Bài 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc

Câu 1: Nêu vài nét về MTVN thời kì cổ đại ?

Đáp án câu 1:

 1. Thời kỳ đồ đá

- Hình vẽ mặt người trên hang Đồng Nội (Hoà Bình) được vẽ cách đây 1 vạn năm.

- Hình vẽ được diễn tả với góc nhìn chính diện, đường nét giản dị, rõ ràng, cách sắp xếp bố cục cân xứng.

2. Thời kỳ đồ đồng:

 Xuất hiện nhiều công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và vũ khí, dìu, dao găm

- Đồ đồng thời kỳ này được trang trí đẹp, tinh tế

-Trống đồng Đông Sơn được coi đẹp nhất trong các trống tìm thấy ở Việt Nam vì:

+ Tạo dáng nghệ thuật độc đáo, chạm khắc tinh xảo và mang đậm văn hóa dân tộc.

+ Nghệ thuật rang trí trên thân trống là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và hình chữ S với hoạt động của người chim thú một cách nhuần

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: tiết :
Tuần dạy: 
Ngày dạy:
Vẽ trang trí
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
-HS Hiểu được nét đẹp trong các họa tiết trang trí cổ.
-HS Biết cách khai thác, chọn lọc các đường nét hoa lá ở thiên nhiên và trong vốn cổ dân tộc ứng dụng vào bài tập.
1.2 Kĩ năng:
- Biết khai thác và sử dụng họa tiết cổ vào bài học.
- HS bước đầu biết cách khai thác đường nét trong trang trí cổ dân tộc vào bài trang trí cụ thể.
1.3 Thái độ:
- Tự hào về những giá trị dân tộc mà ông cha để lại.
- Yêu thích và có mong muốn tìm tòi ra những họa tiết dân tộc mới.
2. TRỌNG TÂM:
- Hiểu được nét đẹp trong các họa tiết trang trí cổ, chép được 1 họa tiết.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: 
- Phóng to 1 số hoạ tiết trong Sách giáo khoa
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết.
- Sưu tầm 1 số hoạ tiết dân tộc
3.2 Học sinh:
- Sưu tầm các hoạ tiết ở sách báo
- Giấy vẽ, chì, tẩy, màu sắc, thước
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và KTSS: 6a1: 6a2: 6a3:
4.2 Kiểm tra miệng
Câu 1: Nêu vài nét về MTVN thời kì cổ đại ?
Đáp án câu 1:
 1. Thời kỳ đồ đá
- Hình vẽ mặt người trên hang Đồng Nội (Hoà Bình) được vẽ cách đây 1 vạn năm.
- Hình vẽ được diễn tả với góc nhìn chính diện, đường nét giản dị, rõ ràng, cách sắp xếp bố cục cân xứng.
2. Thời kỳ đồ đồng:
 Xuất hiện nhiều công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và vũ khí, dìu, dao găm
- Đồ đồng thời kỳ này được trang trí đẹp, tinh tế
-Trống đồng Đông Sơn được coi đẹp nhất trong các trống tìm thấy ở Việt Nam vì:
+ Tạo dáng nghệ thuật độc đáo, chạm khắc tinh xảo và mang đậm văn hóa dân tộc.
+ Nghệ thuật rang trí trên thân trống là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và hình chữ S với hoạt động của người chim thú một cách nhuần
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Khi nói đến trang trí ta không thể không nói đến hoạ tiết. Hoạ tiết có thể là bông hoa, chiếc lá, con vật, đám mây, sóng nước... Các nghệ xưa đã tạo ra nhiều hoạ tiết trang trí đẹp. Để hiểu và vẽ được các hoạ tiết dân tộc chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu 1 vài hoạ tiết trang trí ở các công trình kiến trúc và các hoạ tiết ở các trang phục dân tộc miền núi.
- Cho học sinh xem các hoạ tiết trong Sách giáo khoa (phóng to)
- Tên hoạ tiết, hoạ tiết này được trang trí ở đâu.
- Bố cục sắp xếp thế nào?
Hình vẽ mang nội dung gì? 
(hoa, lá, chim, thú, mây, sóng, nước...)
Giáo viên Tóm tắt để học sinh thấy được vẻ đẹp đa dạng và ứng dụng rông dãi của hoạ tiết dân tộc
- Hoạ tiết dân tộc có đặc điểm gì?
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Giáo viên giói thiệu cách vẽ ở đồ dùng dạy học.
- Qua hình vẽ em hãy nhắc lại cách chép hoạ tiết dân tộc ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chép hoạ tiết bằng cách đánh dấu các các điểm ( áp dụng đối với các hoạ tiết không cân đối)
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh làm bài
- GV quan sát góp ý động viên học sinh làm bài
- Lưu ý học sinh vẽ đúng đặc điểm của hoạ tiết
I) Quan sát và nhận xét
- Hoạ tiết trang trí dân tộc phong phú về hình dáng, đẹp về bố cục, đường nét, hình mảng.
- Thường được đối xứng qua 1 trục, 2 trục hay nhiều trục
II) Cách chép hoạ tiết dân tộc
1. Quan sát
2. Phác khung hình và đường trục
3. Phác hình bằng nét thẳng.
4. Hoàn thiện hình vẽ và tô màu
III) Thực hành
- Chép một hoạ tiết dân tộc và tô màu theo ý thích
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV chọn 1 số bài học sinh đã hoàn thành dán lên bảng.
- Em có nhận xét gì về hình vẽ của các bạn
- Em thích nhất bài vẽ nào? Vì sao?
- GV đánh giá xếp loại bài vẽ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đ/v bài học ở tiết này: Sưu tầm và chép một số hoạ tiết trang trí và chép lại
- Đ/v bài học ở tiết tiếp theo :Tìm hiểu bài 2: SƠ LƯỢC VỀ PHỐI CẢNH
+Sưu tầm tranh ảnh thiên nhiên
5. RÚT KINH NGHIỆM
*Nội dung:
*Phương pháp:
 *Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vẽ trang trí - Chép họa tiết trang trí dân tộc (2).doc