Bài 10: Thực hành Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản - Thu Huyền

A/MỤC TIÊU

1/Kiến thức: Qua bài thực hành,HS phải:

- Biết lập bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.

- Hình thành kĩ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo qui trình.

2/Kỹ năng:

- Lập được bản vẽ chi tiết theo sự hướng dẫn của GV

3/Thái độ:

 Say mê với công việc và rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác nghiên cứu khoa học.

B.CHUẨN BỊ BÀI DẠY

1.Chuẩn bị nội dung:

 - Nghiên cứu bài 10 SGK công nghệ 11

 - Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy

2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:

 - GV chuẩn bị đề bài trong hình 10.1, 10.2 trang 53,54 SGK

 - HS Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để vẽ thực hành .

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 20609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 10: Thực hành Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản - Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Bài10- Thực hành
 (Bài gồm 2 tiết: Từ tiết 12 đến tiết 13)
 Ngày soạn: 28/11/2008
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài thực hành,HS phải:
- Biết lập bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.
- Hình thành kĩ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo qui trình.
2/Kỹ năng:
- Lập được bản vẽ chi tiết theo sự hướng dẫn của GV
3/Thái độ:
 Say mê với công việc và rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác nghiên cứu khoa học.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
 - Nghiên cứu bài 10 SGK công nghệ 11
 - Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 - GV chuẩn bị đề bài trong hình 10.1, 10.2 trang 53,54 SGK
 - HS Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để vẽ thực hành .
c/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
Tiết 12 - Giới thiệu bài thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
 Câu hỏi: 
 1. Nêu nội dung,công dụng của bản vẽ chi tiết
 2. Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết
 2.Nội dung bài thực hành: (40phút)
 Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ vẽ,vật liệu vẽ của học sinh.
I/ Chuẩn bị
 - Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước, êke, com pa...), bút chì
 - Vật liệu: Giấy vẽ A4
 - Vật mẫu hoặc bản vẽ lắp SGK .
Hình 10-1. Bản vẽ lắp của nắm cửa
Hình 10-2. Bản vẽ lắp của tay quay
 Hoạt động 2: ( 35 phút) Hướng dẫn thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV: - Hướng dẫn từng bước cụ thể
 - Lưu ý học sinh các điểm sau:
 + Chọn hình chiếu đứng 
 + Chọn hình cắt, mặt cắt thích hợp
 + Phân tích hình dạng chi tiết để ghi đầy đủ các kích thước của chi tiết
 + Các kích thước đo trực tiếp trên vật mẫu hay lấy từ bản vẽ lắp.
*GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp “Nắm cửa “ (hình 10-1).Từ đó HS có thể lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết nắm cửa.
*HS quan sát bản vẽ lắp ở hình 10-1 SGK để hiểu rõ về đơn vị lắp.
*GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp “Tay quay “ (hình 10-2).Từ đó HS có thể lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết tay quay.
II/ Nội dung thực hành
 Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp như bản vẽ lắp nắm cửa (hình 10-1),bản vẽ lắp tay quay (hình 10-2)
III/ Các bước tiến hành 
 Bước 1. Chuẩn bị
 - Đọc SGK, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết
 - Đọc bản vẽ lắp, phân tich chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết
 Bước 2. Lập bản vẽ chi tiết
 Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dạng của chi tiết, chọn phơng án biểu diễn. Chọn tỷ lệ thích hợp và tiến hành vẽ
*Đọc bản vẽ lắp “Nắm cửa”
- Hình cắt ở hình chiếu đứng là hình cắt cục bộ.Phần bên trái không cắt,thể hiện hình dạng bên ngoài của tấm ốp 1 và tay nắm 2.Phần bên phải cắt cục bộ,thể hiện hình dạng bên trong của tấm ốp 1,tay nắm 2,nắp 3 và hình dạng bên ngoài của đai ốc 4,vít 5,hai chi tiết 4 và 5 không cắt.
 Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ nắm cửa.Để thể hiện hình dạng của lỗ f5 ở hình cắt cục bộ này,lỗ được xem như nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt ở hình chiếu bằng là hình cắt cục bộ,một phần nắp đậy 3 được lấp đi để khi nhìn từ trên xuống thấy được hình dạng bên trong của tay nắm 2,hình dạng đầu ren vít 5 và đai ốc 4.
*Đọc bản vẽ lắp “Tay quay”
- Tay quay được đặt nằm ngang,vì cần quay 3 quá dài,nên xem như nó được cắt bỏ đi một phần ở giữa.
- Hình chiếu đứng thể hiện hình dạng bên ngoài của cần quay 3, đầu trục 2,đai ốc 6 và đầu cữ vặn 4.
- Hình chiếu bằng có hai hình cắt cục bộ.Hình cắt cục bộ ở bên trái thể hiện lỗ ren của đầu cần quay 3 lắp với phần ren của trục ren 2.Tay nắm 2 bị cắt đôi làm lộ ra hình dạng ngoài của trục ren 2 và đai ốc 6 lắp với phần ren của trục 2, trục 2 và đai ốc 6 không bị cắt.Hình cắt cục bộ ở bên phải thể hiện rãnh và lỗ của cần quay 3,lỗ cần quay 3 lắp với cữ vặn 4 và chốt côn 5.Một phần của cữ vặn 4 được cắt cục bộ để thể hiện lỗ lắp với chốt côn 5,chốt này không bị cắt.Phần có 2 vạch chéo của cữ vặn 4 là lăng trụ đáy vuông có cạnh bằng 28mm.
- Mặt phảng cắt của hai hình cắt cục bộ song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ tay quay.
3.Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
- Nêu lại các bước thực hành lập bản vẽ chi tiết
 - Yêu cầu HS về nhà đọc lại các bản vẽ hình 10-1 và 10-2 để giờ sau thực hành lập bản vx chi tiết cụ thể.
Tiết 13 
 thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản 
 (Học sinh thực hiện trên lớp)
 I/Chuẩn bị
 - Kiểm tra các kiến thức về cách lập bản vẽ chi tiết
 - Kiểm tra dụng cụ vẽ, giấy vẽ...
 II/ nội dung Thực hành
 Hoạt động 1: (5phút) Giao đề bài cho từng nhóm học sinh
 GV giao đề cho từng HS (mỗi HS vẽ một chi tiết) và nêu các yêu cầu của bài thực hành.
*Đề bài: Lập bản vẽ chi tiết từ các bản vẽ lắp sau:
 - Bản vẽ lắp của nắm cửa (Hình 10.1-trang 54-SGK): Chi tiết 1,2.
 - Bản vẽ lắp của tay quay (Hình 10.2-trang 55-SGK): Chi tiết 1,2,3 và 4.
Hoạt động 2: (35phút) Tổ chức thực hành
	 - HS thực hiện lập bản vẽ chi tiết theo đề bài được giao
 - GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn thao tác vẽ, sửa chữa sai sót...
 Hoạt động 3: (5phút) Thu bài thực hành,nhận xét.
 * GV thu bài thực hành để chấm điểm.
 * GV nhận xét:
 - Về tinh thần chuẩn bị
 + Kiến thức
 + Dụng cụ vẽ, giấy vẽ
 - ý thức thực hành:
 - Kỹ năng làm bài thực hành của HS
 *GV yêu cầu HS đọc trước bài 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Bài tập thực hành - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt - Thu Huyền.doc