Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dân.
- Biết được sức ép của dân số tới đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi truờng.
2. Kĩ năng
- Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ.
- Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Ý thức được vấn đề dân số (bùng nổ dân số) là vấn đề lớn hiện nay của đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực cho Hs
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ.
Bài 10. DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dân. - Biết được sức ép của dân số tới đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi truờng. 2. Kĩ năng - Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ. - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. - Ý thức được vấn đề dân số (bùng nổ dân số) là vấn đề lớn hiện nay của đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực cho Hs - Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ. CHUẨN BỊ Giáo viên - Bản đồ phân bố dân cư thế giới. - Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi từ năm 1975 đến 1990. Học sinh - Các ảnh về tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút) ? Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Biện pháp khắc phục. ? Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đới nóng? Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài mới: Gv đưa ra một câu chuyện: Nhà bạn A có 2 người con, các bạn được nuôi dạy rất tốt, ở nhà lớn, được đi học,có nhiều đồ chơi. Còn nhà bạn B có 8 người con, bố mẹ bạn không có đủ điều kiện để nuôi dạy, phải ở trong một ngôi nhà nhỏ bằng lá, anh chị em B không được đi học phải đi làm thuê, hằng ngày không đủ ăn, không được đi chơi như các bạn cùng tuổi. Các em suy nghĩ gì về điều này? Hãy tưởng tượng hoàn cảnh nhà B chính là tình hình dân số hiện nay ở đới nóng: đông dân, tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. Điều này gây ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đới nóng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Dân số (15 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, giảng giải. Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp. Bước 1: GV cho HS quan sát hình 2.1 (bài 2). ? Dân cư ở đới nóng tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? Nhận xét. (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin) à Dân số đông nhưng chỉ tập trung ở một vài khu vực. ? Dân số chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở 4 khu vực đó, điều đó sẽ có tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường những nơi đó? (Tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, tài nguyên rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt) Bước 2: GV cho HS quan sát hình 1.4 (bài 1). ? Tình hình gia tăng dân số hiện nay ở đới nóng như thế nào? Hậu quả. (Tăng tự nhiên quá nhanh, bùng nổ dân số) Bước 3: ? Rút ra đặc điểm của dân số đới nóng? Hoạt động 2: Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường (20 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp, giảng giải. Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm, cá nhân. Bước 1: - Gv chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo phiếu học tập (3 phút) * Nhóm 1 + 3: Nêu sức ép dân số tới các loại tài nguyên ở đới nóng? Cho ví dụ. + Rừng: . + Đất: .. + Khoáng sản: * Nhóm 2 + 4: Nêu sức ép của dân số tới môi trường? Cho ví dụ. + Không khí: . + Nước: . - Các nhóm trình bày kết quả, gv nhận xét, bổ sung, chốt ý chính. Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ hình 10.1 và bảng số liệu trang 34. * Hình 10.1: ? Từ 1975-1990, sản lượng lương thực tăng hay giảm? So sánh tỉ lệ năm 1975 và 1990. (Tăng, từ 100% lên 110%) ? Từ 1975-1990, gia tăng dân số tự nhiên tăng hay giảm? So sánh tỉ lệ năm 1975 và 1990. ( Tăng, từ 100% lên 160%) ? So sánh sự gia tăng lương thực và gia tăng dân số tự nhiên? (Cả 2 đều tăng nhưng lương thực tăng không kịp với đà gia tăng dân số) ? Bình quân lương thực theo đầu người tăng hay giảm? Giải thích. (Giảm, từ 100% còn 80%, do dân số tăng nhanh hơn tăng lương thực) * Bảng số liệu: ? Từ 1980-1990, dân số tăng hay giảm? ? Từ 1980-1990, diện tích rừng tăng hay giảm? ? Nhận xét mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng? ( Dân số càng tăng diện tích rừng càng giảm) ? Theo em, nguyên nhân giảm diện tích rừng là gì? Liên hệ Việt Nam. Bước 3: ? Theo em, cần có những biện pháp gì để giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường? ( Biện pháp: + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số + Phát triển kinh tế + Nâng cao đời sống người dân) 1. Dân số - Dân số đông, chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung ở 4 khu vực: Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Bra-xin. 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường - Gia tăng dân số tăng quá nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch, Củng cố bài giảng (3 phút) ? Nếu như là một nhà lãnh đạo của Việt Nam - một quốc gia ở đới nóng, trước tình hình sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường, em sẽ đề ra các biện pháp cụ thể gì để khắc phục? Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút) - Học bài cũ, làm bài tập 2 /tr.35 vào vở, làm bài tập tập bản đồ. - Nghiên cứu trước Bài 11 “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”, trả lời câu hỏi: + Di dân là gì? Đô thị hóa là gì? + Tại sao con người ở đới nóng lại di dân? - Sưu tầm tranh ảnh về các thành phố sạnh đẹp và các khu nhà ổ chuột. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: