Bài 26: Clo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

ã HS biết tính chất vật lí của clo

ã HS nắm được clo một phi kim hoạt động hóa học mạnh: Tác dụng được với hầu hết các kim loại, H2 và một số hợp chất.

2. Về kĩ năng

ã HS vận dụng các kiến thức viết được phương trình phản ứng minh họa các tính chất trên

3. Về tình cảm, thái độ

HS hiểu được vai trò của của clo trong sản xuất công nghiệp cũng như trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng hiểu được clo và các hợp chất của nó cũng có tác hại đến môi trường. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 26: Clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: clo
Kí liệu hóa học: Cl
Nguyên tử khối: 35,5
Công thức phân tử: Cl2
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức
HS biết tính chất vật lí của clo
HS nắm được clo một phi kim hoạt động hóa học mạnh: Tác dụng được với hầu hết các kim loại, H2 và một số hợp chất.
2. Về kĩ năng
HS vận dụng các kiến thức viết được phương trình phản ứng minh họa các tính chất trên
3. Về tình cảm, thái độ
HS hiểu được vai trò của của clo trong sản xuất công nghiệp cũng như trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng hiểu được clo và các hợp chất của nó cũng có tác hại đến môi trường. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học
Tiến hành các thí nghiệm:
Thí nghiệm biểu diễn của GV:
Cl2 + Na
Cl2 + Fe 
Thí nghiệm của học sinh:
Cl2 + H2O
Cl2 + dd NaBr
Cl2 + dd NaI
Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế nội dung bài giảng
Sử dụng thí nghiệm mô phỏng ( phân tử Cl2, Cl2 + H2)
Sử dụng một số hình ảnh về nhà máy nước, nhà máy sản xuất phân bón để nói lên tác dụng của clo
Sử dụng một số tư liệu về clo là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường
III. Nội dung kiến thức và phương pháp dạy học
Nội dung kiến thức
Phương pháp
I. Tính chất vật lí
Có màu vàng lục
Độc
Nặng hơn không khí
Cho HS xem màu sắc lọ chứa khí clo
Biểu diễn thí nghiệm: cho con châu chấu vào lọ chứa khí clo, quan sát hiện tượng
II. Tính chất hóa học
1. Clo có những tính chất hóa học chung của phi kim không? 
Tác dụng với kim loại
Cl2(k) + 2Na(r) 2NaCl(r)
2Cl2(k) + 2Fe(r) 2FeCl3(r)
Cl2(k) + Cu(r) CuCl2(r)
Nhận xét: Clo phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua.
b. Tác dụng với H2
Cl2(k) + H2(k) 2HCl(k)
Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
Kết luận: Clo có tính chất hóa học chung của phi kim như: tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđro clorua  Clo là một phi kim họat động hóa học mạnh.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác? 
a) Tác dụng với nước
Cl2(k) + H2O(l) HCl (dd) + HClO (dd)
Nước clo: Là hỗn hợp Cl2, HCl, HClO
ứng dụng: tẩy trắng, khử trùng nước
b) Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2(k) + 2NaOH(dd)đ NaCl(dd)+ NaClO(dd) + H2O (l)
Nước Gia – ven: là dd chứa NaCl, NaClO. ứng dụng: tẩy trắng
Học sinh xem mô phỏng cấu tạo phân tử Cl2
GV biểu diễn thí nghiệm.
(Nếu không có điều kiện làm TN thì sử dụng các movie TN)
Sử dụng movie thí nghiệm và thí nghiệm mô phỏng phản ứng của Cl2 với H2
GV biểu diễn thí nghiệm, nêu các bước tiến hành
III. ứng dụng
Sát trùng nước
Là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ
Liên hệ với việc bảo vệ môi trường
Cho học sinh xem ảnh tư liệu về nhà máy nước, phân bón
Cho HS xem một số hình ảnh về môi trường
IV. Điều chế
Đun nhẹ
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: Cho HCl đậm đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh: MnO2 (t0), KmnO4
4HCl(dd đặc) + MnO2(r) MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O(l)
2. Trong công nghiệp
đp có mn
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
2NaCl(dd bão hòa)+ 2H2O Cl2(k) + H2(k) + 2NaOH(dd)
ở Việt Nam, khí clo được sản xuất ở nhà máy Hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng
Kết luận:
 1. Clo là khí màu vàng lục, mùi hắc và độc.
2. Clo có tính chất hóa học chung của phi kim như: tác dụng với hầu hết kim loại, tác dụng mạnh với hiđro.
 Clo còn tác dụng được với nước, dung dịch NaOH.
Clo là một phi kim họat động hóa học mạnh.
3. Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
4. Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách dùng chất oxi hóa mạnh tác dụng với dung dịch HCl đặc. Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.
Cho HS xem movie thí nghiệm
Cho HS xem mô phỏng về qui trình điều chế khí clo bằng phương pháp điện phân dd NaCl có màng ngăn. Giải thích
Bài tập củng cố
Bài 1: Có thể loại bỏ khí clo dư sau khi làm thí nghiệm bằng cách sục khí cho dư vào:
	a) Dung dịch HCl
	b) Dung dịch NaOH
	c) Dung dịch NaCl
Bài 2: Khi điều chế khí clo từ MnO2 và HCl đặc, khí clo thường bị lẫn HCl và hơi nước. Để có được khí clo gần như tính khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua.
	1) Dung dịch H2SO4đặc 
	2) Dung dịch NaOH
	3) Dung dịch NaCl bão hòa
	4) Dẫn lần lượt qua bình đựng NaCl bão hòa, và H2SO4 đặc.
Bài 3: Để tác dụng vừa đủ với 3,2 gam kim loại M (hóa trị II) người ta phải dùng 1,12 l clo (đktc). Kim loại M là:
	a) Cu
	b) Mg
	c) Ca
	d) Zn
yêu cầu thiết kế
1. Hình ảnh:
- Tìm, hoặc chụp thêm một số hình ảnh minh họa: Nhà máy sản xuất phân bón, nước, nước Javen
- Sử dụng hình về clo (trong phần Images-Movies)
- Tìm hoặc chụp các hình ảnh minh họa cho phần ứng dụng của clo (tham khảo hinhg 3.4 trang 79-SGK)
2. Xây dựng mô phỏng:
- Điều chế clo trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn (Hình 3.6-trang 80-SGK). Tham khảo thêm hình ảnh trong folder Images-Movies
- Mô phỏng điều chế clo trong phòng thí nghiệm (hình 3.5 trang 79-SGK)
3. Import các đoạn phim có sẵn trong folder Images-Movies vào giáo án điện tử nếu dùng Flash (thay cho thí nghiệm)
4. Đưa thêm các bài tập trắc nghiệm vào, Tham khảo hình ảnh giáo án mẫu: Etilen (trong phần Images ve bai mau-Etilen)
IV. Mô phỏng qui trình sản xuất khí Cl2 trong công nghiệp
NaCl được đưa vào bình điện phân
Trong dung dịch tồn tại: Na+, Cl-, H2O
Các ion di chuyển về hai điện cực tại đây xảy ra quá trình nhường và nhận e (Na+ di chuyển về cực âm, Cl- di chuyển về cực dương)
Cực dương: 2Cl- - 2e đ Cl2
Cực âm: 2H2O + 2e đ H2 + 2OH-

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Clo.doc