Bài 2: Chất - Cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

I./ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết được Chất là gì? Phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ); vật liệu và chất.

- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

- Các vật thể tự nhiên được hình thành như thế nào? Các vật thể nhân tạo được làm ra từ đâu?

2. Kĩ năng:

- Giúp cho học sinh làm được thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.

- Biết cách sử dụng mỗi chất để làm gì? Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và sử dụng an toàn khi dùng hóa chất.

- Phân biệt được chất và hỗn hợp.

- Nhận biết được tính chất vật lí khác nhau của mỗi chất.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh rèn luyện được tính cẩn thận.

- Nghiêm túc khi thực hiện thí ngiệm.

- Nhanh nhẹn trong việc nhận biết và phân loại các chất theo tính chất của chất.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 2: Chất - Cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khoa : Tự Nhiên
Lớp : 10a1
Người soạn : TỔ 1.
Ngày 11 tháng 04 năm 2008
Bài 2 : CHẤT
( Môn: Hóa – Lớp : 8 )
I./ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh nhận biết được Chất là gì? Phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ); vật liệu và chất.
Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Các vật thể tự nhiên được hình thành như thế nào? Các vật thể nhân tạo được làm ra từ đâu?
Kĩ năng: 
- Giúp cho học sinh làm được thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
Biết cách sử dụng mỗi chất để làm gì? Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và sử dụng an toàn khi dùng hóa chất.
Phân biệt được chất và hỗn hợp.
Nhận biết được tính chất vật lí khác nhau của mỗi chất.
Thái độ: 
- Giúp học sinh rèn luyện được tính cẩn thận.
Nghiêm túc khi thực hiện thí ngiệm.
Nhanh nhẹn trong việc nhận biết và phân loại các chất theo tính chất của chất.
II./ Chuẩn bị:
Của giáo viên: 
- Một số mẫu chất: lưu huỳnh, photpho đỏ, nhôm, đồng, muối tinh.
Chai nước khoáng và 5 ống nước cất.
Dụng cụ để làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và đun nóng hỗn hợp nước muối.
Dụng cụ thử tính dẫn điện.
Chuẩn bị các tranh vẽ từ hình 1.1 đến 1.4
2. Của học sinh: 
- Mỗi tổ mang theo một chai nước khoáng và một ít nước cất.
- Đọc và tìm hiểu bài.
III. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, đàm thoại.
IV./ Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức lớp: ( 1p )
- Giữ trật tự lớp.
2. Kiểm tra bài củ: ( 3p )
- Câu hỏi: Để học tốt môn Hóa Học cần phải làm gì?
- Trả lời : Để học tốt môn Hóa Học cần phải:
Biết làm thí nghiệm Hóa Học, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thí nhiên cũng như trong cuộc sống.
Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
Cũng phải nhớ nhưng nhớ một cách chọn lọc thông minh.
Phải học thêm sách, rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách.
3. Bài mới: ( 1p )
a. Vào bài: ở bài học trước chúng ta đã biết môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Trong bài này ta sẽ làm quen với chất.
b. Các hoạt động học tập:
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động của Giáo Viên
Ghi bảng
Hoạt động 1: ( 10p )
I./ Chất có ở đâu?
- HS trả lời, nhận xét.
- HS thảo luận và trả lời. 
Hoạt động 2: ( 10p )
II./ Tính chất của chất:
- HS thông qua ví dụ của GV để nhận biết được tính chất của chất. Chia nhóm tiến hành làm thí nghiệm để biết rõ hơn về tính chất của chất.
- HS trả lời sau khi làm thí nghiệm, bổ sung. 
Hoạt động 3: ( 15p )
III./ Chất tinh khiết:
- HS quan sát để tìm ra sự khác biệt giữa nước khoáng và nước cất theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc thông tin ở mục II.1, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
  Hỗn hợp là gì? Nước đường có phải là hỗn hợp không? Cho ví dụ về một số hỗn hợp? Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
  Hỗn hợp và chất tinh khiết có gì khác nhau?
- HS xem thông tin mục II.2 trả lời câu hỏi.
- HS đọc thông tin mục II.3. Người ta dựa vào tính chất nào của muối và nước mà có thể tách muối ra khỏi nước. HS trả lời, nhận xét.
Hoạt động 4: ( 3p )
- Củng cố bài học 
- HS làm bài tập 1,2,3,4,5/4 SGK
Hoạt động 5: ( 2p )
Dặn dò: 
- HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại vào vở.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo.
- GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: vật thể tự nhiên là gì? Vật thể nhân tạo là gì? Cho ví dụ?
- GV: Các vật thể được làm từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Vậy, chất có ở đâu?
- GV: chỉ rõ cho HS nhận biết được đâu là chất, đâu là hỗn hợp chất.
-GV: lấy một số VD thực tế để HS thấy được mỗi chất có những tính chất nhất định. Tiến hành làm thí nghiệm để phân tích rõ hơn tính chất của chất cho HS biết.
- GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
- GV: nhắc lại cho HS nhớ biểu thức tính khối lượng. 
m = D . V
Cần xác định m và V để tính ra D của một chất.
- GV : cho HS quan sát nước khoáng và nước cất để nhận biết được chúng có những tính chất gì giống nhau.
- GV : cho HS đọc từng mục trong bài và nêu ra nhận xét của mình về từng nội dung trong từng mục.
- GV : đưa ra câu hỏi, quan sát và đưa ra nhận xét về phần trả lời của HS.
- GV : Ngoài dựa vào nhiệt độ sôi người ta còn dựa vào nhũng tính chất nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Cho ví dụ minh họa.
Bài 2: Chất
I. Chất có ở đâu:
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II. Tính chất của chất.
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định:
Mỗi chất có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.
2. Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi:
- Giúp phân biệt chất này với chất khác.
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
III. Chất tinh khiết.
1. Hỗn hợp:
Hai hay nhiều chất trộn lẩn nhau gọi là hỗn hợp.
VD: Nước tự nhiên, nước muối.
2. Chất tinh khiết:
Chất tinh khiết là chất không pha trộn với bất kỳ một chất nào khác.
VD: Nước cất.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
V./ Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Chất - Trường Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.doc