A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
HS nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến Pháp năm 1992
2. Thái độ:
Hình thành trong HS ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
3. Kỉ năng:
HS có nếp sống, thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
B- PHƯƠNG PHÁP
· Phương pháp thuyết trình, giảng giải
· Phương pháp thảo luận
· Giải quyết vấn đề
Ngày soan: 27/3/2007 Bài 20: Tiết 28: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức HS nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến Pháp năm 1992 2. Thái độ: Hình thành trong HS ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” 3. Kỉ năng: HS có nếp sống, thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” B- PHƯƠNG PHÁP Phương pháp thuyết trình, giảng giải Phương pháp thảo luận Giải quyết vấn đề C- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: SGK, sách GDCD lóp 8 Các sơ đồ về nội dung cơ bản của Hiến pháp, tổ chức bộ máy nhà nước Hiến pháp năm 1992 , luật tổ chức Quốc hội, luật tổ chức Chính phủ D- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 Phút) Hãy kể tên các chuyên mục về công dân tham gia đóng góp ý kiến thắc mắc, phản ánh nguyện vọng (cho một vài ví dụ) 3. Bài mới: a. GIỚI THIỆU BÀI (2 Phút) Chúng ta vừa nghiên cứu xong một số quyền và nghĩa vụ của công dân những nội dung này là những quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Vậy Hiến pháp là gì? Vị trí và ý nghĩa của Hiến pháp như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. b. BÀI MỚI T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động1 TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐẶT VẤN ĐỀ GV: Tổ chức HS cả lớp thảo luận GV: Ghi các điều này lên bảng phụ GV: đặt câu hỏi: Câu hỏi 1: Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hóa trong điều 65 của Hiến pháp. Câu hỏi 2: Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em. GV: Giải đáp GV: Dựa trên ý kiến HS chốt lại nội dung GV: Cho HS lấy thêm ví dụ ở các bài đã học để chứng minh Bài 12 Hiến pháp 1992: Điều 64 Luật Hôn nhân gia đình: Điều 2 Bài 16: Hiến pháp năm 1992: Điều 58 Bộ luật Dân sự: Điều 175 Bài 17 Hiến pháp năm 1992: Điều 17,18 Bộ luật Hình sự: Điều 144 Bài 18: Hiến pháp 1992: Điều 74 Luật Khiếu nại, tố cáo: Điều 4,30,31,33 Bài 19 Hiến pháp năm 1992: Điều 69 Luật Báo chí: Điều 2 GV: Đánh giá kết luận cùng HS rút ra bài học GV: Chuyển ý: Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào? Để nắm rõ vấn đề chúng ta xét nội dung sau: Hoạt động 2 TÌM HIỂU HIẾN PHÁP VIỆT NAM GV: Đàm thoại cùng HS cả lớp trao đổi và giới thiệu sơ lược về sự ra đời Hiến pháp GV: Đặt câu hỏi 1/ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta ra đời từ năm nào? Có sự kiện lịch sử gì? 2/ Vì sao có Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992. 3/ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp? GV: Tóm tắt: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: 1946, 1959, 1980, 1992 GV: Lưu ý HS: Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. GV: Kết luận, chuyển ý Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng CSVN trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng Hoạt động 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Từ các nội dung đã học trên các em trả lời câu hỏi: Hiến pháp là gì? GV: Nhận xét, kết luận nội dung, ghi lên bảng GV: Chuyển ý, giới thiệu nội dung Hiến pháp năm 1992 GV: Phô tô cho HS mỗi em một tờ về nội dung (SGK trang 108,109,110,111) GV: Đưa ra câu hỏi Câu hỏi 1: Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày nào? Gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Tên của mỗi chương? Câu hỏi 2: Bản chất của nhà nước ta là gì? Câu hỏi 3: Nội dung của Hiến pháp năm 1992 quy định những vấn đề gì? GV: Chốt lại phần học tiết 1, nhắc nhở công việc cho tiết học sau HS: Đọc điều 65 (Hiến pháp năm 1992) Điều 146 (Hiến pháp năm 1992) Điều 6 (Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em) Điều 2 (Luật Hôn nhân gia đình) HS: Làm việc độc lập HS: Phát biểu ý kiến cá nhân HS: Cả lớp thảo luận, nhận xét Câu hỏi 1: Điều 8 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan Câu hỏi 2: Giữa Hiến pháp và các điều Luật có mối liên hệ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp Bài học: Khẳng định Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật HS: Trả lời cá nhân * Hiến pháp 1946 Sau CM tháng Tám thành công, Nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ * Hiến pháp 1959 Hiến pháp thời kì xây dựng CM XHCN ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà * Hiến pháp 1980 Hiến pháp thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước * Hiến pháp 1992 Hiến pháp thời kì đổi mới đất nước HS: Phát biểu cá nhân HS: Cả lớp tranh luận HS: Ghi vào vở HS: Nghiên cứu tìm hiểu nội dung các chỉ định cơ bản của Hiến pháp năm 1992 HS: Về nhà nghiên cứu cho tiết 2. 1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp 2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 5/ Rút kinh nghiệm: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 4 Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em. CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 3 Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em. CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 2 Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hóa trong điều 65 của Hiến pháp CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 1 Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hóa trong điều 65 của Hiến pháp
Tài liệu đính kèm: