Bài 23: Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí. - Học sinh biết được đặc điểm của chữ in hoa nét đều, vẽ đẹp của nó và cách sắp xếp dòng chữ. - Học sinh biết cách kẻ kiểu chữ in hoa nét đều. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng kẻ chữ, kỹ năng bố cục, cách sắp xếp chữ. - Học sinh kẻ được một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều và vẽ màu. - Rèn kỹ năng vẽ màu. 3. Thái độ: - Có ý thức trân trọng các thành quả lao động. - Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp. - Thị hiếu thẩm mĩ.II. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập. - Phương pháp hỗ trợ: Vấn đápIII. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Kế hoạch bài giảng, bảng phóng to kiểu chữ in hoa nét đều và một số bìa sách, báo, khẩu hiệu. + Hình minh họa cách sắp xếp dòng chữ , bố cục, cách kẻ các bước, dòng chữ in hoa nét đều. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Đồ dùng học tập đầy đủ (giấy khổ 40cm x 10cm), kéo, thước, màu vẽ, giấy thủ công, bút chì đen. + Sách giáo khoa lớp 6

doc 14 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 23: Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
 	- Học sinh nắm được kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí.
 	- Học sinh biết được đặc điểm của chữ in hoa nét đều, vẽ đẹp của nó và cách sắp xếp dòng chữ.
 	- Học sinh biết cách kẻ kiểu chữ in hoa nét đều.
 	2. Kỹ năng:
 	- Rèn luyện kỹ năng kẻ chữ, kỹ năng bố cục, cách sắp xếp chữ.
 	- Học sinh kẻ được một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều và vẽ màu.
 	- Rèn kỹ năng vẽ màu.
	3. Thái độ:
 	- Có ý thức trân trọng các thành quả lao động.
 	- Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp.
 	- Thị hiếu thẩm mĩ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 	- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.
 	- Phương pháp hỗ trợ: Vấn đáp
III. CHUẨN BỊ:
 	1. Chuẩn bị của giáo viên:
 	+ Kế hoạch bài giảng, bảng phóng to kiểu chữ in hoa nét đều và một số bìa sách, báo, khẩu hiệu.
 	+ Hình minh họa cách sắp xếp dòng chữ , bố cục, cách kẻ các bước, dòng chữ in hoa nét đều.
 	2. Chuẩn bị của học sinh:
 	+ Đồ dùng học tập đầy đủ (giấy khổ 40cm x 10cm), kéo, thước, màu vẽ, giấy thủ công, bút chì đen.
 	+ Sách giáo khoa lớp 6
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 	- Sách giáo viên - sách giáo khoa mĩ thuật lớp 6
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC 
1'
Chào học sinh.
- Giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Chào giáo viên
- Hoan nghênh giáo viên 
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Đem đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh vắng giáo viên tìm hiểu lý do.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài 22: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
2'
- Đặt câu hỏi:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đem bài tập hôm trước "ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN" đề giáo viên kiểm tra.
+ Khuyến khích những em làm bái tốt và phê bình những em không chịu hoàn thành bài.
+ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đứng dậy và nhắc lại các bước tiến hành 1 bài vẽ tranh và củng cố.
- Đem bài tập ra bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra.
- Đứng dậy nhắc lại các bước tiến hành vẽ 1 bài vẽ tranh.
Học sinh chưa nhớ đầy đủ giáo viên bổ sung 
- Học sinh nhớ chưa đầy đủ giáo viên bổ sung thêm.
III. GIẢNG BÀI MỚI
Bài 23: Vẽ trang trí
KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
1. Giới thiệu bài
Hoạt động 1:
Quan sát - Nhận xét
- Bảng chữ in hoa nét đều.
- Khái niệm:
- Đặc điểm:
+ Là kiểu chữ có các nét đều bằng nhau.
+ Kiểu chữ có dáng chắc khỏe.
+ Có sự khác nhau về độ rộng, hẹp 
+ Các dạng chữ in hoa nét đều (chữ có nét thẳng, chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong, chỉ có nét cong)
- Lưu ý 
+ Chữ in hoa nét đều có kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân.
+ Chiều ngang và chiều cao của con chữ có thể thay đổi theo mục đích của người trình bày, người kẻ chữ.
- Hướng dẫn cách sắp xếp dòng chữ.
+ Bố cục: (Chú ý về tỉ lệ, khoảng cách các con chữ, các khe
Hoạt động 2:
2. Cách kẻ:
 - Các bước: có 5 bước
Bước 1: Tìm khung hình chung.
Bước 2: Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều rộng của hàng chữ.
Bước 3: Chia khoảng cách giữa khe, con chữ.
Bước 4: Phác nét và kẻ chữ.
Bước 5: Vẽ màu 
Hoạt động bổ sung (Trò chơi)
Hoạt động 3:
3. Thực hành:
- Kẻ một dòng chữ in hoa nét đều: "CHĂM HỌC"
Hoạt động 4:
4. Nhận xét - đánh giá
- Đánh giá tiết học
- Giáo dục
Hoạt động 5:
5. Dặn dò - kết thúc.
(12')
1'
- Chữ Việt có nguồn gốc từ chữ La Tinh ngoài nhiệm vụ trao đổi và truyền đạt thông tin chữ còn được sử dụng làm trang trí. Có rất nhiều kiểu chữ. Hôm nay chúng ta học kẻ một trong những kiểu chữ trên.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
	 Bài 23: Vẽ trang trí
 KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
Hoạt động 1:
- Giới thiệu 2 bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm và bảng chữ in hoa nét đều để học sinh nhận xét sau đó chỉ để lại 1 bảng chữ in hoa nét đều để học sinh biết được đặc điểm của chữ và đặt câu hỏi:
+ Chữ in hoa nét đều giống và khác chữ in hoa nét thành nét đậm ở chỗ nào?

