Bài 10,11 - Tiết 16: Một số muối quan trọng, phân bón hóa học - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS biết: Tính chất vật lý,hóa học của muối NaCl. Khái niệm phân bón hóa học, biết công thức của một số phân bón hóa học thường dùng

* HS hiểu:

- Những ứng dụng quan trọng của muối Natri clorua

- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng một số phân bón hóa học thông dụng.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Nhận biết được một số phân bón hóa học thông dụng

- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt 3 loại phân: Phân đạm, phân lân, phân kali.

1.3. Thái độ: Tìm hiểu ứng dụng NaCl có trong đời sống và sản xuất. Biết cách sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2201Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 10,11 - Tiết 16: Một số muối quan trọng, phân bón hóa học - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10,11 - Tiết 16
Tuần: 8 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG, PHÂN BÓN HÓA HỌC 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* HS biết: Tính chất vật lý,hóa học của muối NaCl. Khái niệm phân bón hóa học, biết công thức của một số phân bón hóa học thường dùng
* HS hiểu:
- Những ứng dụng quan trọng của muối Natri clorua 
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng một số phân bón hóa học thông dụng.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Nhận biết được một số phân bón hóa học thông dụng
- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt 3 loại phân: Phân đạm, phân lân, phân kali.
1.3. Thái độ: Tìm hiểu ứng dụng NaCl có trong đời sống và sản xuất. Biết cách sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Một số muối làm phân bón
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Mẫu phân bón: Phân đạm, phân lân, phân kali
3.2. Học sinh: Kiến thức, VBT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Viết PTHH thể hiện tính chất hoá học của muối (9đ)
1. Muối tác dụng kim loại:
Cu + 2AgNO3® Cu(NO3)2 + 2Ag
2. Muối tác dụng với axit:
BaCl2 + H2SO4® BaSO4 + 2HCl
3. Muối tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl ® NaNO3 + AgCl
4. Muối tác dụng bazơ: 
CuSO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + Cu(OH)2
5. Phản ứng phân hủy muối:
CaCO3 CaO + CO2­
 Câu 2: Kể tên một số loại phân bón hóa học đã gặp ở gia đình (1đ)
 Urê, 16-16-8, kali, NPK, 
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Muối Natri clorua. (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Tính chất vật lý,hóa học của muối NaCl, ứng dụng quan trọng của muối Natri clorua
- Kỹ năng: 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Vấn đáp
- Phương tiện: 
 (3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Muối Natri clorua.
GV: Trong tự nhiên các em thấy muối NaCl ở đâu ?
HS: Muối NaCl có trong nước biển, lòng đất, muối mỏ.
GV: Giới thiệu Trong 1m3nước biển có hòa tan chừng 27 kg muối NaCl, 5 kg muối MgCl2 , 1 kg muối CaSO4 và một số muối khác.
GV: Gọi HS đọc phần II SGK.
GV giới thiệu thêm muối mỏ.
GV: Cho HS quan sát H1.23/34 SGK.
HS trình bày cách khai thác muối từ nước biển.
- Khai thác muối NaCl từ nước mặn, cho nước mặn bay hơi từ từ thu muối kết tinh ( H1.23).
GV: Muốn khai thác NaCl từ muối mỏ có trong lòng đất, người ta làm như thế nào?
HS: Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến muối mỏ.
GV: Các em hãy quan sát sơ đồ cho biết những ứng dụng của NaCl 
HS: Ứng dụng: Gia vị, bảo quản thực phẩm, điện phân NaCl thu Na và khí Cl2; điện phân dd NaCl thu NaClO ( chất tẩy trắng), NaOH (xà phòng.), H2 (sản xuất HCl) Cl2 (sản xuất chất dẻo, PVC).
I. Muối Natri clorua NaCl:
NaCl có nhiều trong tự nhiên dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối.
2. Cách khai thác:
SGK/ 34
3. Ứng dụng :
- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, Na2CO3, NaHCO3, 
HOẠT ĐỘNG 2: Những loại phân bón hóa học thường gặp. (Thời gian: 15’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Khái niệm phân bón hóa học, biết công thức của một số phân bón hóa học thường dùng. Tên, thành phần hóa học và ứng dụng một số phân bón hóa học thông dụng.
- Kỹ năng: Phân biệt 3 loại phân: Phân đạm, phân lân, phân kali. Nhận biết được một số phân bón hóa học thông dụng
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
- Phương tiện: Mẫu phân bón: Phân đạm, phân lân, phân kali
 (3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Những loại phân bón hóa học thường gặp.
GV: Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép
GV giới thiệu khái niệm về phân bón đơn.
GV: Phân bón đơn gồm 3 nguyên tố : N, P, K.
GV tổ chức cho HS thảo luận về ba loại phân: phân đạm, phân lân, phân kali,
HS: Thảo luận yêu cầu giáo viên.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả :
- Phân đạm: urê, Amoni nitrat, Amoni sunfat.
- Phân lân: Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2
- Phân kali: KCl, K2SO4, 
GV: Lưu ý HS cách viết CTHH phân đạm, lân, kali.
GV: Giới thiệu khái niệm về phân bón kép.
GV so sánh sự khác nhau giữa phân bón đơn và phân bón kép
HS: 
-Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng : N, P, K.
- Phân bón kép chứa 2, 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
GV: Yêu cầu S đọc phần 2 / 38 SGK.
GV giới thiệu về phân bón vi lượng. 
HS: Nghe và ghi bài.
GV: Gọi HS đọc thông tin “Em có biết”trang 39 SGK
Hướng nghiệp cho HS 1 số nhà máy SX phân bón:
- Nhà máy SX phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học Quế Lâm huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Nhà máy SX phân bón di-a-môn- phốt- phát (DAP)
Hải Phòng.
- Nhà máy SX phân bón NPK bằng công nghệ hơi nước ở Long An.
II. Những phân bón hóa học thường gặp:
1. Phân bón đơn:
Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng là: đạm (N), lân (P), kali (K).
a. Phân đạm (N):
URÊ : CO(NH2)2
Amoni nitrat : NH4NO3
 Amoni sunfat : (NH4)2SO4
b. Phân lân (P):
- Photphat tự nhiên: thành phần chính là Ca3(PO4)2
- Supephotphat: Ca(H2PO4)2
c. Phân kali (K):
 KCl, K2SO4, 
2. Phân bón kép:
- Phân bón kép có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
3. Phân bón vi lượng:
Có chứa một số nguyên tố hóa học (B, Zn, Mn dưới dạng hợp chất) cây cần rất ít nhưng cần thiết cho sự phát triển cây trồng.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
BT 1/ 39 SGK:
a. Phân bón đơn: 
KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2
b. Phân bón kép: 
(NH4)2HPO4, (NH4)3PO4, (NH4)H2PO4, KNO3
c. Phân bón kép NPK: 
Trộn các phân NH4NO3, (NH4)2HPO4, KNO3 theo tỉ lệ thích hợp được phân NPK.
5.2. Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học tiết này:
 - Học bài, làm bài tập: 2, 3 trang 39 SGK 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
- Chuẩn bị: 
+ Xem bài “Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ”
+ Hướng dẫn bài tập 3 /39 SGK.
b. % nguyên tố N tính bằng công thức : % N = 
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Một số muối quan trọng - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc