Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.

- Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm và nơi phân bố của ba chủng tộc chính trên thế giới.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.

- Nhận biết được ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.

3. Thái độ

4. Định hướng phát triển năng lực

- Rèn năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ.

 

docx 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức 
- Sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
- Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm và nơi phân bố của ba chủng tộc chính trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
- Nhận biết được ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
3. Thái độ
Định hướng phát triển năng lực
- Rèn năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.
- Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
2. Học sinh
- SGK
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
Câu hỏi: Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?
2. Giảng kiến thức mới	
Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người sống hầu khắp nơi trên Trái Đất, có nơi rất đông cũng có nơi thưa thớt, để hiểu tại sao như vậy bài học hôm nay cho các em thấy được điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp (15 phút)
Bước 1: Giải thích, phân biệt cho HS hiểu 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư”:
- Dân số là tổng số người ở trong một lãnh thổ được xác định tại một thời điểm nhất định. 
- Dân dư là tất cả những người sống trên một lãnh thổ.
Dân cư được các nhà dân số học định lượng bằng mật độ dân số. 
- Cho một HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” SGK/ Tr.187
- Yêu cầu cả lớp làm bài tập 2 Tr.9 SGK. Từ đó khái quát công thức tính mật độ dân số.
HS tính và báo cáo kết quả:
Mật độ dân số (người/ km2) = Dân số (người)/ Diện tích (km2) 
Việt Nam: 238 người/km2
Trung Quốc: 133 người/km2 
Inđônêxia: 107 người/km2
? Căn cứ vào mật độ dân số cho ta biết điều gì?
Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1, cho biết:
? Một chấm đỏ tương ứng với bao nhiêu người? Nơi chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa, nơi không có chấm đỏ nói lên điều gì? 
(1 chấm đỏ tương đương 500.000 người. Nơi nào nhiều chấm đỏ là nơi đông dân và ngược lại)
? Như vậy mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì?
(Mật độ chấm đỏ thể hiện sự phân bố dân cư)
? Xác định trên bản đồ những khu vực tập trung đông dân và 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất ?
? Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết tại sao vùng Đông Á, Nam Á, và Trung Đông là những nơi đông dân?
(Vì những nơi này có nền văn minh cổ đại rực rỡ lâu đời, quê hương của nền sản xuất nông nghiệp đầu tiên của loài người)
? Tại sao lại có những khu vục tập trung đông dân cư, có những khu vực thưa dân?
(- Dân cư tập trung đông ở những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi:
+ Dân cư tập trung đông ở những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn
+ Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục.
- Những khu vực thưa dân là: các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng nằm sâu trong lục địa)
? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư trên thế giới?
Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều?
(Nguyên nhân do điều kiện sinh sống và đi lại có thuận lợi cho con người hay không).
? Ngày nay con người đã có thể sống mọi nơi trên Trái Đất chưa? Tại sao ? 
Hoạt động 2: Cặp/ nhóm (19 phút)
Bước 1: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ: “Chủng tộc” SGK/ tr.186.
? Cho biết trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Kể tên? Căn cứ vào đâu để chia như vậy?
Bước 2: Hướng dẫn HS quan sát hình 2.2, tổ chức cho HS thảo luận từng cặp (2 phút) tìm hiểu đặc điểm về hình thái bên ngoài của ba người đại diện cho 3 chủng tộc trong hình và cho biết địa bàn sinh sống chủ yếu của từng chủng tộc.
 HS trả lời.
? Theo em, có chủng tộc da đỏ không?
HS thảo luận và trình bày ý kiến, quan điểm.
GV chuẩn xác kiến thức.
? Theo em, có chủng tộc nào là thượng đẳng và chủng tộc nào hạ đẳng không?
HS thảo luận và trình bày ý kiến trước lớp.
GV nhận xét, nhấn mạnh cho HS hiểu sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài, mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau. Sự khác nhau đó chỉ bắt đầu xảy ra cách đây 500.000 năm khi loài người còn phụ thuộc vào tự nhiên. Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài là do di truyền. Để có thề nhận biết các chủng tộc ta dựa vào sự khác nhau của màu da, mái tóc
Trước kia có sự phân biết chủng tộc gay gắt giữa chủng tộc da trắng và da đen. Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả các châu lục và các quốc gia trên Thế giới.
1. Sự phân bố dân cư
- Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước.
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
2. Các chủng tộc
Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính:
- Môn-gô-lô-it ở châu Á: da vàng, tóc đen, mắt đen, mũi thấp
- Nê-grô-it ở châu Phi: da đen, tóc đen xoăn, mắt đen và to, mũi thấp và rộng.
 - Ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu: da trắng, tóc nâu hoạc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi cao và hẹp.
3. Củng cố bài giảng
- Gọi HS lên xác định trên bản đồ những nơi dân cư tập trung đông đúc và giải thích nguyên nhân?
- Nối tên các chủng tộc với địa bàn sinh sống chủ yếu của họ để có kêt quả đúng:
 	Môn-gô-lô-it	Châu Phi
	Ơ-rô-pê-ô-it	Châu Á
	Nê-grô-it	Châu Âu
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Làm bài tập 2, Tr9 SGK
- Xem trước bài 3. Trả lời một số câu hỏi:
+ Thế nào là quần cư nông thôn, quần cư thành thị/
+ Quá trình đô thị hóa là gì? Siêu đô thị là gì? 
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc trên thế giới
- Tìm hiểu cách sinh sống, đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau?
D. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.docx