- Giống: đều có con chữ rộng ngang và hẹp ngang, đều chữ in hoa đều có nét đậm.
- Khác: Chữ in hoa nét đều các nét trong 1 từ, 1 con chữ  đều bằng nhau.
+ Thế nào là kiểu chữ in hoa nét đều? (Là kiểu chữ mà trong một con chữ có các nét đều bằng nhau)
+ Chữ in hoa nét đều nó có những đặc điểm gì?
(- Các nét trong một con chữ đều bằng nhau.
- Là kiểu chữ có dáng chắc khỏe.
- Có sự khác nhau về độ rộng, độ hẹp )
+ Trong bảng chữ có những chữ nào chữ có nét thẳng? Chữ nào vừa có nét thẳng nét cong và chữ nào có nét thẳng nét cong và chữ náo chỉ có nét cong?
(- Chữ rộng ngang: M, O, G, Q, C, 
- Chữ hẹp ngang: I,L, T
- Chữ chỉ có nét thẳng: A, E, H, I, L, M, N, T, X, Y, V )
- Chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong:B, D, G, P , R, U.
- Chữ chỉ có nét cong: C, O, Q, S.
- Vừa nói vừa ghi các lưu ý lên bảng để học sinh ghi bài.

- Giáo viên cho học sinh xem cách sắp xếp dòng chữ.
+ Giáo viên treo một số bố cục lên và đặt câu hỏi.
+ Bố cục của bài nào đẹp nhất vì sao?

(b. Vì nó nằm cân đối giữa tờ giấy, các chữ đúng tỉ lệ, khoảng cách hợp lý) 
- Bài c: Kích thước quá nhỏ so với tờ giấy và bị lệch phải.
- Bài a: Kích thước chữ quá to so với bố cục tờ giấy)
=> Giáo viên củng c61 lại để học sinh hiểu được và vận dụng vào bài vẽ của mình cho phù hợp với bố cục.

