I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng)
2. Về kĩ năng:
- Học sinh phân biệt được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của độ phì của đất.
3. Về tư tưởng:
- Ý thức vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT
- Tranh ảnh về một mẫu đất .
- Bản đồ thổ nhưỡng thế giới hoặc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (7)
- Học sinh 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới em hãy xác định, đọc tên các dòng biển nóng , dòng biển lạnh và nêu ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu ven bờ mà chúng chảy qua.
- Học sinh 2: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới em hãy xác định, đọc tên các dòng biển nóng , dòng biển lạnh và nêu quy luật chảy của chúng
2. Bài mới: (33)
- Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt các lục địa có một lớp mỏng bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất trên bề mặt trái đất đều có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính quan trọng nhất của đất, độ phì của đất càng cao, sự sinh trưởng của thực vật càng thuận lợi.
GIÁO ÁN 6 Bài 26 – Tiết 32 ĐẤT, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu rõ khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng) 2. Về kĩ năng: - Học sinh phân biệt được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất. - Hiểu rõ tầm quan trọng của độ phì của đất. 3. Về tư tưởng: - Ý thức vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT Tranh ảnh về một mẫu đất . Bản đồ thổ nhưỡng thế giới hoặc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Kiểm tra bài cũ (7’) Học sinh 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới em hãy xác định, đọc tên các dòng biển nóng , dòng biển lạnh và nêu ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu ven bờ mà chúng chảy qua. Học sinh 2: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới em hãy xác định, đọc tên các dòng biển nóng , dòng biển lạnh và nêu quy luật chảy của chúng Bài mới: (33’) - Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt các lục địa có một lớp mỏng bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất trên bề mặt trái đất đều có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính quan trọng nhất của đất, độ phì của đất càng cao, sự sinh trưởng của thực vật càng thuận lợi. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG 1) Hoạt động 1: * Thời gian : 5’ * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm rõ khái niệm về đất (thổ nhưỡng). * Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, tổng hợp. * Phương tiện : * Hình thức tổ chức: -Trực quan: H.66/78 -GV giới thiệu: Khái niệm đất (thổ nhưỡng) +Giải thích: Thổ là đất. Nhưỡng là loại đất mềm xốp. +Phân biệt: Đất trồng? Đất (thổ nhưỡng) trong địa lí I. Lớp đất trên bề mặt các lục địa Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa (gọi là lớp đất hay là thổ nhưỡng) 2) Hoạt động 2: * Thời gian : 20’ * Mục tiêu: Học sinh nêu được thành phần và đặc điểm của đất * Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, diễn giảng * Phương tiện :hình 66 * Hình thức tổ chức: -Yêu cầu học sinh đọc sách giáo - Thảo luận: (5/) * Đất gồm những thành phần nào? Nguồn gốc các thành phần trong đất? Đặc điểm chung của đất - Học sinh trình bày, nhận xét. - Giáo viên bổ sung và chốt +Khoáng chất (90 – 95%) -Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc. +Chất hữu cơ +Nước, không khí -Giáo viên: Thành phần hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen ?Tại sao chất mùn lại là thành phần quan trọng nhất của chất hữu cơ Diễn giảng: Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển. - Giáo viên: Các lọai đất đều có đầy đủ các thành phần cơ bản trên gọi là độ phì của đất. - Hỏi: Độ phì của đất có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thực vật? - Hỏi: Độ phì của đất cao hay thấp tùy thuộc vào những điều kiện nào? -Hỏi: Con người trong hoạt động nông nghiệp đã tác động đến độ phì của đất như thế nào? + Tác động tích cực: tăng độ phì của đất: + Tác động tiêu cực: giảm độ phì của đất:-> hậu quả gì? II. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng a.Thành phần của thổ nhưỡng +Thành phần khoáng chiếm phần lớn +Thành phần chất hữu cơ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (quan trọng đối với chất lượng đất). b. Đặc điểm: độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt độ, không khí ) để thực vật sinh trưởng và phát triển. 3) Hoạt động 3: * Thời gian : 8’ * Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ các nhân tố hình thành đất * Phương pháp: Hỏi đáp, diễn giảng * Phương tiện : * Hình thức tổ chức: -Giáo viên giới thiệu các nhân tố hình thành đất:đá mẹ, sinh vật, khí hậu. ? Tại sao đá mẹ là một trong những nhân tố quan trọng nhất (Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất) . -Những loại đất hình thành trên đá mẹ là granit có màu xám, chua và nhiều cát. - Những loại đất hình thành trên đá mẹ là badan có màu nâu, đỏvà nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho nông nghiệp. -Hỏi: Theo em hình 66 là đất được hình thành có nguồn gốc từ loạiđá mẹ nào? - Hỏi : Sinh vật có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hình thành đất? ?Tại sao khí hậu là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. III. Các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu. IV. Củng cố (7’) 1. Đất là gì ? Nêu các thành phần của đất 2. Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất 3. - Cho haihọc sinh lên bảng hoàn thành bảng sau Vai trò con người đối với độ phì của đất Tích cực Tiêu cực V. Hướng dẫn bài về nhà (3’) - Học bài - Làm bài tập sách thực hành:3,4,7/63,64 - Chuẩn bị bài sau: Bài 27 – Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất Tìm hiểu : Các nhân tố tự nhiên là gì? Và ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất? Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: