Bài 19, Tiết 25: Sắt - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS hiểu:

- Sắt có tính chất hóa học chung của kim loại.

 * HS biết:

 - Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

 - Sắt là kim loại có nhiều hóa trị.

1.2. Kĩ năng:

* HS thực hiện được:

- Dự đoán , kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt, viết phương trình hóa học minh họa.

- Tính % về khối lượng của sắt, tính khối lượng củasắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.

 * HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được sắt bằng phương pháp hóa học.

1.3. Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục học sinh tìm hiểu về ứng dụng của sắt.

- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của sắt.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Hình 2.15 / SGK

3.2. Học sinh: Vở bài tập, SGK. Đồ dùng làm bằng Fe.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 19, Tiết 25: Sắt - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19 - Tiết 25
Tuần: 13 SẮT 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* HS hiểu:
- Sắt có tính chất hóa học chung của kim loại.
 * HS biết:
 - Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
 - Sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
1.2. Kĩ năng:
* HS thực hiện được: 
- Dự đoán , kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt, viết phương trình hóa học minh họa.
- Tính % về khối lượng của sắt, tính khối lượng củasắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
 * HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được sắt bằng phương pháp hóa học.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục học sinh tìm hiểu về ứng dụng của sắt.
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của sắt.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Hình 2.15 / SGK
3.2. Học sinh: Vở bài tập, SGK. Đồ dùng làm bằng Fe.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: (8đ) 
 Al2O3 Al2(SO4)3 AlCl3
Al
 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3
1. 4Al + 3O2 2Al2O3
2. Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
3. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
4. AlCl3 + 3NaOH ® 3NaCl + Al(OH)3¯
5. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
6. Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ® 3BaSO4¯ + 2AlCl3
Câu 2: Sắt tác dụng với oxi thể hiện hóa trị mấy, viết PTHH minh họa?( 2đ) 
 Sắt tác dụng với oxi thể hiện hóa trị II,III
 3Fe + 2O2 Fe3O4
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất vật lý.(Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ HS biết sắt có tính chất vật lý của kim loại
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
- Phương tiện: Vật dụng làm bằng sắt.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tính chất vật lý.
GV: Hãy suy đoán tính chất vật lý của sắt từ tính chất vật lý của kim loại và những điều em đã biết.
HS: Tham khảo SGK nêu tính chất vật lý của Fe: 
Màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính nhiễm từ.
HS: Lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
GV: Chốt lại kiến thức về tính chất vật lý của Fe.
I. Tính chất vật lý: 
- Màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm
- Sắt có tính nhiễm từ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tính chất hóa học (Thời gian: 20’)
(1) Mục tiêu:
Kiến thức:
* HS hiểu:
- Sắt có tính chất hóa học chung của kim loại.
 * HS biết:
 - Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
 - Sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
 Kĩ năng:
* HS thực hiện được: 
- Dự đoán , kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt, viết phương trình hóa học minh họa.
- Tính % về khối lượng của sắt, tính khối lượng củasắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
 * HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được sắt bằng phương pháp hóa học.
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thí nghiệm, vấn đáp.
- Phương tiện: Hình 2.15 SGK
 (3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tính chất hóa học:
GV Đặt vấn đề: Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của Fe trong dãy hoạt động hóa học hãy suy đoán : Fe có những tính chất hóa học nào ? Hãy kiểm tra dự đoán đó.
HS: Nêu dự đoán:
- Tác dụng với phi kim: O2, Cl2
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với dd muối
GV: Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tính chất hóa học của Fe
Từ lớp 8, ta đã biết phản ứng của Fe với phi kim nào? Mô tả hiện tượng, viết PTHH.
HS: Fe tác dụng với O2 tạo thành oxit sắt từ màu nâu đen và viết PTHH
HS: Nhận xét, bổ sung nếu có.
GV: Sắt tác dụng với phi kim khác như thế nào?
GV: Biểu diễn thí nghiệm H 2.15 : Đốt Fe trong khí clo (Nếu không làm thí nghiệm, GV có thể thuyết trình như H 2.15)
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng, viết PTHH.
HS: - Hiện tượng: Fe cháy sáng chói ® khói màu nâu đỏ.
GV Đặt vấn đề: Sản phẩm tạo thành là FeCl2 hay FeCl3
GV giải thích: Sắt cháy trong khí clo tạo thành khói màu nâu là FeCl3
GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: Viết PTHH
GV thuyết trình: Ở nhiệt độ cao, Fe phản ứng với nhiều phi kim khác: S, Br2, tạo thành muối: FeS, FeBr3, 
HS: Rút ra kết luận: Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối
GV: Gọi HS cho biết Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại.
HS: Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại.
GV: Vậy Fe có tác dụng được với dd axit không? 
Sản phẩm tạo thành muối có hóa trị mấy ? 
HS: Fe tác dụng với dd axit tạo thành muối sắt (II)
GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: Viết PTHH
GV lưu ý HS: Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
GV: yêu cầu HS tự xây dựng kiến thức dựa trên dãy hoạt động hóa học của kim loại.
HS: Fe tác dụng với dd muối tạo thành muối mới và kim loại mới
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ, viết PTHH minh họa
HS: Cho ví dụ: Sắt tác dụng với dd đồng (II) clorua
Sắt tác dụng với bạc nitrat và viết PTHH
HS: Lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
GV: Từ tính chất trên yêu cầu HS rút ra nhận xét.
HS: Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của Fe
HS: Sắt có tính chất hoá học của kim loại.
GV lưu ý về hoá trị (II) và (III) của Fe ( Muối sắt)
GV chốt lại kiến thức.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ/ SGK.
Hướng nghiệp cho HS biết: 
 Trong cơng nghiệp, sắt được trích xuất ra từ các quặng của nĩ, chủ yếu là từ hêmatit (Fe2O3) và magnêtit (Fe3O4) bằng cách khử với cacbon trong lị luyện kim sử dụng luồng khơng khí nĩng ở nhiệt độ khoảng 2000 °C. Trong lị luyện, quặng sắt, cacbon trong dạng than cốc, và các chất tẩy tạp chất như đá vơi được xếp ở phía trên của lị, luồng khơng khí nĩng được đưa vào lị từ phía dưới.
II. Tính chất hóa học
1/ Tác dụng với phi kim:
a. Tác dụng với oxi: 
 3Fe + 2O2 Fe3O4
 Nâu đen
b. Tác dụng với clo:
- Thí nghiệm :SGK / 59 – H 2.15 
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Trắng xám Vàng lục Nâu đỏ
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối
2/ Tác dụng với dung dịch axit:
PTHH: 
 Fe + 2HCl ® 2FeCl2 + H2­
3/ Tác dụng với dung dịch muối:
PTHH:
Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu¯
Fe + 2AgNO3® Fe(NO3)2 + 2Ag¯
* Kết luận: 
Sắt có tính chất hóa học của kim loại.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức): 
 Cho 1,4 g kim loại có hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,56 lit hiđro (đktc), hỏi đó là kim loại nào:
 A. Mg B.Zn C. Fe D.Ni 
- Đáp án: C ( Fe)
* Hướng giải:
nH= 0,025( mol)
Gọi A là kim loại có hóa trị II , x là NTK 
A + H2SO4 ® ASO4 + H2­
x(g) 1(mol)
1,4(g) 0,025( mol)
 Ta có: 0,025x = 1,4 
 x = 56 => Fe
5.2. Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà)
* Đối với bài học tiết này:
- Học bài. 
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 / 60 SGK. 
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem trước bài “Hợp kim sắt”. 
- Một số vật mẫu gang, thép
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Sắt - Trần Vũ Yên Trang - THCS Thạnh Bình.doc