Hoạt động 2: Cách kẻ chữ: Trước khi hướng dẫn cách kẻ giáo viên yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại các bước tiến hành cách kẻ dòng chữ (con chữ)
- Giáo viên treo bảng phụ các bước tiến hành lên bảng cho học sinh quan sát và thực hiện lên bảng.
Bước 1: Ước lượng chiều dai dòng chữ để sắp xếp vào khoảng giấy cho cân đối. vd: Kẻ dòng chữ "CHĂM HỌC"

BƯỚC 2: Ước lượng chiều cao, chiều rộng của chữ cho vừa với chiều dài dòng chữ (không thừa, không thiếu) và phải hợp lý.
Bước 2:

Bước 3: Chia khoảng cách giữa các chữ, con chữ cho hợp lý.
Lưu ý: Khoảng cách và khe chữ đứng và chữ cong.
Vd: Khoảng cách khe giữa chữ nét đứng với nét đứng rộng hơn 1 chút so với nét đứng và nét cong.
Bước 3: 

Bước 4: Tiến hành phác nét và kẻ chữ.
Dựa trên tỉ lệ khoảng cách ta phác nét và kẻ chữ.
Bước 5:

Vẽ màu nền và màu chữ 
Lưu ý phải dùng màu sao cho nổi rõ dòng chữ, vd: Màu chữ sáng thì nền đậm hoặc ngược lại)

- Giáo viên công bố luật chơi và thời gian chơi.
+ Chia lớp ra 2 dãy làm 2 nhóm A-B mỗi nhóm cử ra 3 bạn lên bảng dán hàng chữ MÙA HÈ
Lưu ý: Trong số chữ chuẩn bị của cô có 2 kiểu chữ in hoa nét đều và in hoa nét thanh nét đậm.
Yêu cầu các em chọn kiểu chữ mình vừa học xong để ghép trong vòng 3 phút, đội nào xong trước, đẹp, đúng, thì đội đó thắng.
- Tuyên dương đội thắng và khuyến khích đội còn lại.
- Hoạt động 3: 
+ Yêu cầu học sinh đem đồ dùng học tập ra làm bài.
- Cất bảng mẫu, treo bảng chữ nét đều.
- Yêu cầu học sinh kẻ dng2 chữ in hoa nét đều: "CHĂM HỌC"
- Nhắc học sinh thực hiện các bước như đã hướng dẫn.
- Bao quát lớp và giúp đỡ học sinh vẽ bài.
- Nếu thấy cả lớp có lỗi sai chung thì nhắc lớn để các em tự nhận ra và sửa chữa vào bài của mình.
- Cá nhận học sinh sai thì nhắc nhở để không làm ảnh hưởng đến bạn khác, chú ý không vẽ hộ cho học sinh.
- Hết giờ yêu cầu cả lớp dừng bút.

