Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Trần Thị Thu Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học người học cần phải:

 Biết được thực trạng và nguyên nhân, gây ô nhiễm không khí, nước ở các nước thuộc đới ôn hoà.

 Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, nhận xét, trình bày.

 Phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ:

 Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Câu hỏi nhấn mạnh

 Mưa axit được hình thành như thế nào?

 Thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

 Thế nào là hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ?

 Nêu hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước, ô nhiễm biển và đại dương?

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4904Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Trần Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HỌC: ĐỊA LÝ
kHỐI LỚP 7
Tiết: 19
Trường: THCS Trưng Vương
Họ tên giáo viên: Trần Thị Thu Hương
Mobil: 0982812168
 Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học người học cần phải:
Biết được thực trạng và nguyên nhân, gây ô nhiễm không khí, nước ở các nước thuộc đới ôn hoà.
Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, nhận xét, trình bày.
Phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG
1. Câu hỏi nhấn mạnh
Mưa axit được hình thành như thế nào?
Thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
Thế nào là hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ?
Nêu hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước, ô nhiễm biển và đại dương?
 ? Ô nhiễm không khí có liên quan gì đến ô nhiếm nước không?
 ? Em đang và sẽ ( có đề xuất biện pháp gì) làm gì để chống ô nhiễm nước và không khí ở địa phương
2. Câu hỏi HS bài học có thể trả lời:
- H hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước, và không khí.
III. ĐÁNH GIÁ
HS hiểu bài sẽ: hăng hái phát biểu, thảo luận và hợp tác tích cực, trả lời được các câu hỏi, vận dụnglàm bài tập
Các hình thức đánh giá: quan sát, nhận xét, , hoàn thành phiếu học tập, thông qua thang điểm điền trong PHT( trong bài giảng).
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
Phiếu học tập, bảng phụ cho nhóm học sinh
Máy chiếu, màn chiếu, máy vi tính
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? 
Bài mới
Hoạt động1:
Mục tiêu: Trình bày được hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí( 17 phút)
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
Phương tiện, tư liệu: tranh ảnh
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh về khí thải ở một khu công nghiệp và hình 17.1,
? Em hãy cho biết hiện trạng môi trường không khí ở đới ôn hoà?
GV chuẩn nội dung
GV tiếp tục chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát:
?Trình bày những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà
GV chiếu nội dung chuẩn
 GV mở rộng: Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, lượng CO2 tăng nhanh:
- Trung tâm công nghiệp châu Âu, châu Mĩ thải lượng Co2 hàng chục tỉ tấn khí, trung bình 700 - 900 tấn / km2 / năm thải.
- Chủ yếu các khí độc: CO2, SO4, NO2 
? Ngoài ra còn có những nguồn ô nhiễm nào ? (Nguồn ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên: Bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng và quá trình phân huỷ xác động thực vật ).
GV chiếu hình ảnh về hậu quả ô nhiễm không khí
? ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì
 + ? Hiệu ứng nhà kính là gì ?
 + ? Thủng tầng ôzôn ? Nguy cơ tác hại ?
GV giúp HS hiểu rõ hiệu ứng nhà kính
-GV: Ô nhiễm bầu không khí có tính chất toàn cầu.
? Biện pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các nước thuộc đới ôn hoà
1. Ô nhiễm không khí:
- HS quan sát-> nêu: 
+ môi trường không khí đang bị ô nhiễm
- HS quan sát hình, trả lời:
+ Do khí thải từ nhà máy, các phương tiện giao thông, rò rỉ chất phóng xạ
- HS vận dụng hiểu biết trả lời
- HS quan sát, 1 HS trả lờià lớp nhận xét bổ sung:
+ mưa axit, 
+ Tăng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên..
+ thủng tầng ôzôn.
- HS vận dụng hiểu biết thực tế để trả lời:
+ Kí nghị định thư Kiôtô
+ Dùng các nguồn năng lượng sạch: gió, thuỷ triều, thuỷ điện, năng lượng mặt trời...
Hoạt động 2:
Mục đích: Trình bày được hiện trạng và nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà( 18 phút)
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Phương tiện: Phiếu học tập; Tư liệu: tranh ảnh
 Quan sát ảnh hình 17.3 ; 17.4 và kết hợp với hình ảnh chiếu trên màn chiếu:
? Cho biết những nguồn nước nào bị ô nhiễm?
Dựa vào thông tin SGK mục 2 và những hình ảnh sau cùng với sự hiểu biết thực tế , hoạt động nhóm 5 phút hoàn thành nội dung sau: 
+ Nhóm 1,2: Trình bày nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm nguồn nước sông?
+ Nhóm 3,4: Trình bày nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm nguồn nước biển và đại dương?
- GV cho nhóm 12 trao đổi chéo bài, nhóm 3,4 tương tự
- GV chiếu đáp án chuẩn, yêu cầu các nhóm chấm chéo, sau đó báo cáo kết quả
2. Ô nhiễm nước
- HS quan sát nêu được hiện trạng ô nhiễm nước:
+ Các nguồn nước bị ô nhiễm: nước sông, biển, nước ngầm
- HS hoạt động nhóm, quan sát và ghi chép, thảo luận tích cực và ghi ra PHT
- HS trao đổi chéo bàià dựa vào kiến thức chủân, chấm chéo cho nhóm bạnà báo cáo kết quả
Ô nhiễm nước sông
Ô nhiễm biển
Nguyên nhân
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học; thuốc trừ sâu 
- Chất thải sinh hoạt của con người
.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển 
- Chất thải sinh hoạt
- Chất thải do sông chảy ra
Hậu quả
- Gây các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước sạch
- Tạo hiện tượng “Thuỷ triều đen”; “ Thuỷ triều đỏ” làm chết các sinh vật sống trong nước . 
? mở rộng:
? Thế nào là thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ.
* Giáo viên bổ sung và phân tích thêm về hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ.
Củng cố 
4.1 Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn hoà/
? Ô nhiễm không khí có liên quan gì đến ô nhiếm nước không?
? Em đang và sẽ ( có đề xuất biện pháp gì) làm gì để chống ô nhiễm nước và không khí ở địa phương
4.2. Bài tập : 
Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở la hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
 Hoa Kỳ: 20 tấn/ người/ năm
 Pháp: 6 tấn/người/ năm
a. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của từng nước như sau:
 Hoa Kỳ: 281 421 000 người 
 Pháp: 59 330 000 người
- Số liệu ở bài tập 2 cho thấy Hoa Kì là nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người lớn nhất thế giới, chiếm ¼ lượng khí thải toàn cầu (20 tấn / năm / người) nhưng không chịu kí Nghị định thư Ki-ô-tô cắt giảm lượng khí thải.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi 1 trang 58 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2 trang 14 - Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 18: “Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà”:
GV hướng dẫn HS về nhà: vẽ biểu đò cột biểu diễn lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới của các nướcHoa kì và Pháp
VI. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, Tài liệu chuẩn kiên thức, nguồn tranh ảnh về ô nhiễm môi trường tại Google.
VII. Phân tích lợi ích của việc sử dụng CNTT cho bài dạy:
Hs được quan sát nhiều hình ảnh sinh động làm tăng hứng thú học tập
Băng hình ảnh trình chiếu giải thích và minh hoạ một số kiến thức dễ dàng, giúp HS dễ hiểu hơn. 
Không mất thời gian viết bảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Trần Thị Thu Hương - Trường THCS Trưng Vương.doc