Bài 17, Tiết 24: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

1.Mục tiu

1.1.Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

- Biết nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng , bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Biết trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

1.2. Kĩ năng.

Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 1.3. Thái độ.

Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh, ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

2.Trọng tâm:

- Thế nào là tài sản Nhà nước.

- Nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của Nhà nước.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 17, Tiết 24: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
Bài :17
Tiết 24
Tuần 25 
Ngày dạy 
1.Mục tiêu 
1.1.Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Biết nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng , bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Biết trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 
1.2. Kĩ năng.
Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 1.3. Thái độ.
Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh, ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
2.Trọng tâm:
- Thế nào là tài sản Nhà nước.
- Nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của Nhà nước.
3.Chuẩn bị.
3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, bút dạ, phiếu học tập.
3.2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS.
8A	 8A 	 8A	 8A	 8A
4.2.Kiểm tra miệng 
Câu 1: Quyền sở hữu là gì? Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào?(8đ)
ĐA: Quyền sở hữu là là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình.
Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền:
- Quyền chiềm hữu.
- Quyền sử dụng.
- Quyền định đoạt.
Câu2 (2đ) : HS trường Trần Quốc Tỏan lao động đào mương giúp địa phương. Hai em Quí và Hùng đã đào được một hộp sắt, trong đó có những đồng tiền đúc bằng vàng. Quí và Hùng đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của các bạn và cô giáo chủ nhiệm.
Số tiền vàng đấy thuộc quyền sở hữu của ai?
Số tiền vàng đó sẽ được sử dụng như thế nào?
ĐA: - Số tiền vàng đấy thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Số tiền vàng đó sẽ được sử dụng vào những công việc chung như xây những công trình công cộng, hay phúc lợi xã hội.
GV: Nhận xét, cho điểm.
4.3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Lê Thị Mỹ Quyên (SN: 1963) ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, đã đốt hết 1 hécta rừng để làm rẫy. Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên đã xử phạt bằng hình thức: Chị Quyên phải trồng lại 1ha rừng và phải chăm sóc, khi cơ quan chức năng nghiệm thu tốt thì thôi.
Các em có suy nghĩ gì về hành vi của chị Quyên và biện pháp xử lý của toà án nhân dân tỉnh Phú Yên. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ĐVĐ
HS: Đọc tình huống trong mục đặt vấn đề.
HS: Thảo luận câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết ý kiền của các bạn và ý kiến của Lan giải thích đúng hay sai?
HS: Ý kiến của Lan là đúng, vì rừng là tài sản quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm, ủy ban nhân dân quản lí vì các cơ quan này có trách nhiệm xử lí.
GV: Ở trường hợp Lan em sẽ xử lý như thế náo?
HS: Em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền can thiệp.
Tích hợp kĩ năng sống:
GV: Qua phần ĐVĐ em rút ra được bài học gì ?
HS: Phê phán tố cáo những hành vi tôn trọng và xâm hại tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng. Trách nhiệm của chúng ta khi bắt gạp những hành vi đó.
Gv : Chúng ta phải có ý thức bảo vệ, tôn trọng tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng. Có kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề trước tình trạng xâm hại tài sản Nhà nước hiện nay( nạn phá rừng, lấn chiếm đất công, tham nhuxg, lãng phí của công..) 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học.
GV: Đàm thoại giúp HS hiểu được khái niệm tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng. Tầm quan trọng của nó với sự phát triển của đất nước..
HS: Trả lời các câu hỏi sau:
1) Tài sản nhà nước bao gồm những loại gì? tài sản của nhànước thì thuộc quyền sở hữu của ai?
2) Khai thác quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ nhân dân thì được coi là gì?
Tích hợp giáo dục môi trường:
Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối đều là tài sản của Nhà nước, công dân phải có trchs nhiệm tôn trọng, bảo vệ.
3) Tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước của công dân ?.
HS: Thảo luận tình huống sau:
Bài tập 2 trang 49 SGK
GV: : Việc làm của ông tám đúng, sai chỗ nào? Vì sao?
HS: Việc làm của ông Tám đúng: ông giữ gìn cẩn thận thường xuyên lau chùi và không cho ai sử dụng.
Việc làm của ông Tám sai: Ngời những việc của cơ quan ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi ông thường nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.
Việc làm đó là tham ô tài sản của Nhà nước.
GV : Ông Tám có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
HS: Trả lời.
GV: Người quản lí tài sản Nhà nước có trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?
GV: Nhậnh xét, kết luận về nội dung bài học.
Kĩ năng ra quyết định trước những hành vi xâm hại tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
Giáo dục môi trường
GV: Hs có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
HS: giữ gìn môi trường, vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước.
GV: Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng của HS cần được thể hiện bằng những hành vi sau: giữ gìn môi trường, vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
GV: Giải thích cho HS 3 hình thức sở hữu:
Cá nhân
Tập thể.
Toàn dân (Nhà nước)
GV: Chuyển ý bằng bài tập sau:
Em đồng ý với ý kiến nào khi nói về trách nhiệm của HS.
a)Điện nước của nhà trường thì không cần tiết kiệm 
b) Họp lớp bàn về tài sản là không cần thiết
c)Vứt rác sang lớp bạn, xuống sân trường là vi phạm 
d)Tham gia tốt hoạt động bảo vệ môi trường
đ)Đi tham quan phải biết bảo vệ di sản văn Hoá e) Giúp đỡ các chú kiểm lâm bảo vệ rừng.
g)Báo cáo thầy cô về hành vi vẽ, viết, ngồi lên bàn nghế 
ĐA:d, đ, e, g 
GV: Kết luận và chuyển ý.
GV: Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng theo phương thức nào?
HS: Làm việc độc lập.
HS: Trả lời, lấy ví dụ minh hoạ.
HS: Cả lớp thảo luận.
GV: Giải đáp và đưa ra một số ví dụ minh hoạ.
GV: Chốt lại ý kiến của học sinh.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 4: Bài tập 
Bài tập 1 SGK trang 49.
Đáp án: 
Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường.
Không chịu nhận sai lần để đền bù cho trường mà bỏ chạy.
I. Đặt vấn đề.
II .Nội dung bài học.
1. Khái niệm
*Tài sản nhà nước gồm:
Đất đai, rừng núi.
 Sông hồ, nguồn nước, tài nguyên: Biển, Thềm lục địa, vùng trời.
Vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.
* Tài sản nhà nước: thuộc quền sở hữu toàn dân.
* Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
 2 .Tầm quan trọng
Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
3. Nghĩa vụ của công dân
Công dân có nghãi vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhànước và lợi ích cộng đồng.
Không được xâm phạm.
- Khi được nhànước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí
4. Nhà nước quản lý tài sản như thế nào?
Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật và quản lý về sử dụng tài sản thuộc sở hữu tàon dân.
Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng.
III. Bài tập.
Bài tập 1 SGK trang 49.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố.
Câu 1: Em hãy nêu một số tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết.
ĐA: * Tài sản Nhà nước: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nhà văn hóa, khu du lịch
* Lợi ích công cộng: đường sá, cầu cống, bệnh vện, trường học, công viên.
Câu 2: Nêu những tiêu cực hiện nay trong vần đề tôn trọng tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng.
ĐA : Trả lời ý kiến cá nhân.
HS: Cả lớp tranh luận.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
 -Học bài kết hợp SGK trang 48 .
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 49 .
* Đối với bài học ở tiết học tếp theo:
Chuẩn bị bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
 - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 50.
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 50,51.
 - Xem bài tập SGK trang 52.
Chú ý: so sánh sự khác và giống nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo. Chuẩn bị sắm vai tình huống bài tập 1 SGK trang 52
5.Rút kinh nghiệm.
Ưu điểm: ND ............
.............
PP.............
.............
DDDH ...................................
.............
KĐ: ..............
.............
Hướng khắc phục: .............
.............

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (2).doc