1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Em hãy đọc bản vẽ nhà ở trang 51 SGK?
3.Giới thiệu bài mới:
-Các thiết bị máy móc hay nhà ở đều có các vật liệu cơ khí. Cơ khí có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Nó sẽ tạo ra các máy thay lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động cơ bắp của con người, ngoài ra cơ khí còn giúp cho con người mở rộng được tầm nhìn, chinh phục được thiên nhiên Vậy chúng ta cần học và nghiên cứu phần cơ khí để giúp ích trong cuộc sống của chúng ta không?
-Để sản xuất được 1 sản phẩm cơ khí phải cần có các vật liệu cơ khí, nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm cơ khí. Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú. Để chế tạo được 1 sản phẩm cơ khí hoạt động có hiệu quả và kinh tế nhất thì ta phải dựa vào đâu. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho ta những kiến thức ấy.
VÀ VẠCH DẤU ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước và đọc kích thước. 2.Kĩ năng:Sử dụng được thước, mũi vạch dấu, mũi chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng phôi 3.Tư tưởng:Có ý thức ham thích học phần cơ khí. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, tranh thước cặp, thước cặp, búa, chấm dấu, mũi vạch, phấn màu, -HS:SGK, mẫu báo cáo thực hành, một tấm tol có kích thước 120 x 120 mm. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sHãy trình bày lại các thao tác dũa kim loại? Dũa là phương pháp gia công thô hay tinh? 3.Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, đồng thời nhắc nhở HS cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ cơ khí tránh hư hỏng. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1:Hướng dẫn ban đầu: (GV hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh quan sát) a.Đo kích thước bằng thước lá: Dùng thước lá đo kích thước của khối hình trụ (chú ý thao tác đo và đọc trị số) b.Đo bằng thước cặp: ØGọi HS đọc thông tin SGK? ØCho HS đối chiếu thước cặp của các em đang cầm trên tay với tranh vẽ để nhận biết các bộ phận chính của thước (cán, mỏ, khung động, vít hảm, thang chia độ của thước chính và của du xích.) ØĐiều chỉnh vít hảm để di chuyển các mỏ động ØKiểm tra vị trí “0” của thước ØGV làm mẫu đo thử 1 vài chi tiết cho HS quan sát các thao tác đo (đo đường kính ngoài, đường kính trong, chiều sâu,..) và hướng dẫn cách đọc trị số: -Đọc phần nguyên (A): Đọc vạch liền trước vạch 0 của du xích. -Đọc phần lẻ (B):Đọc vạch trùng thứ mấy của du xích đem nhân với độ chính xác của thước. sĐo thử 1 vài chi tiết và gọi HS đọc kết quả? b.Tìm hiểu cách vạch dấu trên mặt phẳng: ØGV hướng dẫn phần lý thuyết: -Dụng cụ vạch dấu gồm bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. Chúng được sử dụng như thế nào? -Qui trình lấy dấu, thực hiện thao tác các bước theo nội dung SGK ØGV làm mẫu như hình 23.4 SGK ØGV hướng dẫn và nhắc nhở HS chú ý đến an toàn lao động. FHS theo dỏi FQuan sát thước cặp và tranh vẽ để đối chiếu các bộ phận. FHS quan sát I.Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp: a.Đo kích thước bằng thước lá: b.Đo bằng thước cặp: -Kiểm tra vạch 0. -Tiến hành đo. -Đọc trị số: +Đọc phần nguyên (A): Đọc vạch liền trước vạch 0 của du xích. +Đọc phần lẻ (B):Đọc vạch trùng thứ mấy của du xích đem nhân với độ chính xác của thước. 2.Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng Các bước tiến hành: -Bôi phấn màu lên phôi. -Vẽ hình dạng cần thiết. -Dùng cây chấm dấu, chấm lại vị trí các góc. Hoạt động 2:Tổ chức cho HS thực hành Chia HS gồm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 tổ thực hiện các nhiệm vụ sau: FNhóm 1:GV phát các mẫu vật, thước lá, thước cặp cho HS thực hiện đo kiểm ghi kết quả kiểm tra vào mẫu báo cáo. FNhóm 2: Vạch dấu ke cửa. ØGiữa giờ GV cho 2 nhóm đổi công việc cho nhau, GV theo dỏi kiểm tra uốn nắn HS, duy trì kỹ luật tốt. ØGiáo viên theo dỏi, kiểm tra, uốn nắn từng học sinh về cách đo, đọc thước cặp và thực hành vạch dấu ke cửa HS thực hành theo sự hướng dẫn ban đầu của giáo viên bằng cách hoàn thành mẫu báo cáo và sản phẩm ke cửa đã vạch dấu. HS theo dỏi và thực hiện 4.Kết luận bài: ØCho HS ngừng thực hành ngay lập tức, nộp sản phẩm, báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ vệ sinh nơi làm việc. ØGiáo viên nhận xét tiết thực hành về tinh thần, thái độ và kết quả thực hành. ØHướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình theo mục tiêu của bài TH. 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà đọc trước bài 24 SGK”Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép” và chuẩn bị một số chi tiết máy. Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: Tiết: Chương IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP § 24 KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy. Biết được các kiểu lắp của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát 3.Tư tưởng: II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, các chi tiết máy như: bu lông, đai ốc, bánh răng, -HS:SGK, một số chi tiết máy III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sTrình bày cách đo và đọc trị số trên thước cặp? 3.Giới thiệu bài mới: Để chế tạo được các máy hay sản phẩm cơ khí được dễ dàng, ta phải chế tạo từng chi tiết đơn giản hơn sau đó lắp ghép chúng lại thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Để biết được chi tiết máy là gì và chúng được lắp ghép với nhau như thế nào thì thầy trò ta cùng nghiên cứu bài mới. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1:Trực quan- đàm thoại tìm hiểu chi tiết máy là gì? sQuan sát hình 24.1, em hãy cho biết cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử, kể ra? sCác phầm tử trên có công dụng gì và chúng có thể tách rời được nữa không? sQuan sát hình 24.2 cho biết các phần tử nào không phải là chi tiết máy? Vì sao? sKhung xe đạp, xích xe đạp có phải là chi tiết máy không? sCó mấy loại chi tiết máy, cho ví dụ? ØGV:Các chi tiết có ứng dụng rộng rải gọi là chi tiết có công dụng chung, ngược lại gọi là chi tiết có công dụng riêng. Các chi tiết máy có công dụng chung được tiêu chuẩn hoá để thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng. FGồm 5 phần tử:trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hảm côn và côn. FMỗi phần tử luôn giữ một nhiệm vụ nhất định và không thể tách rời ra được nữa. FMảnh vở máy không phải là chi tiết máy vì nó có cấu tạo chưa hoàn chỉnh. FPhải. FCó 2 loại: -Chi tiết có công dụng riêng: khung xe đạp, kim khâu, -Chi tiết có công dụng chung: Bu lông, đai ốc, bánh răng, I.Khái niệm về chi tiết máy: 1.Chi tiết máy là gì: -Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh không thể tách rời được nữa và chúng giữ 1 nhiệm vụ nhất định trong máy. 2.Phân loại: -Chi tiết máy có công dụng chung như: bu lông, đai ốc, lò xo, bánh răng, -Chi tiết máy có công dụng riêng như: khung xe đạp, kim máy khâu, Hoạt động 2:Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? sGiá đỡ và móc treo được lắp ghép với nhau như thế nào? sBánh ròng rọc và trục được lắp ghép với nhau như thế nào? sHai mối ghép trên có gì giống và khác nhau? sDựa vào cách lắp ghép người ta phân ra làm mấy loại mối ghép? Cho ví dụ? FTán FTrục quay FCùng để lắp ghép 2 chi tiết lại với nhau, nhưng có 1 loại cố định và 1 loại có thể xoay được quanh trục. FGồm 2 loại: -Mối ghép cố định:Tháo được và không tháo được -Mối ghép động:Bản lề, ổ trục, trục vít, II.Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Các chi tiết được lắp ghép với nhau như sau: -Mối ghép cố định: +Tháo được:Ren, then, chốt,.. +Không tháo được:Đinh tán, hàn, -Mối ghép động: Bản lề, ổ trục, trục vít, 4.Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK. sCho 1 số ví dụ về mối ghép cố định và mối ghép động trên chiếc xe đạp? Nêu tác dụng của từng mối ghép? ØGọi HS đọc mục có thể em chưa biết. ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và chuẩn bị bài 25: ”Mối ghép không tháo được” Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: Tiết: § 25 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH- MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định. Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của 1 số mối ghép không tháo được. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát. 3.Tư tưởng: Ham thích học cơ khi. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -SGK, giáo án, các loại mối ghép -HS:SGK, vỡ chép bài III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sChi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? 3.Giới thiệu bài mới: Sau khi chế tạo xong chi tiết, để tạo thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh cần phải lắp ghép các chi tiết lại với nhau. Đây là công việc cuối cùng của qui trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh NỘI DUNG Hoạt động 1:Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu khái niệm chung: sQuan sát hình 25.1 cho biết chúng có đặc điểm gì khác nhau? sHai loại mối ghép này khi lắp ghép lại thì có sự chuyển động tương đối với nhau không? sMuốn tháo rời các chi tiết trên ta phải làm như thế nào? FH.a:Không thể tháo rời. H.b:Có thể tháo rời. FKhông có sự chuyển động tương đối FH.a:Mài để phá hỏng chi tiết. H.b:Dùng Clê tháo I.Mối ghép cố định: Mối ghép cố định là mối ghép không có sự chuyển động tương đối giữa các chi tiết. Có 2 loại:Mối ghép tháo được và không tháo được. Hoạt động 2: Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu mối ghép không tháo được: sMối ghép đinh tán là loại mối ghép gì? sQuan sát hình 25.2 cho biết mối ghép này gồm có mấy chi tiết? sCho HS quan sát mối ghép đinh tán, hãy nêu cấu tạo của mối ghép đinh tán? sĐinh tán thường ứng dụng ở đâu? Cho ví dụ? sMối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì? ØKết cấu cầu hay cần trục khi làm việc phải chịu lực lớn và chấn động mạnh nên cần phải dùng mối ghép bằng đinh tán. sQuan sát hình 25.3 cho biết có mấy phương pháp hàn? Kể ra? sThế nào gọi là hàn nóng chảy? sThế nào được gọi là hàn áp lực? sThế nào gọi là hàn thiết? sMối ghép bằng hàn có những ưu điểm gì? sMối ghép bằng hàn có những nhuợc nhược điểm gì? sHãy cho biết 1 số bộ phận có áp dụng phương pháp hàn. FMối ghép cố định. FGồm có 2 chi tiết FĐinh tán có thân hình trụ, đầu chỏm cầu FCác dụng cụ gia đình. VD: Quai soong, nắp nồi, ca, FNhư cột nội dung FCó 3 phương pháp: -Hàn nóng chảy -Hàn áp lực -Hàn thiết FNung nóng kim loại chỗ lắp ghép bằng ngọn lửa hồ quang hoặc ngọn lửa khí cháy. FNung nóng kim loại đến trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng dính lại. FNung thiết hàn nóng chảy làm kết dính hai kim loại lải với nhau. FGia công nhanh, tiết kiệm vật liệu, giá thành giảm. FDễ bị nứt, giòn, chịu lực kém, FHS:Khung xe đạp, mạch điện tử,. II.Mối ghép không tháo được 1.Mối ghép bằng đinh tán: -Dùng để ghép các tấm ghép mỏng khó hàn hoặc chịu lực lớn, chịu chấn động mạnh. VD:Cầu, cần trục, dụng cụ gia đình, *Đặc điểm: -Vật liệu không hàn được hoặc khó hàn -Mối ghép chịu nhiệt độ cao. -Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh. 2.Mối ghép bằng hàn: Có 3 phương pháp hàn: hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiết. *Ưu điểm:Gia công nhanh, tiết kiệm vật liệu, giá thành giảm *Nhược điểm: dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém, 4.Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK. sNêu công dụng của mối ghép tháo được và không tháo được sCần chú ý gì khi tháo lắp mối ghép ren? ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và chuẩn bị bài 26:”Mối ghép tháo được”. Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: Tiết: § 26 MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định. Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của 1 số mối ghép tháo. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát 3.Tư tưởng: Yêu thích môn học. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -SGK, giáo án, các loại mối ghép -HS:SGK, vỡ chép bài III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sChi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? 3.Giới thiệu bài mới: Sau khi chế tạo xong chi tiết, để tạo thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh cần phải lắp ghép các chi tiết lại với nhau. Đây là công việc cuối cùng của qui trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh NỘI DUNG Hoạt động 1: Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu mối ghép bằng ren: sEm hãy nêu các mối ghép ren mà em biết? sQuan sát hình 26.1 hãy hoàn thành các câu sau: -Mối ghép bu lông gồm:.? -Mối ghép vít cấy gồm:.? -Mối ghép đinh vít gồm:.? sCác mối ghép này có đặc điểm gì giống và khác nhau? sĐể mối ghép ren không tự tháo ra được ta dùng biện pháp gì? sMối ghép ren có đặc điểm gì? sCác loại mối ghép cần tháo lắp có chiều dày lớn ta nên dùng mối ghép nào? Chiều dày nhỏ ta nên dùng mối ghép nào? sHãy nêu các ứng dụng của mối ghép ren? sQuan sát hình 26.2 em hãy hoàn thành các câu sau: -Mối ghép bằng then gồm: -Mối ghép bằng Chốt gồm: sThen và chốt được lắp ghép như thế nào? sMối ghép then và chốt có ưu và nhược điểm gì? FBu lông, vít cấy, đinh vít, FGồm: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông. -Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy. -Chi tiết ghép và đinh vít. FGiống: dùng để bắt chặt các chi tiết.Khác: -Bu lông: Hai chi tiết đều khoan lỗ. -Mối ghép bằng vít cấy và đinh vít: một chi tiết khoan lỗ và một chi tiết lỗ có ren. FĐai ốc khoá, chốt chẻ hoặc vòng đệm vênh, FCó cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. FChiều dày của chi tiết theo thứ tự giảm dần ta dùng mối ghép bằng: vit cấy- bu lông- đinh vít FDùng để lắp ghép các loại máy xăng dầu, xe đạp, xe ôtô, F-Trục, then, bánh đai. FĐuồi xe, trục giữa, chốt trụ FThen đặt dọc theo chi tiết. Chốt được đóng xuyên ngang qua 2 chi tiết. FCó cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lự c kém. 1.Mối ghép bằng ren: -Có 3 loại mối ghép ren: +Mối ghép bu lông +Mối ghép vít cấy +Mối ghép đinh vít 2.Mối ghép bằng then và chốt: Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. Có 2 loại: -Then: được đặt dọc theo trục dùng để truyền chuyển động quay. -Chốt: được đóng xuyên ngang 2 chi tiết. 4.Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK. sNêu công dụng của mối ghép tháo được và không tháo được sCần chú ý gì khi tháo lắp mối ghép ren? ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và chuẩn bị bài 27:”Mối ghép động”. Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: Tiết: § 27 MỐI GHÉP ĐỘNG ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Hiểu được khái niệm về mối ghép động. Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của 1 số mối ghép động. 2.Kĩ năng: 3.Tư tưởng: Có ý thức bôi trơn dầu mỡ các khớp quay. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, ổ bi, mô hình tay quay con trượt, -HS:SGK, các ổ bi, bạc thau, III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sHãy kể 1 số mối ghép cố định mà em biết? sThế nào là mối ghép cố định? Có mấy loại mối ghép cố định? 3.Giới thiệu bài mới: Ở mối ghép cố định, các chi tiết không có sự chuyển động tương đối với nhau. Trong thực tế các máy và thiết bị có các chi tiết chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến qua lại,Như vậy các chi tiết nnày được lắp ghép với nhau như thế nào? TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1:Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu thế nào là mối ghép động: sQuan sát hình 27.1 cho biết có mấy chi tiết được lắp với nhau? sChúng được ghép theo kiểu nào? sMối ghép động là mối ghép như thế nào? ØGV dùng mô hình cơ cấu 4 thanh- bản lề để hướng dẫn học sinh thế nào là cơ cấu. FCó 4 chi tiết FGhép có sự chuyển động tương đối FHS:Trả lời như cột nội dung. I.Thế nào là mối ghép động: Mối ghép động (khớp động) là mối ghép có sự chuyển động tương đối với nhau Hoạt động 2:Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu các loại khớp động: sQuan sát hình 27.3 cho biết mặt tiếp xúc của khớp tịnh tiến có dạng hình gì? sCho HS quan sát mô hình con trượt và khớp vít đang chuyển động, cho biết mọi điểm trên vật chuyển động như thế nào? sKhi 2 chi tiết trượt lên nhau sẽ xãy ra hiện tượng gì? Có lợi hay có hại? Nếu có hại thì khắc phục chúng như thế nào? sMối ghép tịnh tiến có công dụng gì? sQuan sát hình 27.4 cho biết khớp quay có bao nhiêu chi tiết? sMặt tiếp xúc của khớp quay có hình dạng gì? sChi tiết nào gọi là trục và ổ trục? sĐể giảm ma sát ở khớp quay người ta dùng biện pháp gì? sEm hãy nêu các sản phẩm cơ khí có khớp quay? sTrong chiếc xe đạp của em khớp nào thuộc khớp quay? sCho biết gương chiếu hậu của xe gắn máy có lắp khớp quay không? FHS:Mặt trụ, rãnh và sóng trượt có mặt phẳng FMọi điểm trên vật chuyển động thẳng và giống hệt nhau FMa sát trượt sẽ có hại dùng vật liệu chịu mài mòn, gia công bề mặt nhẳn bóng và bôi trơn bằng dầu mỡ. FDùng để biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay F Có 3 chi tiết F Mặt trụ. FChi tiết có mặt trụ ngoài gọi là trục, có mặt trụ trong (lỗ) gọi là ổ trục. FThay bạc lót bằng vòng bi. FXe đạp, máy suốt, FTrục giữa, moay-ơ, cổ xe đạp. FGương chiếu hậu của xe gắn máy không có khớp quay mà là khớp cầu. II.Các loại khớp động: 1.Khớp tịnh tiến: a.Cấu tạo: Mặt tiếp xúc là mặt phẳng hay mặt trụ b.Đặc điểm: -Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động giống hệt nhau -Để giảm ma sát người ta dùng vật liệu chịu mài mòn, gia công bề mặt nhẳn bóng hoặc bôi trơn bằng dầu mỡ. c.Ứng dụng: Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay 2.Khớp quay: a.Cấu tạo: -Mặt tiếp xúc là mặt trụ -Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục và ngoài là trục -Để giảm ma sát người ta thay bạc lót bằng vòng bi. b.Ứng dụng: Bản lề cửa, moay-ơ xe đạp, quạt điện. 4.Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK. sThế nào là khớp động và khớp tịnh tiến? sCó mấy loại khớp động và khớp tịnh tiến, nêu ví dụ? ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài, đọc bài thực hành 28:”TH:Ghép nối chi tiết” và chuẩn bị giẻ lau, mỡ bò, xà phòng, moay-ơ xe đạp (nếu có). Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . Tuần: Tiết: § 28 TH: GHÉP NỐI CHI TIẾT ---------oOo--------- I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và sau xe đạp. 2.Kĩ năng:Biết cách sử dụng đúng dụng cụ, tháo lắp an toàn. 3.Tư tưởng: Có ý thức cẩn thận trong việc ghép nối các chi tiết. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -SGK, giáo án, moay-ơ xe đạp (4 cái), tua vít, kìm nguội, mỏ lết, clê 14,16,17; -HS: Moay-ơ xe đạp( nếu có), giẻ lau, dầu mỡ, xà phòng. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: sNêu cấu tạo và ứng dụng khớp quay? 3.Giới thiệu bài mới: Khi ghép nối các chi tiết không đúng kỹ thuật thì chi tiết đó hoạt động không đảm bảo hoặc chi tiết bị phá hỏng. VD:Ghép côn và đai ốc hãm cụm trục xe đạp không đúng thì sẽ làm cứng bánh xe do tự siết khi xe chạy trên đường. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Hướng dẫn chung: ØGiới thiệu qui trình tháo, tóm tắc các bước tháo như sơ đồ tháo SGK: -Đai ốc Þvòng đệmÞđai ốc hãm cônÞ trục: +Nắp nồi trái Þbi Þnồi trái. + Nắp nồi phải Þbi Þnồi phải. ØHướng dẫn HS cách chọn và sử dụng dụng cụ để tháo, đồng thời thao tác mẫu cho HS quan sát *Lưu ý:Nhắc HS khi tháo nên để các chi tiết theo trật tự để thuận lợi cho quá trình lắp. Lắp được thực hiện ngược lại với qui trình tháo, nhưng cần chú ý điều chỉnh côn cho thích hợp và siết đai ốc khoá côn cẩn thận. FChia lớp thành 4 nhóm và chia dụng cụ cho HS thực hà
Tài liệu đính kèm: