1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
* HS biết được: Khái niệm chất
* HS hiểu: Một số tính chất của chất ( các chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất.)
1.2. Kỹ năng :
- HS thực hiện được: So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột . Phân biệt được chất và vật thể.
- HS thực hiện thành thạo: rút ra được nhận xét về tính chất của chất qua thí nghiệm hình ảnh, mẫu chất
1.3. Thái độ :
-Thói quen: Rèn HS tính cẩn thận khi dùng hóa chất sử dụng đúng yêu cầu tùy theo tính chất của nó.
- Tính cách: Bảo đảm tính an toàn khi dùng hóa chất.
CHẤT Bài 2-Tiết : 2 Tuần dạy: 01 1. MỤC TIÊU : 1.1. Kiến thức : * HS biết được: Khái niệm chất * HS hiểu: Một số tính chất của chất ( các chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất.) 1.2. Kỹ năng : - HS thực hiện được: So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.. Phân biệt được chất và vật thể. - HS thực hiện thành thạo: rút ra được nhận xét về tính chất của chất qua thí nghiệm hình ảnh, mẫu chất 1.3. Thái độ : -Thói quen: Rèn HS tính cẩn thận khi dùng hóa chất sử dụng đúng yêu cầu tùy theo tính chất của nó. - Tính cách: Bảo đảm tính an toàn khi dùng hóa chất. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Chất. Tính chất của chất. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên : - Mẫu một số chất : nhôm, đồng, nước, muối ăn. - Dụng cụ : thử tính dẫn điện, bảng phụ, cốc. 3.2. Học sinh : Soạn và xem trước bài, ôn tập vật lý lớp 6. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:(1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh, chia nhóm. 4.2. Kiểm tra miệng: (5’) Câu hỏi HS1. Hóa học là gì ? Nêu thí dụ? (5đ) Theo em học tốt môn hóa học là phải làm như thế nào ? Ví dụ? (5đ) Đáp án - Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. - Ví dụ : Cho định sắt vào dung dịch HCl có khí sủi bọt nghĩa là có sự biến đổi các chất sắt và axit clohidric - Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học - HS ví dụ hợp lý Điểm 3đ 2đ 2đ 3đ 4.3. Tiến trình bài học: * Hoạt động 1:(2’) Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS nhắc lại hóa học là gì ? Sau đó GV nhấn mạnh môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Bài hôm nay chúng ta làm quen với chất : “CHẤT”. * Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu chất có ở đâu ? - Mục tiêu: Tìm hiểu chất có ở đâu ? - Kiến thức: HS phân biệt được chất và vật thể. - Kĩ năng: Quan sát, hoạt động nhóm. - Phương pháp, phương tiện dạy học: thảo luận, vấn đáp. - Các bước hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV nêu : Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể xung quanh ta. - GV bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể, HS phân loại các ví dụ đã nêu, GV ghi bảng. + Vật thể tự nhiên : người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất + Vật thể nhân tạo : nhà ở, đồ dùng, quần áo, thước kẻ, compa GV treo bảng phụ, HS thảo luận nhóm. Tên gọi thông thường Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Tự nhiên Nhân tạo -Không khí -Thân cây mía - Bàn gỗ - Ấm đun nước - Rổ nhựa - Cuốc Oxi,nitơ, cacbonic Các nhóm báo cáo, GV và HS nhận xét sửa chữa chấm điểm tuyên dương. ? Qua các ví dụ trên, em thấy chất có ở đâu ? * GV mở rộng : Chất có trong mọi vật thể và giới thiệu từ vật liệu. - Vật liệu là những vật dụng để làm ra vật thể (mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất). ? Chất có những tính chất nào ? I. Chất ở đâu ? Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. * Hoạt động 3:(20’) Tìm hiểu tính chất của chất. - Mục tiêu: Tìm hiểu tính chất của chất. - Kiến thức: Tính chất của chất. - Kĩ năng: Quan sát, hoạt động nhóm. - Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, thảo luận, vấn đáp. - Các bước hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung + Mỗi chất có một số tính chất nhất định, không đổi. - GV thông báo: Trạng thái, màu sắc, mùi vị. Tính tan trong nước. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt..thuộc tính chất vật lí. _ Tính chất hoá học là khả năng biến đổi thành chất mới. ? Làm thế nào để biết được tính chất của chất. Trên khay thí nghiệm của mỗi nhóm có 1 lá nhôm, 1 cốc muối ăn. Hãy tiến hành những thí nghiệm cần thiết để biết được tính chất của nhôm và muối ăn . - GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm để biết tính chất của một số chất. HS tiến hành thí nghiệm và thảo luận . Các nhóm báo cáo, GV ghi bảng. + Nhôm: Chất rắn màu, không tan trong nước. khối lượng dựa vào công thức + Muối : chất rắn, màu trắng, tan trong nước, không cháy. ? Để nhận biết tính chất của chất, chúng ta dựa vào đâu ? - Quan sát HS kết luận: - Dùng dụng cụ để đo - Làm thí nghiệm - Như vậy mỗi chất có những tính chất như thế nào ? ? Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi gì? - GV nêu các ví dụ gọi HS phân biệt : nước và cồn Þ yêu cầu HS nêu lợi ích ? - GV thuyết trình : biết tính chất của chất giúp ta biết cách sử dụng chất và ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất. - GV nêu ví dụ minh họa : Cây xanh không nên để trong phòng ngủ vào ban đêm (thải khí CO2) II. Tính chất của chất. 1/ Mỗi chất có những tính chất nhất định a. Tính chất vật lý : - Trạng thái, màu sắc, mùi vị. - Tính tan trong nước. - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. - Khối lượng riêng b. Tính chất hóa học : Khả năng biến đổi chất thành chất mới. - Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. - Biết cách sử dụng chất và ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: Chọn mỗi dãy bàn 2 em trả lời các câu hỏi (2’) + Nêu các tính chất để thấy các chất khác nhau.( nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, không cháy được.; rượu là chất lỏng, không màu, có mùi, có vị, cháy được) + Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? (- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết đặc điểm chất. - Biết cách sử dụng chất và ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất.) 5.2 Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết học này: - Học nội dung bài, tìm ví dụ cho từng phần. - Làm bài tập ở nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/1. ( Đọc câu hỏi dựa vào phần bài học và các ví dụ minh hoạ trả lời) * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị : Phần III chất tinh khiết (bài 2) - Đọc bài xem kỹ trước các thí nghiệm. - Tiết sau mỗi nhóm mang theo 1 chai nước khoáng và 1 ống nước cất. 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV hóa 8
Tài liệu đính kèm: