Bài 10, Tiết 14: Hóa trị (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Vượng

1. MỤC TIÊU :

1.1/ Kiến thức: HS biết cách lập CTHH và xác định được 1 CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của cả 2 NTHH khi biết hoá trị của cả 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

1.2/ Kĩ năng: Lập CTHH và xác định được 1 số CTHH khi biết hóa trị của 2 nguyên tố (nhóm nguuyên tử).

1.3/ Thái độ: giáo dục học sinh tính cẩn thận khi lập công thức.

2. TRỌNG TÂM:

 - Lập CTHH theo quy tắc hóa trị

3. CHUẨN BỊ :

3.1/ Giáo viên : Bảng phụ, bảng nhóm.

3.2/ Học sinh : Kiến thức: hoá trị của nguyên tố, tìm hiểu cách lập CTHH

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 10, Tiết 14: Hóa trị (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA TRỊ ( TT )
Bài 10 Tiết 14	
Tuần dạy 09	 
1. MỤC TIÊU : 
1.1/ Kiến thức: HS biết cách lập CTHH và xác định được 1 CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của cả 2 NTHH khi biết hoá trị của cả 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
1.2/ Kĩ năng: Lập CTHH và xác định được 1 số CTHH khi biết hóa trị của 2 nguyên tố (nhóm nguuyên tử).
1.3/ Thái độ: giáo dục học sinh tính cẩn thận khi lập công thức. 
2. TRỌNG TÂM:
 - Lập CTHH theo quy tắc hóa trị
3. CHUẨN BỊ :
3.1/ Giáo viên : Bảng phụ, bảng nhóm.
3.2/ Học sinh : Kiến thức: hoá trị của nguyên tố, tìm hiểu cách lập CTHH
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng
- GV : Phát biểu quy tắc hóa trị. Vận dụng qui tắc hoá trị tính hoá trị của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3 ?
- GV nhận định kiến thức.
- Qui tắc hoá trị :trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. 
- Al ( III)
6đ
4đ
4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYVÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - GV: Giới thiệu bài: ở tiết trước ta đã vận dụng qui tắc hoá trị để tính hoá trị của nguyên tố, hôm nay học cách vận dụng qui tắc hoá trị để lập CTHH.
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách lập CTHH của hợp chất
- GV thành lập các bước lập CTHH của hợp chất qua 2 VD : SxOy, Nax(SO4)y theo 5 bước.
Lưu ý : tatìm được x, y qua tỉ lệ x : y.
 x, y là những số đơn giản nhất.
- Qua 2 VD, em hãy cho biết có những bước nào khi lập CTHH.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét lẫn nhau
- GV kết luận :có 5 bứơc – ghi bảng.
* Hoạt động 2 : Vận dụng
- Gọi HS đọc đề BT 5 tr 38
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT 5a ; 3 HS làm bài 5b HS làm bài vào vở BT.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sai cho - HS xung phong lên sửa.
- GV nhận xét, chấm điểm. 
- GV hướng dẫn HS cách lập CTHH khác:
 + Viết công thức dạng tổng quát AxBy
 + Tìm BSCNN của a, b
 + Tìm x = Y=
 + Viết lại công thức đúng
- GV : viêc biết hoá trị của nguyên tố còn giúp ta xác định được CTHH đúng hay sai.
- Gọi 1 HS đọc đề BT 6 tr38.
- GV nêu câu hỏi gợi ý : Em làm cách nào để xác đính CTHH đúng hay sai.
- HS trình bày cách làm của mình.
- GV nhận xét. II I
- GV làm mẫu công thức MgCl
 Gọi công thức chung : 
 Theo qui tắc hoá trị : x . II = y . I
 Chuyển thành tỉ lệ : x = I = 1
 y II 2 
 Chọn x = 1 ; y = 2 
 Công thức : MgCl2
- Gọi 3 HS lên làm 3 CTHH còn lại.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Mở rộng: GV hướng dẫn HS cách làm nhanh bằng cách chéo hoá trị
 II I
 Mgx Cly	 CT đúng : MgCl2
II. Qui tắc hoá trị
2b. Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị
+ Viết công thức hóa học dạng tổng quát:
	a b
 AxBy 
 a , b là hóa trị của A, B 
 x,y là số nguyên tử của A, B
+ Theo quy tắc hóa trị :
 a . x = b . y
+ Chuyển thành tỉ lệ == 
(a’, b’ là số nguyên dương, tối giản)
+ Chọn x = b’ ; y = a’
+Công thức hoá học của hợp chất
@. Vận dụng
+ BT5 / sgk 38
+ BT 6/ sgk 38
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Bảng phụ : Lập CTHH của các hợp chất sau :
N (IV) và O (II) ; Zn (II) và SO4 (II) ; H (I) và PO4 (III) 
ĐA: NO2 ; ZnSO4 ; H3PO4
- Bảng phụ : Cho các CTHH sau đây : BaOH ; H2S ; NH4 . Hãy chỉ ra công thức nào đúng, công thức nào sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
ĐA: CT đúng: H2S
 CT sai: BaOH ; NH4
4.5. Hướng dẫn hs tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: 
Học thuộc 5 bước lập CTHH.
 Làm bài tập 7 tr38 ; 1,2,3,4 tr 41 SGK 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : 
Xem lại kiến thức các bài CTHH , hóa trị , tiết sau luyện tập .
Gv nhận xét tiêt dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Hóa trị - Nguyễn Văn Vượng.doc