Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.

- Biết tên của 6 lục địa và 4 đại dương.

2. Kĩ năng

- Biết xác định vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.

 - Biết so sánh giữa lục địa và đại dương.

3. Thái độ

- Giúp các em nhận thức được sự đa dạng của Trái Đất.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS

- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng tranh ảnh.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bản đồ thế giới, quả Địa Cầu, thước thẳng.

2. Học sinh

- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)

? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Trình bày đặc điểm của từng lớp?

 ? Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất?

2. Giảng kiến thức mới

Giới thiệu bài mới (1 phút): Trên Trái Đất có các lục địa và đại dương, vậy các lục địa và đại dương phân bố như thế nào trên bề mặt Trái Đất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thực hành hôm nay.

 

docx 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11. THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ
 ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
- Biết được sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.
- Biết tên của 6 lục địa và 4 đại dương.
Kĩ năng
- Biết xác định vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
 - Biết so sánh giữa lục địa và đại dương.
Thái độ
- Giúp các em nhận thức được sự đa dạng của Trái Đất.
Định hướng phát triển năng lực cho HS
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng tranh ảnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bản đồ thế giới, quả Địa Cầu, thước thẳng.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)
? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Trình bày đặc điểm của từng lớp?
 ? Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài mới (1 phút): Trên Trái Đất có các lục địa và đại dương, vậy các lục địa và đại dương phân bố như thế nào trên bề mặt Trái Đất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Bài tập 1 (5 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Trực quan, thảo luận, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1: Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK. 
Bước 2: Gv chia lớp thành 4 dãy, thảo luận (1 phút). Yêu cầu: Các dãy quan sát hình 28 cho biết:
+ Dãy 1+ 3: Nêu tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Bắc?
+ Dãy 2+4: Nêu tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Nam?
? Trên Trái Đất, lục địa hay đại dương chiếm diện tích lớn hơn?
? Các lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào? Các đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào?
- GV gọi bất kì một HS trong mỗi dãy trả lời, dãy làm giống nhận xét, Gv nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi ý chính lên bảng.
Hoạt động 2. Bài tập 2 (10 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình, trực quan, khai thác bảng số liệu.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1. Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 2 trong SGK. 
Gv chia lớp thành 4 dãy, thảo luận (3 phút). Yêu cầu:
Các nhóm quan sát, nghiên cứu bảng số liệu trang 34 sgk, bản đồ thế giới, trả lời các câu hỏi:
? Trên Trái Đất có mấy lục địa? Đó là những lục địa nào? Xác định các lục địa đó trên bản đồ.
? Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Xác định trên bản đồ thế giới lục địa đó và cho biết nó nằm ở nửa cầu nào?
? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? Xác định trên bản đồ thế giới lục địa đó và cho biết nằm ở nửa cầu nào?
? Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?
? Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm trả lời 1-2 câu) và xác định trên bản đồ, quả Địa Cầu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi ý chính lên bảng.
Bước 2: Quan sát bản đồ thế giới, cho biết Việt Nam nằm ở lục địa nào?
Hoạt động 3. Bài tập 4 (10 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Trực quan, khai thác bảng số liệu, vấn đáp, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
Bước 1: Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 4 trong SGK.
Bước 2: 
Gv: Dựa vào bảng số liệu trang 35 cho biết:
? Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm?
? Trên Trái Đất có bao nhiêu đại dương? Kể tên.
? Đại dương nào có diện tích lớn nhất?
? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
? Xác định vị trí 4 đại dương trên bản đồ.
Gv: Nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi ý chính lên bảng.
Bước 3: Quan sát bản đồ thế giới cho biết, Việt Nam giáp với đại dương nào?
1. Bài tập 1
- Trên Trái Đất diện tích đại dương lớn hơn diện tích lục địa.
- Phần lớn lục địa phân bố ở nửa cầu Bắc, đại dương phân bố ở nửa cầu Nam.
2. Bài tập 2
Trên Trái Đất có 6 lục địa là lục địa Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực và Ô-xtrây-li-a.
3. Bài tập 4
- Trên Trái Đất có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. 
Củng cố bài giảng (2 phút)
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trên Trái Đất có lục địa và .. đại dương, trong đó diện tích đại dương ..lục địa. Các lục địa phần lớn phân bố ở bán cầu  và các đại dương phần lớn phân bố ở bán cầu  Lục địa lớn nhất là .. và nhỏ nhất là , đại dương lớn nhất là .. và nhỏ nhất là .. 
Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)
- Xem lại bài thực hành, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới, Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất, 
D. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 11. Thực hành - Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất.docx