Bài 12, Tiết 17: Sự biến đổi chất - Trường THCS Yên Nghĩa

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức: Nêu được:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

2) Kĩ năng:

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

3)Thái độ:Giáo dục lòng ham thích bộ môn

4)Năng lực cần đạt:

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

 - Năng lực thực hành hóa học.

 - Năng lực hợp tác.

 - Năng lực giao tiếp.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3424Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 12, Tiết 17: Sự biến đổi chất - Trường THCS Yên Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Bài 12; Tiết 17: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nêu được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Kĩ năng:
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
3)Thái độ:Giáo dục lòng ham thích bộ môn
4)Năng lực cần đạt:
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 - Năng lực thực hành hóa học.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực giao tiếp.
II.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
Câu hỏi/bài tập định tính
- Nêu được khái niệm hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
- Nhận biết được một số hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Giải thích được hiện tượng vật lí,hiện tượng hóa học
- Dựa vào một số dấu hiệu quan sát được( thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra)để xác định
- Xác định được một số hiện tượng trong tự nhiên và chỉ ra được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
Bài tập thực hành/Thí nghiệm/Gắn hiện tượng thực tiễn
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm
- Giải thích được một số hiện tượng thí nghiệm liên quan đến thực tiễn
*Câu hỏi và bài tập minh họa theo các mức độ mô tả
A.Mức độ nhận biết:
 1.Hãy điền vào chỗ trống những từ và cụm từ sau: Vật lí, hóa học, chất, thích hợp :
 “ Với các (1)có thể xảy ra các biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về(2).mà(3)vẫn giữ nguyên tính chất thì biến đổi thuộc loại hiện tượng (4). Còn khi có sự biến đổi(5)này thành (6) khác , sự biến đổi thuộc loại hiện tượng (7)”
 2. Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học là gì?
B.Mức độ thông hiểu
Phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học?
Các quá trình dưới đây là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích?
Hòa tan mực vào nước
Khi đun ấm nước sôi thấy khói ( hơi nước bốc lên).
Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét.
Tách muối ăn từ nước biển.
C.Mức độ vận dụng thấp
1. Dựa vào dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?
2. Dựa vào dấu hiệu trên em hãy lấy 2 ví dụ về hiện tượng hóa học? Gải thích rõ tại sao em chọn ví dụ đó? 
3. Em thiết kế 1 thí nghiệm để chứng minh Cồn có sự biến đổi về mặt hóa học?
D.Mức độ vận dụng cao
 1. Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy phân tích các giai đoạn của quá trình mô tả trên và chỉ rõ giai đoạn nào là hiện tượng vật lí? Giai đoạn nào là hiện tượng hóa học?
2.Khi trời lạnh, thường thấy mỡ đóng váng. Khi đun nóng,các váng mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí đâu là hiện tượng hóa học?
III. PHƯƠNG PHÁP
Bàn tay năn bột ( chính)
Vấn đáp
 - Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng
- Tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV.CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : 
 - Bảng nhóm, máy chiếu, 
Hóa chất
Dụng cụ
-Bột sắt, bột lưu huỳnh.
-Nam châm.
-Đường, muối ăn. 
-Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, thìa có cán dài.
-Nước, nước đá, 
-Đèn cồn, kẹp gỗ, diêm, 
Học sinh: 
 -Đọc SGK / 45,46, vở thực hành
 -Xem lại thí nghiệm đun nước muối ở bài 2: Chất.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
 GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
Kiểm tra bài cũ:
 GV: Nêu cách tách muối, đường, sắt trong các hỗn hợp nước muối, bột sắt và bột lưu huỳnh?
 1 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp nghe, nhận xét và đánh giá điểm.
 *Đáp án và biểu điểm:
Muốn tách muối ra khỏi hỗn hợp nước và muối ta đem đun hỗn hợp, nước có nhiệt độ sôi thấp hơn muối sẽ bay hơi còn lại là muối ( 5 đ)
Muốn tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ta đem trà nam châm vào hỗn hợp thì sắt bị nam châm hút còn lại lưu huỳnh. (5đ)
Bài mới:
 Vào bài mới:
Trong chương trước các em đã học về chất Trong chương này các em sẽ học về phản ứng . Trước hết cần xem với chất có thể ra những biến đổi gì? thuộc loại hiện tượng nào?. Đễ hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
GV cho học sinh quan sát video clip về sự biến đổi của sắt trong tự nhiên
- Cán mỏng thép ( thành phần chính là sắt) thành những vật dụng có hình dạng khác nhau như cuốc, liềm.
- Để miếng thép ngoài trời lâu ngày thì xuất hiện gỉ sét dòn và dễ gẫy ( đó là các oxit sắt)
GV: cũng giống như sắt các chất luôn luôn xảy ra sự biến đổi , Vậy có những hình thức biến đổi nào? Tên gọi của nó ra sao? 
HS: Quan sát.
HS: Nghe và suy nghĩ vào câu hỏi nêu vấn đề
2. Hình thành câu hỏi của học sinh( quan niệm ban đầu)
? Từ câu hỏi trên, em hãy suy nghĩ rồi ghi vào vở thực hành những hiểu biết ban đầu về sự biến đổi của những chất như nước, muối ăn, đường trắng, sắt và lưu huỳnh.( Trong 4 phút)
(Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học)
 Gv: Các em hãy thảo luận nhóm 4: Tập hợp ý kiến của cả nhóm, suy nghĩ thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm. Thời gian thảo luận trong 10 phút
( Phát triển năng lực hợp tác)
GV: Sau 10 phút đại diện từng nhóm treo bảng phụ và trình bày ý kiến
( Năng lực giao tiếp)
? Ngoài ý kiến trên còn em nào có ý kiến nào khác hoặc có thắc mắc hoặc nhận xét gì?
? Trong những biến đổi của chất mà các em vừa nêu, các em hãy chia chúng thành các dạng biến đổi nào?
HS: làm việc các nhân ghi những hiểu biết của mình về các biến đổi của nước, muối, đường và sắt với lưu huỳnh
HS làm việc nhóm 4 tập hợp những hiểu biết của cả nhóm vào bảng phụ dự kiến hs trả lời:
+ Nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng rồi bay hơi thành thể khí sau đó ngưng tụ về thể lỏng (1)
+ Muối ( hạt to) hòa vào nước được dung dịch muối ( không nhìn rõ hạt nhưng nếm có vị mặn) đem đun cho nước bốc hơi thì hạt muối xuất hiện.(2)
+Đường đem đun nóng thì màu trắng của đường chuyển dần sang màu đen và có vi đắng (3)
+ Đem trộn bột sắt với bột lưu huỳnh rồi đưa nam châm lại gần (4)hoặc đem đun nóng mạnh hỗn hợp (5)
HS: Nêu ý kiến thắc mắc hoặc nhận xét
HS: nhóm 1 gồm 1; 2; 4 
 Nhóm 2 gồm 3; 5
3. Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
? Làm thế nào để biết được các chất có những biến đổi trên? Cách nào tin tưởng nhất?
(Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học)
GV: về nhà các em nghiên cứu thêm các cách khác cho những chất khác trong tự nhiên. Còn hôm này ta tiến hành thí nghiệm với 4 chất 
GV: Giới thiệu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
GV: Với hóa chất và dụng cụ trên các em hãy thiết kế phương án tiến hành thí nghiệm ra vở thực hành theo các bước
+ Mục đích tiến hành thí nghiệm
+ Hóa chất và dụng cụ
+ Cách tiến hành ( Dùng lời để mô tả hoặc dùng hình vẽ)
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhón 4 để thống nhất ý kiến rồi ghi hoặc vẽ ra bảng nhóm cách tiến hành thí nghiệm. thời gian thảo luận trong 10 phút 
( Phát triển năng lực hợp tác và năng lực thực hành hóa học)
GV chia thí nghiệm
Nhóm 1;5 làm thí nghiệm 1 và 3
Nhóm 2;4 làm thí nghiệm 2 và 3
Nhóm 3;6 làm thí nghiệm 4,5
GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày cách lắp đặt và tiến hành TN 
(Năng lực giao tiếp)
GV: nêu 1 số lưu ý để bảo đảm sự an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
HS: nghiên cứu SGK, Quan sát trong thực tế, nghiện cứu mạng internet; tiến hành thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm là tin tưởng nhất.
HS: dùng lời để mô tả thí nghiêm hoặc dùng hình vẽ để thiết kế ( Hs thiết kế cả 5 thí nghiệm)
HS thảo luận nhóm theo công việc mà giáo viên phân công trong vòng 10 phút ghi và vẽ ra bảng nhóm. 
HS có thể có các cách trình bày sau: Dùng lời để mô tả thí nghiệm hoặc vẽ hình để mô tả
TN 1: 
TN 3:
TN 4 và 5
HS: đại diện nhóm treo bảng phụ trình bày cách lắp đặt và tiến hành thí nghiệm
Nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung
4. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
GV : Phát bảng nhóm Yêu cầu nhóm 4 tiến hành thí nghiệm theo hướng đã thiết kế trong vòng 15 phút sau đó điền vào bảng nhóm 
GV: phát dụng cụ và hóa chất
(Phát triển năng lực hợp tác và năng lực thực hành hóa học)
GV: Quan sát cách tiến hành của từng nhóm nhận xét nhỏ và hướng dẫn thêm hs lắp đặt nếu cần
? Sau 15 phút đại diện treo bảng nhóm và trình bày kết quả kèm theo TN cho các nhóm khác quan sát và nhận xét
HS: Nhận dụng cụ và hóa chất rồi tiến hành trong 15 phút ( HS có thể thay thế 1 số dụng cụ ) 
Đại diện nhóm trình bày
Hs nhóm khác có thể hỏi hoặc nhận xét nhóm bạn
TN
Nguyên liệu
Đặc điểm trước khi làm TN
Cách tiến hành
Đặc điểm sau khi là TN
Kết luận
Biến đổi của nước
Nước đá
Thể rắn
Để ra ĐK thường cho chảy lỏng và đun nóng bay hơi và cho ngưng tụ ở nắp vung gom lại rồi cho vào tủ lạnh 
Nước đá
Nước chỉ thay đổi về thể 
Biến đổi của muối
Muối ăn
Dạng hạt
Có vị mặn
Hòa muối vào nước sau đó cô cạn nước muối
Dạng hạt có vị mặn
Muối chỉ thay đổi về hình dạng
Biến đổi của đường
Đường trắng
Màu trắng, vị ngọt
Đem đun nóng trên đèn cồn
Màu đen, vị đắng
Sau khi đun không còn là đường mà chuyển thành than và nước
Biến đổi của sắt và lưu huỳnh
Sắt và lưu huỳnh trộn lẫn vào nhau
Sắt bị nam châm hút còn lưu huỳnh thì không
Phần 1: Đưa nam châm lại gần
Phần 2: Đun nóng mạnh hỗn hợp
Phần 1: Nam châm hút được sắt còn lại lưu huỳnh
Phần 2: chất rắn chuyển màu xám và không còn sắt
Phần 1: sắt vẫn là sắt..
Phần 2: sắt phản ứng với S tạo thành chất mới.
5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
? Qua phần TN cho biết chất có mấy hình thức biến đổi chính
GV: Hình thức biến đổi thứ nhất là hiện tượng vật lí
Hình thức biến đổi thứ hai là hiện tượng hóa học.
? Vậy hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học là gì?
GV tổng kết kiến thức
HS: Có 2 hình thức biến đổi chính
Biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu
Biến đổi từ chất này sang chất khác.
HS: Trả lời và hoàn thiện vào vở thực hành.
4. Củng cố:
 * Hãy điền vào chỗ trống những từ và cụm từ thích hợp :
 “ Với các (1)có thể xảy ra các biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về(2).mà(3)vẫn giữ nguyên tính chất thì biến đổi thuộc loại hiện tượng (4). Còn khi có sự biến đổi(5)này thành (6) khác , sự biến đổi thuộc loại hiện tượng (7)”
 * Hãy phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học?
 * Lấy 2 ví dụ về hiện tượng vật lí và 2 ví dụ về hiện tượng hóa học?
 * Các quá trình dưới đây là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích?
Hòa tan mực vào nước
Khi đun ấm nước sôi thấy khói ( hơi nước bốc lên).
Sắt đề ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét.
Tách muối ăn từ nước biển
(- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống)
5. Hướng dẫn:
 Về nhà học theo câu hỏi phần củng cố 
Làm các bài tập 1; 2; 3. SGK 
 Thí nghiệm
Nguyên liệu
Đặc điểm của chất trước khi làm thí nghiệm
Cách tiến hành
Đặc điểm của chất sau khi làm thí nghiệm
Kết luận

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Định luật bảo toàn khối lượng - Trường THCS Yên Chính - Năm học 2014 - 2015.doc