Bài 18: Nhôm (1 tiết) - Đoàn Khánh Huyền

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của nhôm.

- Học sinh biết được ứng dụng của kim loại nhôm.

- Học sinh biết được quy trình sản xuất nhôm trong công nghiệp.

2. Kỹ năng:

- Học sinh viết được các PTHH của các phản ứng tính chất hóa học của nhôm.

- Học sinh rèn luyện khả năng làm TN, quan sát hiện tượng, tư duy logic.

- Học sinh làm được các bài toán liên quan đến nội dung bài học.

- Học sinh liên kết được các nội dung bài học với các hiện tượng trong đời sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và hăng hái xây dựng bài.

- Yêu mến môn học.

 

docx 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18: Nhôm (1 tiết) - Đoàn Khánh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đoàn Khánh Huyền
Kỹ thuật dạy học: Bàn tay nặn bột
Bài 18: NHÔM (1 tiết)
Mục tiêu bài học
 Kiến thức:
Học sinh biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của nhôm.
Học sinh biết được ứng dụng của kim loại nhôm.
Học sinh biết được quy trình sản xuất nhôm trong công nghiệp.
 Kỹ năng:
Học sinh viết được các PTHH của các phản ứng tính chất hóa học của nhôm.
Học sinh rèn luyện khả năng làm TN, quan sát hiện tượng, tư duy logic.
Học sinh làm được các bài toán liên quan đến nội dung bài học.
Học sinh liên kết được các nội dung bài học với các hiện tượng trong đời sống.
 Thái độ:
Nghiêm túc và hăng hái xây dựng bài.
Yêu mến môn học.
Phương pháp dạy học;
Thảo luận nhóm.
Vấn đáp.
Thực hành.
Chuẩn bị
 Giáo viên:
Giáo án.
Phiếu học tập.
Dụng cụ (tối thiểu):10 lọ đựng hóa chất, 2 cốc thủy tinh,10 công tơ hút, 5 đũa thủy tinh, đèn cồn, 25 ống nghiệm.
Hóa chất (tối thiểu): nhôm dạng bột, nhôm dạng lá, S, Br, I2, dd HCl loãng, dd HNO3 loãng và đặc, dd H2SO4 đặc và loãng, quỳ , dd muối Cu, dd muối Fe, dd muối Ag, dd NaOH, dd Ca(OH)2, dd Ba(OH)2.
 Học sinh:
Học bài cũ.
Đọc trước bài mới.
Tiến trình bài giảng.
 Ổn định lớp: (30 giây)
Kiểm tra sĩ số.
 Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Sắp xếp các kim loại sau theo chiều từ trái qua phải của dãy hoạt động hóa học của kim loại: Ag, Fe, Cu, Na, Mg, Au, Zn, Pb.
Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Bài mới:
Nêu vấn đề (30 giây): Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ trái đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Nhôm có tính chất vật lý, hóa học nào và có ứng dụng gì quan trọng?
Nội dung bài giảng. (36 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Nêu ý kiến cá nhân
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Đặt câu hỏi chung cho các nhóm: (30 giây) Các em đã được học tính chất vật lý và tính chất hóa học của kim loại ở bài 15 và bài 16. Nhôm cũng là một nguyên tố kim loại. Vậy theo em, nhôm có những tính chất vật lý và tính chất hóa học gì giống với kim loại? Ngoài ra nhôm có tính chất riêng nào?
-(30 giây) Giáo viên so sánh kết quả giữa các nhóm, gạch chân với các ý kiến mâu thuẫn nhau để HĐ 2 cho học sinh làm rõ.
-Tính chất vật lý: (1 phút): là kim loại, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. 
Tính chất hóa học: tác dụng với phi kim, tác dụng với dd axit, tác dụng với dd muối.
- Lắng nghe, ghi chép
(chia bảng làm 4 phần)
-Phần 1:
(1 phút)Tính chất vật lý: Nhôm là kim loại, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. 
Tính chất hóa học: tác dụng với phi kim, tác dụng với dd axit, tác dụng với dd muối.
HĐ 2: Đề xuất ý kiến
-Yêu cầu các nhóm nghiên cứu tài liệu và nêu những thắc mắc của các em về nội dung bài học. (hướng dẫn các em đặt câu hỏi 5w1h). (30 giây)
- Chọn lọc hỏi và phân loại câu hỏi theo nội dung bài học. 
- Yêu cầu học sinh đề xuất những TN để làm rõ những thắc mắc và giải quyết các mâu thuẫn ở HĐ .
-Giáo viên loại bỏ các thí nghiệm không có đủ hóa chất và dụng cụ (30 giây).
-Giáo viên làm thị phạm những TN gây cháy, nổ, độc hại và nguy hiểm. (VD: nhôm PU với axit đặc, PU với khí độc hại) (3 phút cho tất cả TN)
-Yêu cầu học sinh liệt kê hóa chất dụng cụ nộp cho giáo viên và lấy hóa chất dụng cụ cho TN còn lại của nhóm mình.(30 giây)
-Cho học sinh làm TN và viết tường trình vào phiếu học tập nhóm.
-Yêu cầu các nhóm dán phiếu học tập lên bảng và trình bày, đồng thời trả lời câu hỏi mà nhóm đã đưa ra.
-Giáo viên NX bài của các nhóm và yêu cầu học sinh giải đáp mâu thuẫn xảy ra ở HĐ 1.
-( 5 phút)Thảo luận nhóm
-Nêu ý kiến (30 giây)
-Đề xuất TN (1 phút).
-Lắng nghe
-Quan sát
-Lấy dụng cụ, hóa chất (1 phút).
-Làm việc nhóm (4 phút).
-Các nhóm trình bày (4 phút)
-Lắng nghe, trả lời (30 giây)
HĐ 3. Kết luận kiến thức nội dung bài học và củng cố kiến thức
-Giáo viên kết luận nội dung bài học (sử dụng luôn nội dung nào đúng của học sinh) (7, 5 phút)
-Củng cố kiến thức:
Làm bài tập 1, 3 SGK/19
-Lắng nghe, ghi chép.
-Làm bài tập (5 phút)
I.Tính chất vật lý
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (D=2,7g/m3), dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. nóng chảy ở 6600C. Độ dẫn điện 
II. Tính chất hóa học: (PTHH ghi theo TN mà học sinh đề xuất)
a. Nhôm có tính chất hóa học của kim loại: tác dụng với phi kim, tác dụng với dd axit, tác dụng với dd muối.
b.Tính chất hóa học riêng của nhôm:
-Tác dụng với dd kiềmi:
III.Ứng dụng (nói miệng)
IV.Sản xuất nhôm
a.Nguyên liệu: quặng boxit
b.PTHH sản xuất nhôm
2 Al2O3 điện phân nóng chảy criolit 4Al + 3 O2
Dặn dò
Làm bài tập trong sgk/19.
Đọc trước bài 19
Dọn và rửa dụng cụ. (5 phút)

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Nhôm - Đoàn Khánh Huyền.docx