Hoạt động 4:
- Giáo viên chọn 1 số bài đẹp và chưa đẹp đem dán lên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Đặt câu hỏi
+ Bố cục
+ Kiểu chữ
+ Tỉ lệ, khoảng cách.
+Màu sắc.
® Giáo viên củng cố hệ thống nội dung bài học.
=> Giáo viên tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét chung và xếp loại.
- Nhận xét và đánh giá tiết học
+ Đem 2-3 cuốn sách, báo ngoài bìa có kiểu chữ IN HOA NÉT ĐỀU thông qua đó giáo dục học sinh hiểu về vai trò của kiểu chữ trong đời sống. 
Phải giữ gìn và thêm yêu quý đồ dùng học tập, vật dụng trong nhà và tôn trọng sản phẩm do mình cũng như người khác làm ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nào chưa hoàn thành bài về nhà hoàn thành và kẻ thêm 1 số dòng chữ mà mình thích.
- Về nhà chuẩn bị cho cô bài mới.
Bài 24: Thường thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
+ Xem trước bài và sưu tầm và tim hiểu 1 số tranh ảnh về tranh dân gian để tiết học được tốt.
- Hết giờ cho học sinh đứng dậy hào giáo viên dự giờ (nếu có)
- Chào học sinh.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Đem vở ra ghi bài
- Chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hỏi bài và xung phong trả lời.
 + Phải quan sát kỹ 2 bảng chữ và chỉ ra được bảng chữ in hoa nét đều.
+ Phải phân biệt được sự giống và khác nhau giữa 2 bảng chữ.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và trả lời được đặc điểm chữ qua quan sát bảng chữ.
- Quan sát lắng nghe câu hỏi và chỉ ra được:
+ Chữ hẹp bề ngang.
+ Chữ rộng bề ngang.
+ Chữ có nét thẳng.
+ Chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong.
+ Chữ chỉ có nét cong.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi bài vào vở để nhớ và vận dụng
- Chú ý quan sát và ghi nhớ.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Quan sát và tham gia cùng nhận xét và chỉ ra được bố cục đẹp nhất và giải thích được vì sao.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
Xung phong đứng dậy nhắc lại các bước tiến hành.
- Chú ý quan sát và ghi bài vào vở.
- Chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên hướng dẫn để ghi nhớ.
- Chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Chú ý quan sát và ghi nhớ.
- Chú ý lắng nghe giáo viên đưa ra luật chơi và lắng nghe nội dung yêu cầu và chuẩn bị cử bạn đại diện của nhóm lên thực hiện. Các bạn dưới lớp cổ vũ cho các bạn.
- Hoạt động 3:
Đem đồ dùng học tập ra thực hành.
Kẻ hàng chữ mà giáo viên ghi ở đề bài, theo kiểu chữ IN HOA NÉT ĐỀU.
- Lắng nghe và chú ý thực hiện.
- Học sinh dừng bút vẽ và đem bài lên bảng dán.
Hoạt động 4:
- Chú ý quan sát và tham gia nhận xét về: bố cục, kiểu chữ, tỉ lệ, khoảng cách và màu sắc.
- Lắng nghe và ghi nhớ, rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe và ghi nhớ để về nhà thực hiện.
- Chào giáo viên.
- Học sinh không ghi bài giáo viên hỏi lý do và xử lý.

- Học sinh trả lời chưa chính xác giáo viên gọi em khác bổ sung thêm.

- Học sinh trả lời chưa đủ giáo viên bổ sung thêm.

- Lớp ồn , không chú ý giáo viên nhắc nhở.

- Học sinh trả lời chưa chính xác, giáo viên gọi học sinh khác bổ sung.

- Học sinh giải thích chưa rõ giáo viên gợi ý thêm cho các em trả lời đúng hơn. 
- Học sinh nhắc chưa đủ giáo viên gọi em khác đứng dậy bổ sung.

- Lớp ồn giáo viên nhắc nhở và ổn định lại.

- Học sinh ngồi dưới làm theo giáo viên cần yêu cầu học sinh dừng bút và chú ý lên bảng.

- Học sinh không chú ý giáo viên nhắc nhở.

- Học sinh thiếu bút vẽ,hoặc vở vẽ, giáo viên nhắc và phê bình bảo mượn bạn để vẽ tạm.
- Lớp ồn giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh nói chuyện giáo viên gọi tên và phê
BÀI THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Mĩ thuật
Bài 23: Vẽ trang trí : KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU

I. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc (THCS) trung học cơ sở:
 	- Hình thành cho học sinh những cơ sở và nhằm giúp học sinh hiểu được cách thức và phương pháp trang trí kiểu chữ IN HOA NÉT ĐỀU cho đúng và việc ứng dụng kiểu chữ trong đời sống.
 	- Cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng trang trí cơ bản, đặc biệt là hình mảng  bài học này là đường nét.
 	- Học sinh nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu quý cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào đời sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
2. Căn cứ vào đặc thù của môn học và bài học
 	- Đây là tiết dạy vẽ trang trí: KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU là 1 bái khó ít gây hứng thú cho học sinh hơn bài vẽ tranh, do đó giáo viên cần có phương pháp thích hợp để thu hút học sinh vào bài bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn, đồng thời tạo tâm lý thoải mái trong hoạt động học tập cho học sinh.
 	- Vì vẽ trang trí: "KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU" đòi hỏi học sinh phải quan sát kỹ bảng chữ cái, nắm vững đặc điểm của kiểu chữ rồi vẽ vào vở hoặc vào giấy. Chú ý không được kẻ sai kiểu chữ, không đúng với yêu cầu bài học.
3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh 
 	- Trong giai đoạn nào học sinh rất tích cực hoạt động dễ bị bị tác động hưng phấn trước vẻ d0ep5 của sự vật (chữ in hoa nét đều), hiên tượng cụ thể, thích được thể hiện những kiểu chữ hàng ngày trông thấy qua sách, báo  không mấy để ý, nay được giáo viên phân tích chỉ ra cái hay, cái đẹp về kiểu chữ, màu sắc khi hoàn thành nên có mong muốn vẽ lại.
 	- Học sinh ở lứa tuổi này tuy là năm đầu tiên của cấp 2 nhưng vẫn rất thích được khen ngợi giáo viên nên khuyến khích động viên học sinh thích hợp để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Giáo viên cần nắm bắt tâm lý để khích lệ học sinh vì bài này rất í hấp dẫn cho học sinh.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
 	- Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học.
 	- Căn cứ vào vị trí của bài học.
 	- Căn cứ vào đặc thù của phân môn.
 	- Căn cứ vào trình độ của học sinh.
 	Ở lứa tuổi này học sinh đã có rất nhiều kỹ năng được rèn luyện như: kỹ năng phân tích, tổng hợp, khả năng quan sát phát triển cao  tương đối thành thạo.
 	Học sinh đã nhận xét được đặc điểm của kiểu chữ tương đối chính xác, biết thực hiện đúng phương pháp, đúng quy trình của một bài vẽ trang trí. 
 	Biết thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và có ý thức hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
	- Các phương pháp:
	 	+ Chủ đao: Trực quan - luyện tập.
	+ Hỗ trợ: Vấn đáp - giải thích 
 	- Căn cứ vào quy trình thực hiện: giảng bài mới, quan sát nhận xét,hướng dẫn cách vẽ thực hành, nhận xét đánh giá sản phẩm và tiết học.
 	- Hình thức tổ chức tiết dạy: Dùng phương pháp trực quan luyện tập và đàm thoại , minh họa diễn giải để trao đổi cùng học sinh.
 	+ Vì là bài vẽ trang trí, thông qua quan sát và ghi nhớ nên em xác định phương pháp chủ đạo là trực quan, luyện tập kết hợp với vấn đáp để học sinh tập trung hơn.
	- Căn cứ vào đặc thù của tiết vẽ trang trí, học sinh cần nắm chắc kỹ năng tạo hình, và kẻ được đúng đặc điểm của mẫu chữ nên thực hành rèn luyện kỹ năng là phương pháp quan trọng được em xác định trong bài.
IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Căn cứ vào nội dung và phân môn bài dạy:
	Yêu cầu kẻ chữ in hoa nét đều là kiểu chữ có các nét bằng nhau trong 1 con chữ, mặt khác ở bài này yêu cầu mẫu chữ in hoa nét đều và các kiểu chữ khác như in hoa nét thanh nét đậm để học sinh dễ biết đặc điểm của kiểu chữ và kẻ cho đúng.
	Mặt khác có nhiều đồ dùng minh họa dễ làm như: Biểu mẫu hướng dẫn cách bố cục, biểu mẫu minh họa các bước tiến hành, đồ dùng phục vụ cho trò chơi cho bài học để em có thể tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh.
	- Căn cứ vào trình độ của học sinh
	- Căn cứ vào phương pháp dạy học 
	- Căn cứ vào điều kiện vật chất nhà trường: Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu của tiết dạy bảng chữ in hoa nét đều chuẩn, lớn để hướng dẫn cho học sinh học bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều (3).doc