Bài 26, Tiết 31: Clo - Nguyễn Văn Vượng

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức: HS biết

- Tính chất vật lí của clo.

- Tính chất hóa học của clo: Tác dụng vơí H2, kim loại, nước, kiềm. Clo có tính tẩy màu.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Dự đoán tính chất hóa học của clo, Kiểm tra dự đoán bằng TN hóa học.

- Biết quan sát hiện tượng, giải thích, rút ra kết luận.

- Nhận biết khí clo bằng giấy quỳ tím ẩm.

- Viết phương trình minh họa cho các tính chất hóa học của clo

- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở đktc.

1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận khi sử dụng khí clo. Khi viết PTHH.

2. TRỌNG TÂM: Tính chất vật lí và hóa học của clo.

3. CHUẨN BỊ :

3.1) Giáo viên: Bình thu khí Clo, dây đồng, nước cất, quì tím. Phiếu học tập.

3.2) Học sinh: Đọc trước thông tin SGK, soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 26, Tiết 31: Clo - Nguyễn Văn Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26 - Tiết : 31 
Tuần dạy: 16
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: HS biết
- Tính chất vật lí của clo. 
- Tính chất hóa học của clo: Tác dụng vơí H2, kim loại, nước, kiềm. Clo có tính tẩy màu.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học của clo, Kiểm tra dự đoán bằng TN hóa học.
- Biết quan sát hiện tượng, giải thích, rút ra kết luận.
- Nhận biết khí clo bằng giấy quỳ tím ẩm. 
- Viết phương trình minh họa cho các tính chất hóa học của clo
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở đktc.
1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận khi sử dụng khí clo. Khi viết PTHH. 
2. TRỌNG TÂM: Tính chất vật lí và hóa học của clo.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bình thu khí Clo, dây đồng, nước cất, quì tím. Phiếu học tập.
3.2) Học sinh: Đọc trước thông tin SGK, soạn bài.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
* Câu 1: Viết phương trình phản ứng giữa các cặp chất sau: (Ghi rõ điều kiện phản ứng). (10đ)
a) Khí clo và hiđro.
b) Lưu huỳnh và khí oxi.
c) Bột sắt và lưu huỳnh.
* Câu 2: BT2 SGK/76 (10đ)
* Câu 3: BT3 SGK/76 (10đ)
- GV chốt kiến thừc và chuyển vào bài mới
 H2 + Cl2 2HCl
 S + O2 SO2 
 Fe + S FeS
 S + O2 SO2 (oxit axit)
 2Cu + O2 2CuO (oxit bazơ)
 C + O2 CO2 (oxit axit)
 2Zn + O2 2ZnO (oxit bazơ)
 H2 + Cl2 2HCl (không màu)
 S + H2 H2S (khmàu có mùi trứng thối)
 Br2 + H2 2HBr (không màu)
* HS làm đủ các BT về nhà, trình bày đẹp
3đ
3đ
3đ
2,25đ
2,25đ
2,25đ
2,25đ
3đ
3đ
3đ
1đ
4.3/ Bài mới : 
* GV: Chỉ vào phần KTBC tính chất hoá học của phi kim. Giới thiệu clo là một phi kim. Vậy clo có các tính chất hóa học này không . Chúng ta hãy tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế một phi kim hoạt động hóa học mạnh đó là : “ Clo ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí clo
  HS Quan sát lọ đựng khí clo.
 Tìm hiểu thông tin SGK
? Clo có những tính chất vật lí nào ?
  HS nêu tính chất vật lí 
- GV bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của clo.
? Clo có những tính chất hóa học của phi kim không ? (Có)
- GV: Để kiểm tra điều đó chúng ta làm TN 
- GV: TN đốt đồng trong clo
  HS: Quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH
+ Cu cháy mạnh, sáng chí tạo ra khí màu trắng.
+ Cu phản ứng với clo CuCl2 
+ PTPƯ: Cu + Cl2 CuCl2 
- GV thông báo: Cu cháy trong clo là một trong những tính chất hóa học của clo.
- Tương tự GV yêu cầu HS viết PTPƯ gọi tên sản phẩm Fe + Cl2 
? Clo tác dụng với kim loại tạo ra sản phẩm gì ?
? Clo còn có những tính chất hóa học nào?
  HS: thảo luận, viết PTHH vào bảng nhóm
  HS: Các nhóm báo cáo kết quả.
  HS: Các nhóm nhận xét PTHH trên bảng của các nhóm.
? Khí Clo đã phản ứng mạnh với Hiđro tạo thành sản phẩm là gì. Khí này hòa tan vào nước tạo thành dung dịch gì ? (khí hiđro clorua không màu, hòa tan khí này vào nước ta được dd axit clohiđric, làm quì tím hóa đỏ)
- GV kết luận 
ª GV lưu ý cho HS: 
+ Fe tác dụng trực tiếp với Clo tạo thành muối sắt III clo rua.
+ Clo không phản ứng trực tiếp với oxi
Ú Ngoài ra clo còn có tính chất hóa học nào khác
- GV: gọi 1 HS nhận định lại màu và mùi của khí clo ( Vàng lục, mùi hắc)
- GV biểu diễn TN: Dẫn khí clo vào cốc đựng nước
  HS: quan sát, nhận xét hiện tượng.
+ dd thu được có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo.
+ Quì tím chuyển sang đỏ sau đó mất màu ngay. 
+ Phản ứng của clo với nước xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
- GV giải thích và hướng dẫn HS viết PTHH
+ Phản ứng hóa học đã xảy ra và trong dd có clo, lúc đầu có axit và sau đó có chất làm mất màu quì tím.
+ Chất có khả năng làm mất màu quì tím là HClO do tác dụng với oxi hóa mạnh của HClO.
? Sự hòa tan clo vào nước là hiện tượng vật lí hay hóa học ?
  HS: Sự hòa tan clo vào nước vừa là hiện tượng vật lí vì còn phân tử Cl2 hòa tan trong nước. Vừa là hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện 2 chất mới HCl, HClO.
- GV Làm TN: Clo phản ứng với dd kiềm:
 Rót nhanh dd NaOH vào lọ đựng khí clo, đậy nút, lắc nhe, sau đó cho vào một miếngï giấy quì tím.
  HS: Quan sát hiện tượng, giải thích.
- GV: Hướng dẫn HS viết PHPƯ và đọc tên sản phẩm.
- GV thông báo: đó là nước Gia-ven có tính tẩy màu (NaClO là chất oxi hóa )
- GV liên hệ thực tế GDHS cẩn thận khi tẩy rửa quần áo, cặp, 
- GV GDHN các ngành nghề có liên quan.
I. Tính chất vật lý 
 - Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, tan được trong nước. 
 - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí.
 - Clo là khí độc.
II. Tính chất hoá học
 1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim
 a) Tác dụng với kim loại
Cu (r) + Cl2 (k) CuCl2 (r)
 (đỏ) (vàng) (trắng)
 2Fe (r) + 3Cl2 (k) 2FeCl3 (r) 
 (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ)
* Clo phản ứng hầu hết với kim loại tạo thành muối clorua.
b) Tác dụng với hiđro
 H2 (k) + Cl2 (k) 2HCl (k)
 (hỗn hợp vàng lục) (khí không màu)
 Khí hiđro tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric
Kết luận: 
 - Clo có những tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng hầu hết với kim loại, tác dụng mạnh với khí hiđro.
 - Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh. Do đó trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất.
 2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác
 a) Tác dụng với nước
PTHH 
 Cl2 + H2O HCl + HClO 
 (k) (l) (dd) (dd) 
* Clo hòa tan vào nước vừa là hiện tượng vật lí vừa là hiện tượng hóa học.
b. Tác dụng với dd NaOH
 Clo tác dụng với dd kiềm tạo thành muối
 PPHH
 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
 (k) (dd) (dd) (dd) (l)
 Nước gia-ven
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố
1. Nêu các tính chất hóa học của clo ? 
2. Viết các PTHH và ghi đủ điều kiện phản ứng khi cho clo tác dụng với:
	a) Nhôm. b) Đồng c) Hiđro. d) Nước e) dd NaOH 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Luyện viết các PTHH, gọi tên sản phẩm. Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/ 81
+ Làm hoàn chỉnh các bài tập 3, 4, 5, 6, 10 SGK / 81. 
 + Hướng dẫn BT 10: Tìm , VNaOH CM
+ Học kĩ bài
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Chuẩn bị: “Clo” (tt)
+ Đọc mục II, III. Luyện viết PTHH, Vẽ tranh hình 3.5SGK / 79
- GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Clo - Nguyễn Văn Vượng.doc