Bài 14: Vẽ trang trí - Trang trí đường diềm - Nguyễn Kim Thành

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

_ Học sinh hiểu được vẻ đẹp của những hoa văn, hoạ tiết, màu sắc trong trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm trong đời sống.

2. Kỹ năng:

_ Học sinh biết cách trang trí và phối hợp màu với hoà sắc nóng-lạnh vào bài trang trí đường diềm.

3. Thái độ:

_ Học sinh có thể trang trí, sáng tạo hoạ tiết đường diềm theo ý thích.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy - học:

* Giáo viên:

_ Sách giáo khoa Âm nhạc-Mĩ thuật lớp 6 (NXB Giáo dục-2007).

_ Sách giáo viên Âm nhạc-Mĩ thuật lớp 6 (NXB Giáo dục-2006).

_ Các mẫu trang trí đường diềm:

+ Mẫu trang trí ứng dụng hoạ tiết cổ.

+ Mẫu trang trí ứng dụng hoạ tiết hiện đại.

_ Các bước vẽ trang trí đường diềm.

_ Các mẫu hoạ tiết đẹp.

_ Bài vẽ mẫu hoàn chỉnh.

_ Trực quan trò chơi.

* Học sinh:

_ Giấy vẽ khổ A4, bút chì, thước kẻ, gôm, màu.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 14: Vẽ trang trí - Trang trí đường diềm - Nguyễn Kim Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Đại học Sài Gịn.
Khoa: Nghệ thuật.
Lớp: Hoạ-K07.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Lan.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Thanh, Trần Ngọc Phương Dung.
Vẽ trang trí:
Bài 14:
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
_ Học sinh hiểu được vẻ đẹp của những hoa văn, hoạ tiết, màu sắc trong trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm trong đời sống.
2. Kỹ năng:
_ Học sinh biết cách trang trí và phối hợp màu với hoà sắc nóng-lạnh vào bài trang trí đường diềm.
3. Thái độ:
_ Học sinh có thể trang trí, sáng tạo hoạ tiết đường diềm theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên:
_ Sách giáo khoa Âm nhạc-Mĩ thuật lớp 6 (NXB Giáo dục-2007).
_ Sách giáo viên Âm nhạc-Mĩ thuật lớp 6 (NXB Giáo dục-2006).
_ Các mẫu trang trí đường diềm:
+ Mẫu trang trí ứng dụng hoạ tiết cổ.
+ Mẫu trang trí ứng dụng hoạ tiết hiện đại.
_ Các bước vẽ trang trí đường diềm.
_ Các mẫu hoạ tiết đẹp.
_ Bài vẽ mẫu hoàn chỉnh.
_ Trực quan trò chơi.
* Học sinh:
_ Giấy vẽ khổ A4, bút chì, thước kẻ, gôm, màu.
2. Phương pháp dạy - hoc:
_ Phương pháp trực quan.
_ Phương pháp vấn đáp.
_ Phương pháp luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra dụng cụ học tập.
_ Đánh giá thu bài trước.
3. Tiến trình bài dạy:
_ Khởi động ( giới thiệu bài dạy).
_ Ghi tựa đề bài học.
Thời gian
Nội dung bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
10 phút
I. Quan sát, nhận xét.
_ Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại, đều đặn, liên tục, giới hạn trong 2 đường song song (thẳng, cong, tròn)
_ Có 2 dạng: cổ và hiện đại, tự do. Ví dụ: hoa lá cách điệu
_Thường dùng trang trí đồ vật như: bát, đĩa,
_ Đặt câu hỏi tìm hiểu:
 +Thế nào là đường diềm?
 + Có mấy dạng hoạ tiết trang trí đường diềm? Ví dụ.
 +Đường diềm thường được dùng để trang trí những gì?
_ Cho xem những mẫu ứng dụng đường diềm với hoạ tiết hoa văn cổ vào trang trí bia đá, mặt trống đồng
 + Các hoa văn, hoạ tiết trên mẫu có đẹp không?
+ Các em hiểu các hoạ tiết này biểu trưng cho điều gì không?
_ Cho xem những mẫu ứng dụng đường diềm với hoạ tiết hoa văn hiện đại, tự do.
 + Các em thấy hoạ tiết thế nào?
 + Màu sắc thể hiện ra sao? (hoà sắc nóng-lạnh)
_ Cho chơi trò chơi: Phân biệt các đồ vật hoặc đường diềm có hoạ tiết cơ bản và hoạ tiết tự do.
_ Nhận xét.
_ Học sinh thảo luận hoặc cá nhân phát biểu.
_ Quan sát và trả lời.
_ Học sinh chia nhóm để tham gia trò chơi.
Hoạ tiết hoa văn cổ:
Hoạ tiết hoa văn hiện đại và tự do:
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn cách vẽ
10 phút
II. Hướng dẫn cách vẽ:
_ Các bước:
 + Kẻ 2 đường song song (thẳng, cong tròn).
 + Chia khoảng cách đều nhau.
 + Vẽ hoạ tiết (chọn hoạ tiết chính-phụ, cách điệu).
 + Vẽ màu.
_ Sắp xếp thành 3 kiểu cơ bản: nhắc lại, xen kẽ, đảo ngược.
_ Hoạ tiết chính màu sáng hơn, hoạ tiết phụ mờ đi ần vào nền.
_ Đặt câu hỏi gợi ý:
 + Vẽ trang trí đường diềm gồm mấy bước?
 + Có mấy cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí đường diềm? Liệt kê.
 + Màu sắc các hoạ tiết được sử dụng như thế nào? (chính-phụ)
_ Treo bảng biểu các bước vẽ và nhắc lại các bước.
_ Treo các mẫu hoạ tiết đẹp.
_ Cho tham khảo bài mẫu hoàn chỉnh.
_ Suy nghĩ và trả lời.
_ Quan sát và nhận xét bài mẫu để rút kinh nghiệm đúng-sai.
B1: Kẻ 2 đường song song (thẳng, cong, tròn).
B2: Chia khoảng cách đều nhau.
B3: Vẽ hoạ tiết.
+ Hoạ tiết cổ:
+ Hoạ tiết hiện đại:
B4: Vẽ màu.
+ Hoạ tiết cổ:
+ Hoạ tiết hiện đại:
Các mẫu hoạ tiết đẹp:
Bài mẫu hoàn chỉnh:
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh thực hành
20 phút
III. Thực hành:
_ Vẽ trang trí một đường diềm (18cm x 6cm), với hoa văn tự chọn trên khô’ A4.
_ Sử dụng 4 màu.
_ Đến từng bài học sinh theo dõi và gợi ý cho các em.
_ Học sinh làm bài theo nhóm hoặc cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá
5 phút
IV. Đánh giá:
_ Treo bài của nhóm hoặc cá nhân.
_ Đánh giá chung và đưa ra kết luận.
_ Tự nhận xét, đánh giá bài của nhóm hoặc cá nhân.
Dặn dò:
_ Hoàn tất bài.
_ Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Vẽ trang trí - Trang trí đường diềm - Nguyễn Kim Thanh, Trần Ngọc Phương Dung.doc