Bài 28, Tiết 34: Các oxit của cacbon - Nguyễn Văn Vượng

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức: HS biết

- CO là oxit không tạo muối, đọc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

- CO2 có những tính chất của oxit axit.

- H2CO3 là axit yếu không bền.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Quan sát hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2.

- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.

- Nhận biết CO2.

- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO, CO2 trong hổn hợp.

1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi làm và nghiên cứu thí nghiệm hóa học. Có ý thức bảo vệ môi trường.

2. TRỌNG TÂM

 - Tính chất hóa học của CO, CO2.

3. CHUẨN BỊ :

3.1) Giáo viên: Tranh hình 3.11 SGK/85

 Dụng cụ: Ống nghiệm đựng nước, bình kíp, nút có ống dẫn khí, lọ thu khí, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, đèn cồn.

 Hóa chất: NaHCO3, dd HCl, quỳ tím, nến, nước.

3.2) Học sinh: Ôn tính chất của oxit axit, xem kĩ các thí nghiệm SGK/ 85, 86.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 28, Tiết 34: Các oxit của cacbon - Nguyễn Văn Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 - Tiết 34 
Tuần dạy:
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: HS biết
- CO là oxit không tạo muối, đọc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
- CO2 có những tính chất của oxit axit.
- H2CO3 là axit yếu không bền.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Quan sát hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2.
- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.
- Nhận biết CO2.
- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO, CO2 trong hổn hợp.
1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi làm và nghiên cứu thí nghiệm hóa học. Có ý thức bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM
 - Tính chất hóa học của CO, CO2.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Tranh hình 3.11 SGK/85
 Dụng cụ: Ống nghiệm đựng nước, bình kíp, nút có ống dẫn khí, lọ thu khí, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, đèn cồn.
 Hóa chất: NaHCO3, dd HCl, quỳ tím, nến, nước.
3.2) Học sinh: Ôn tính chất của oxit axit, xem kĩ các thí nghiệm SGK/ 85, 86. 
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng
Câu hỏi 
* HS1: Nêu tính chất hóa học của cacbon ? Viết PTHH minh họa ? (10đ)
* HS 2: (HS khá) chữa BT 5 SGK/ 84 (10đ)
- HS nhận xét phần trình bày của các bạn.
- GV: Uốn nắn sửa chữa sai sót, nhận định chung. 
Đáp án 
 Tác dụng với oxi: oxit axit
 PTHH: C (r) + O2 (k) CO2 (k)
 Tác dụng với kim loại
 PTHH: 2CuO (r) + C (r) 2Cu (r) + CO2 (k)
 Khối lượng cacbon trong than 
 5 x 0,9 = 45 (kg)
 Số mol C trong than: 
 Nhiệt lượng tỏa ra: 375 x 384 = 147750(kJ)
* HS làm đủ các BT về nhà, trình bày đẹp
 Điểm
4đ
5đ
3đ
4đ
2đ
1đ
4.3/ Bài mới : 
* GV: Cacbon tạo ra 2 oxit tương ứng là CO và CO2. Hai oxit này giống nhau về thành phần, tính chất hóa học và ứng dụng như thế nào ? Hôm nay ta sẽ nghiên cứu về: “ Các oxit của cacbon ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của CO 
- GV gọi HS viết CTPT và PTK của CO
  HS viết CTPT và PTK của CO
  HS tìm hiểu thông tin nêu tính vật lí của Cacbon oxit
- GV: CO rất độc, có nhều ở khí lò cao, than cháy thiếu oxi sẽ tạo ra khí CO, người hít thở khí CO bị ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng nguyên nhân do CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản không cho máu tiếp nhận oxi để cung cấp oxi cho các tế bào nên gây ra tử vong. 
Ÿ Giaó dục: Tuyệt đối không để bếp than sưởi ấm trong phòng kín.
  HS: đọc mục em có biết SGK/ 87
Ú Chuyển ý: CO có những tính chất hóa học nào ? Giống và khác gì so với C ?
- Tìm hiểu tính chất hóa học của CO 
  HS: tìm hiểu thông tin nêu tính chất hóa học của CO.
- GV khẳng định: CO không có khả năng tác dụng với nước, kiềm và axit ở nhiệt độ thường.
Ú CO còn có tính chất hóa học nào khác ?
- GV yêu cầu HS nhớ lại phản ứng khử sắt trong lò cao để viết PTHHH
- GV treo tranh hình 3.11 mô tả TN:
 Dẫn khí CO qua bột CuO có dây dẫn qua cốc nước vôi trong. Đun nóng phần bột CuO.
  HS: quan sát rút ra nhận xét, kết luận về tính chất hóa học của CO.
 Chất mới sinh ra có màu đỏ (Cu) nước vcôi trong vẫn đục. Sản phẩm có CO2
  HS: Viết PTHH
  HS: Viết PTHH CO cháy trong oxi
? Dựa vào các hiện tượng và PTHH em có kết luận gì ? 
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu ứng dụng của CO
Ú Chuyển ý: Ta sẽ nghiên cứu tính chất hóa học của một oxit khác là CO2.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của cacbon đi oxit
- GV gọi HS viết CTPT và PTK của CO2.
  HS viết CTPT và PTK của CO2
  HS tìm hiểu thông tin nêu tính vật lí của CO2.
  HS: đọc mục em có biết SGK/ 87
- GV yêu cầu HS cho biết các tính chất hóa học của CO2.
- GV biểu diễn TN:
 Cho một mẫu giấy quì tím vào ống nghiệm đựng nước, rồi sục khí CO2 vào như hình 3.13 SGK/86 
  HS: quan sát thảo luận nhóm nêu hiện tượng, viết PTHH.
 Quì tím đỏ, sau khi đun lại chuyển sang màu tím.
- GV giải thích: CO2 phản ứng với nước tạo thành dd H2CO3 làm quì tím đỏ. Nhưng H2CO3 không bền dễ phân hủy thành CO2 và H2O. Khi đun nóng dd thu được sẽ làm quì từ màu đỏ màu tím ( do H2CO3 phân hủy thành CO2 bay ra khỏi dung dịch) 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ viết PTHH 
  HS: liên hệ bài cũ kiến thức học ở bài bazơ để viết PTHH
- GV thông báo: Tùy thuộc vào tỉ lệ mol giữa CO2 và NaOH mà phản ứng tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối trên.
- GV gợi ý HS liên hệ thực tế: Vôi sống để lâu ngày trong không khí, viết PTHH giữa CO2 với oxit bazơ và rút ra kết luận về tính chất hóa học của CO2 
  HS: Vôi sống để lâu trong không khí bị vón cục (CaCO3) 
- GV yêu cầu HS làm BT: Làm thế nào để phân biệt hỗn hợp gồm hai khí CO và CO2 ?
  HS: thảo luận nhóm trả lời
 Dùng nước vôi trong để nhận CO2, dẫn khí còn lại qua CuO nung nóng  để nhận CO.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu ứng dụng của CO2
  HS: CO2 dập tắt đám cháy, nước chanh có gaz, 
- GDHN các ngành nghề có liên quan.
I. Cacbon oxit
 CTPT: CO
 PTK: 28
 1. Tính chất vật lí
 CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
 2. Tính chất hóa học
 a) CO là oxit trung tính
 Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
 b) CO là chất khử
 Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhều oxit kim loại.
 PTHH 
 4CO (k) + Fe3O4 (r) 4CO2 (k)+ 3Fe (r)
 CO (k) + CuO (r) Cu (r) + CO2 (k)
 2CO (k) + O2 (k) 2CO2 (k)
* Kết luận: Ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh.
 3. Ứng dụng 
 CO được dùng làm nhiên liệu, chất khử trong công nghiệp hóa học.
II. Cacbon đi oxit
 CTPT: CO2
 PTK: 44
 1. Tính chất vật lí
 CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
 Không duy trì sự sống, sự cháy.
 2. Tính chất hóa học 
 a) Tác dụng với nước 
 PTHH
 CO2 (k) + H2O(l) H2CO3 (dd)
* H2CO3 là axit yếu, không bền
 b) Tác dụng với dung dịch bazơ.
 PTHH 
 CO2(k)+ 2NaOH (dd) Na2CO3 (dd)+ H2O (r)
 CO2(k) + NaOH (dd) NaHCO3 (dd)
 Phản ứng của khí CO2 với dung dịch NaOH tạo ra hai sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào tỉ lệ mol.
 c) Tác dụng với oxit bazơ
 PTHH
 CO2 (k) + CaO(r) CaCO3 (r)
 CO2 tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
* Kết luận: CO2 có những tính chất hóa học của một oxit axit. 
 3. Ứng dụng
 CO2 được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố.
? / . Nêu tính chất hóa học của CO và CO2 và so sánh ? (phần ND bài học)
? / Viết PTHH của CO2 với dd NaOH. Theo tỉ lệ mol
 a) = 1 : 1 PTHH: CO2(k)+ 2NaOH (dd) Na2CO3 (dd)+ H2O (r)
 b) = 1 : 2 PTHH: CO2(k) + NaOH (dd) NaHCO3 (dd)	
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Học bài, luyện viết PTHH. Làm BT 3 4, 5 SGK / 87
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Chuẩn bị: “ Axit cacbonic và muối cacbonat” 
- GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28. Các oxit của cacbon - Nguyễn Văn Vượng.doc