Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm

Câu 1: Em hãy nhắc lại thế nào là chữ in hoa nét đều?

- HS: Chữ in hoa nét đều có các nét đều bằng nhau.

Câu 2: Em hiểu nét thanh là nét như thế nào, nét đậm là nét như thế nào?

- HS: Trong 1 kiểu chữ vừa có nét to vừa có nét nhỏ không đều nhau.

- G: Gọi hs lên bảng.

- G: Em hãy chỉ ra đâu là nét thanh đâu là nét đậm trong 1 con chữ

- HS:

Câu 3: Em hãy chỉ ra trong bảng chữ này, chữ nào có đặc điểm giống chữ nét đều?

- HS: Chữ I

Câu 4: Em có nhận xèt gì về chiều ngang các chữ?

- HS: Chiều ngang của các chữ không bằng nhau

Câu 5: Em hãy nhìn vào bảng chữ cái cho biết chữ nào hẹp ngang, chữ nào rộng ngang?

- HS: Chữ rộng ngang: A, C, O, G, M, Q, K

 Chữ hẹp ngang là những chữ còn lại.

- G: Treo trực quan chữ (chữ H, H)

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4795Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: vẽ trang trí
kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
I/ Mục tiêu bài học
- HS tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của kiểu chữ trang trí.
- HS biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và cách sắp xếp dòng chữ.
- HS kẻ được 1 khẩu hiệu ngắn kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tô màu.
II/ Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách sắp xếp dòng chữ.
- Hai bảng chữ nét thanh nét đậm.
2. Học sinh
- Giấy, bút chì, màu.
3. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp.
- Trực quan.
- Liên hệ thực tế.
- Luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu bài tập về nhà.
- G: Nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới.
Treo trực quan bảng chữ in hoa nét đều và bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS: Quan sát và nhận xét.
Câu 1: Chữ trong 2 bảng trên giống và khác nhau ở điểm nào?
- HS: Đều là chữ in hoa.
- HS: Khác nhau: Vì 1 kiểu chữ là nét đều một kiểu chữ là nét to nét nhỏ
Câu 2: 2 kiểu chữ này em đã từng thấy ở những đâu?
- HS: Trang trí bìa sách, khẩu hiệu, giấy khen..
KL: Như vậy chữ in hoa được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, ở nhiều loại hình. Hôm nay chúng ta bước vào bài 26 vẽ trang trí – kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
3. Tiến trình.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm chữ in hoa nét thanh nét đậm.
Câu 1: Em hãy nhắc lại thế nào là chữ in hoa nét đều?
- HS: Chữ in hoa nét đều có các nét đều bằng nhau.
Câu 2: Em hiểu nét thanh là nét như thế nào, nét đậm là nét như thế nào?
- HS: Trong 1 kiểu chữ vừa có nét to vừa có nét nhỏ không đều nhau.
- G: Gọi hs lên bảng.
- G: Em hãy chỉ ra đâu là nét thanh đâu là nét đậm trong 1 con chữ
- HS:
Câu 3: Em hãy chỉ ra trong bảng chữ này, chữ nào có đặc điểm giống chữ nét đều?
- HS: Chữ I
Câu 4: Em có nhận xèt gì về chiều ngang các chữ?
- HS: Chiều ngang của các chữ không bằng nhau
Câu 5: Em hãy nhìn vào bảng chữ cái cho biết chữ nào hẹp ngang, chữ nào rộng ngang?
- HS: 	Chữ rộng ngang: A, C, O, G, M, Q, K
	Chữ hẹp ngang là những chữ còn lại.
- G: Treo trực quan chữ (chữ H, H)
- Sự khác nhau giữa chiều cao và chiều ngang của 2 chữ 
Câu 6: Tỉ lệ chiều cao và chiều ngang có thể thay đổi được không?
- HS: Có thể thay đổi tuỳ theo ý định trình bày của người kẻ chữ.
- G: Có 2 kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm, chữ có chân và chữ không có chân
- G: Treo trực quan 2 kiểu chữ (chân tròn và chân vuông)
- G: Em hãy quan sát trên đây và cho biết chữ in hoa nét thanh nét đậm có chân được chia làm mấy loại?
- HS: Được chia làm 2 loại chữ chân tròn và chữ chân vuông.
- G: Treo trực quan chiều hướng của nét chữ.
- G: Khi kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm được tuân theo quy tắc
	+ Nét đi lên, nét sang ngang là nét thanh.
	+ Nét đi xuống là nét đậm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách sắp xếp dòng chữ.
Câu 7: Em hãy nhắc lại cách sắp xếp 1 dòng chữ gồm mấy bước?
- HS: Gồm 3 bước
	+ Bước 1: Sắp xếp dòng chữ cân đối.
	+ Bước 2: Phân chia khoảng cách giữa các chữ và con chữ.
	+ Bước 3: Kẻ chữ và tô màu.
- G: Treo trực quan các bước.
- G: Em hãy lên sắp xếp lại cho đúng các bước kẻ chữ.
Câu 8: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp của bạn?
- G: trước khi vào phần thực hành chúng ta quan sát một số bài kẻ chữ.
- G: treo trực quan một số bài kẻ chữ.
Câu 9: Em có nhận xét gì về các bài vẽ trên đây?
- HS: . 
- G: Bổ sung: Khi kẻ 1 dòng chữ, bố cục phải thích hợp cân đối giữa giấy và dòng chữ
- Chia khoảng cách giữa các chữ, con chữ cho phù hợp, khoảng cách giữa 1 chữ với 1 chữ bằng 1 chữ cái, khoảng cách giữa chữ cái với nhau bằng 1 nét
- Cách ngắt dòng phải hợp lý.
- Trong 1 dòng chữ không được sử dụng nhiều màu khác nhau.
- G: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm, các em lấy giấy ra thực hành.
Hoạt độnh 3: Hướng dân hs thực hành.
- G: Yêu cầu hs làm ra khổ giấy A4
- Bài tập: 	+ Nhóm 1: Kẻ chữ chăm ngoan.
	+ Nhóm 2: Kẻ chữ học giỏi.
- G: Quan sát lớp
- G: Giúp hs còn lúng túng và gợi ý cho hs.
Hoạt động 4: Đánh giá và nhận xét.
- G: Thu 1 số bài của hs
- G: Các em quan sát và nhận xét
I/ Đặc điểm kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ có các nét không đều nhau.
- Trong 1 con chữ đều có nét thanh đều có nét đậm
- Nguyên tăc kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm:
+ Nét đi lên, nét đi ngang là nét thanh.
+ Nét đi xuống là nét đậm.
II/ Cách sắp xếp dòng chữ.
- Gồm 3 bước:
+ Bước 1: Sắp xếp dòng chữ cân đối.
+ Bước 2: Phân chia khoảng cách giữa các chữ và con chữ.
+ Bước 3: Kẻ chữ và tô màu.
III/ Thực hành
Bài tập:
+ Nhóm 1: Kẻ chữ chăm ngoan.
+ Nhóm 2: Kẻ chữ học giỏi.
 IV/ Bài tập về nhà
Hoàn chỉnh bài trên lớp.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày tháng năm 2008
Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.doc