lớp dưới, công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thang.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 Đặt vấn đề: Các em vừa học xong chương III, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu học chương IV. Trong chương này các em sẽ biết được thế nào là biểu thức đại số và các phép toán trên biểu thức đại số. Bây giờ chúng ta sẽ vào bài mới “Khái niệm về biểu thức đại số”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Nhắc lại về biểu thức:
- GV nhắc lại khái niệm biểu thức ở lớp 6 và cho HS ví dụ về biểu thức.
- GV giới thiệu các biểu thức trên còn gọi là biểu thức đại số.
- GV nhấn mạnh: trong biểu thức số, các phép toán chỉ thực hiện trên số.
- GV cho HS làm ví dụ SGK trang 24.
- GV cho HS là ?1 sau đó gọi HS trả lời.
2. Khái niệm về biểu thức đại số:
- GV nêu bài toán và giới thiệu: Trong bài toán trên người ta dung chữ a thay cho một số nào đó (a đại diện cho một số nào đó).
- Bằng cách tương tự ví dụ trên hãy viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật trên?
- Khi a = 2, biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào?
- Hỏi tương tự khi a = 3,5. 
- GV cho HS làm ?2 sau đó gọi HS lên bảng làm.
- GV giới thiệu: các biểu thức 2.(5 + a), a + 2, a.(a + 2) là những biểu thức đại số.
- GV giới thiệu khái niệm biểu thức đại số và cho HS đọc ví dụ về biểu thức đại số trong sgk.
- GV yêu cầu HS nêu thêm các ví dụ khác.
- GV nêu cách viết gọn trong biểu thức đại số và lấy ví dụ minh họa.
- GV cho HS thảo luận nhóm ?3 sau đó gọi đại diện nhóm lên bảng thực hiện. 
- GV: Trong các biểu thức đại số các chữ đại diện cho một số tùy ý nào đó. Người ta gọi những chữ như vậy là biến số.
- GV yêu cầu HS tìm các biến số trong các bài tập trên.
{ Bài tập vận dụng:
 Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là biểu thức đại số?
3 + 5 . 2
6 – y
3x + 5
22 . 3 – 14 : 7 
- GV: quan sát các biểu thức đại số vừa tìm được trong bài tập, các biểu thức có chứa biến ở mẫu thì chưa được xét đến trong chương này.
- GV giới thiệu chú ý và gọi HS đọc lại. 
- HS lắng nghe rồi lấy ví dụ về biểu thức.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài toán và viết biểu thức theo yêu cầu của bài.
- HS: 2.(5 + a) cm.
- Khi a = 2, ta có biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có cạnh bằng 5cm và 2cm.
- HS trả lời.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS nghe giảng và lấy ví dụ về biểu thức đại số.
- HS đại diện nhóm trả lời, các bạn khác nhận xét.
- HS trả lời:
b) 
c) 6 – y
d) 3x + 5
f) 
- HS lắng nghe và đọc lại chú ý.
1. Nhắc lại về biểu thức: 
Ÿ Ví dụ: 5 + 3 – 2; 32.43; 
9 : 3 – 2; 4 . 3 + 22 . 7 là những biểu thức.
Ÿ Ví dụ: (SGK – 24).
 Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là:
2 . (5 +8)
?1 (SGK – 24)
3. (3 + 2) cm2
2. Khái niệm về biểu thức đại số:
a) Bài toán: (SGK – 24)
 Biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật là:
2.( 5 + a) cm
?2 (SGK – 25)
 Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật là:
a.(a + 2) cm2
b) Khái niệm:
 Trong biểu thức, các phép toán không chỉ thực hiện trên số mà còn thực hiện trên chữ, những biểu thức như vậy gọi là biểu thức đại số.
 Ví dụ: 4x, 2.(5 + a), 3.(x + y), x2, xy, ....
{ Quy ước viết gọn:
4.x = 4x
x.y = xy
(-1).xy = -xy
?3 (SGK – 25)
30.x (km)
5.x + 35.y (km)
{ Chú ý:
- Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên số.
- Các biểu thức có chứa biến ở mẫu chưa được xét đến trong chương này.
IV. CỦNG CỐ:
Bài tập 1/26 (SGK):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài tập 1 (SGK – 26).
Bài tập 2/26 (SGK):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm tiếp bài tập 2 (SGK – 26).
- Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình thang?
Bài tập 3/26 (SGK):
- GV dung bảng phụ nêu bài tập 3.
- Hãy nối các ý với nhau sao cho chúng có cùng ý nghĩa.
- HS đọc đề bài và làm bài tập.
- Một HS lên bảng trình bày.
- HS đọc đề bài và làm bài tập.
- HS trả lời.
Bài tập 1/26 (SGK):
x + y
x . y
(x + y).(x – y)
Bài tập 2/26 (SGK):
 Diện tích hình thang là:
(a, b và h cùng đơn vị đo)
Bài tập 3/26 (SGK):
1 – e
2 – b
3 – a
4 – c
5 – d
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Làm các bài tập 4, 5 trang 26 (SGK), bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 18, 19 (SBT).
- Đọc trước bài “Giá trị của một biểu thức đại số”.
 { Gợi ý bài 5 (SGK):
Hỏi: 
Ÿ Một quý có bao nhiêu tháng? (3 tháng)
Ÿ Khi đó một quý người đó nhận bao nhiêu tiền, nếu đảm bảo đủ ngày công?
Ÿ Hai quý người đó nhận bao nhiêu tiền, nếu nghỉ một ngày công không phép?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Khái niệm về biểu thức đại số - Nguyễn Kim Tuyến.doc