I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
2/ Kĩ năng:
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xóa bỏ.
- Biết phân biệt được hành vi đúng hay sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
3/ Thái độ:
Rèn cho học sinh biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; biết ơn các thế hệ đi trước và mong muốn làm ràng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giảng; tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc tìm hiểu nội dung SGK, tìm hiểu về truyền thống gia đình.
Tuaàn : ___ Ngaứy soaùn :_________________ TPPCT : ___ Ngaứy daùy : ________________ Bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2/ Kĩ năng: - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xóa bỏ. - Biết phân biệt được hành vi đúng hay sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3/ Thái độ: Rèn cho học sinh biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; biết ơn các thế hệ đi trước và mong muốn làm ràng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giảng; tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Chuẩn bị của học sinh: Đọc tìm hiểu nội dung SGK, tìm hiểu về truyền thống gia đình. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của ai trong gia đình? Vì sao? - Em đã làm gì để xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa? Dự kiến phương án trả lời: - Xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình vì nếu một trong các thành viên không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình thì gia đình không thể trở thành gia đình văn hóa. - Em đã chăm ngoan học giỏi, phụ giúp bố mẹ những công việc vừa sức với mình; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: Mỗi gia đình, dòng họ có một truyền thống riêng. Làm thế nào để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 10: Giữu gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc : Truyện kể từ một trang trại. - Gọi học sinh đọc truyện “Truyện kể từ trang trại” ? Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. ? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? - Kết luận : Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những điều chúng ta có thể tự hào. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại gia đình mình có những truyền thống gì tốt dẹp đáng tự hào. - Giáo viên gợi ý: Truyền thống bao gồm những đặc tính tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền thế hệ này sang thế hệ khác, được phân thành nhiều loại như sau: + Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học như kinh nghiệm trồng lúa nước, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam. + Truyền thống đạo đức bao hàm các chuẩn mực trong các mối quan hệ của con người đối với bản thân, đối với người khác. ? Em tự hào điều gì về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? - Nhận xét. Thảo luận nhóm: + Nhón 1: Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đến mỗi con người trong gia đình, dòng họ như thế nào? + Nhóm 2: Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? + Nhóm 3: Cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống của gia đình dòng họ? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. - Giáo viên cho học sinh đọc truyện: Người nghệ nhân làng Vác - SGV. ? Suy nghĩ của em sau khi đọc truyện đọc này? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Câu a yêu cầu các em về nhà tìm hiểu hôm sau trình bày. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b/ 32 SGK. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét. - Em đồng ý với những ý kiến nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. * Củng cố : Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? - Nhận xét, kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ngày trước. Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc : Truyện kể từ một trang trại. - Đọc truyện đọc : Truyện kể từ một trang trại. - Cha và anh trai bàn tay dày lên, chai sạm vì phát cây, cuốc đất, bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu người cha nuôi gà, bò, dê. - Nhận xét, bổ sung. - Nhân vật tôi bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ này. - Nghe, ghi nhớ. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân, rút ra bài học. - Học sinh nêu một số truyền thống ở gia đình, dòng họ. + Truyền thống văn hoá bao gồm cách giao tiếp, trang phục tập quán. + Truyền thống nghệ thuật bao gồm các thành tựu thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau như tranh dân gian làng hồ, múa rối nước, các làn điệu dân ca. - Trả lời theo cá nhân. - Nghe. Thảo luận nhóm, trả lời: + Nhóm 1: Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối làm rạng rỡ thêm. + Nhóm 2: Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. + Nhóm 3: Cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phảI sống lương thiện, khong làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe, ghi bài. - Đọc truyện: “Người nghệ nhân làng Vác”. - Phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn phát triển nghề truyền thống của làng và của gia tộc. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Nghe. - Đọc, làm bài tập b: Không đồng ý với cách nghĩ của Hiên vì có nghèo thì vẫn phải yêu quý, tự hào về gia đình, quê hương của mình. - Nhận xét. - Nghe. - HS đọc bài tập câu c. Đồng ý với các ý kiến: + Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. + Giữ gìn truyền thống tót đẹp là thể hiện lòng biết ơn cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên. + Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nêu việc làm của cá nhân. - Nghe, củng cố bài học. I/ Tìm hiểu truyện đọc: Truyện kể từ trang trại. - Cha và anh trai kiên trì phát cây, cuốc đất để trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, nuôi gia súc gia cầm - Nhân vật “Tôi” giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp gia đình bằng việc nuôi gà. II/ Nội dung bài học: - Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần đươc giữ gìn và phát huy. - Muốn phát huy truyền thống gia đình dòng họ trước hết ta phảI hiểu truyền thống đó. - Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. - Chúng ta cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phảI sống lương thiện, khong làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. III/ Luyện tập: - Bài tập b: + Không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. + Vì dù có nghèo thì vẫn phải yêu quý, tự hào về gia đình, quê hương của mình. - Bài tập c: Đồng ý với các ý kiến: + Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. + Giữ gìn truyền thống tót đẹp là thể hiện lòng biết ơn cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên. + Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ch tiết học tiếp theo: - Học bài và làm các bài tập chưa làm ở lớp. - Chuẩn bị bài 11: Tự tin( Đọc ,tìm hiểu truyện đọc SGK, tìm những tấm gương thể hiện tính tự tin) IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: