1/ Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết là yếu tố cơ bản nhất của nghệ thuật trang trí.
2/Kĩ năng:
-Biết tạo ra họa tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí
3/Thái độ:
-Yêu quý nghệ thuật trang trí, làm đẹp cuộc sống.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Tài liệu tham khảo:
-Sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật 7, hoa văn thời Trần, sách mĩ thuật Trung Quốc ( Nhà xuất bản ngoại văn-ISBN7-80625 )
2/ Đồ dung dạy học:
-Giáo viên:
-Tranh mẫu ( 17 bức) , các mẫu trang trí ứng dụng trên khăn quàng, vải, bình hoa, túi xách .
-Học sinh :
-Các mẫu trang trí đã sưu tầm ( theo nhóm ), dụng cụ vẽ như giấy A4, bút chì, gôm, màu, mẫu vật thật lấy từ thiên nhiên để cách điệu, lớp học chia thành nhóm để thảo luận.
3/Phương pháp dạy học:
-Thuyết giảng, vấn đáp, trực quan, thảo luận, luyện tập.
Môn : MĨ THUẬT Lớp 7- Bài 3 Tên bài: TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ Ngày: I/MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết là yếu tố cơ bản nhất của nghệ thuật trang trí. 2/Kĩ năng: -Biết tạo ra họa tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí 3/Thái độ: -Yêu quý nghệ thuật trang trí, làm đẹp cuộc sống. II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Tài liệu tham khảo: -Sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật 7, hoa văn thời Trần, sách mĩ thuật Trung Quốc ( Nhà xuất bản ngoại văn-ISBN7-80625 ) 2/ Đồ dung dạy học: -Giáo viên: -Tranh mẫu ( 17 bức) , các mẫu trang trí ứng dụng trên khăn quàng, vải, bình hoa, túi xách. -Học sinh : -Các mẫu trang trí đã sưu tầm ( theo nhóm ), dụng cụ vẽ như giấy A4, bút chì, gôm, màu, mẫu vật thật lấy từ thiên nhiên để cách điệu, lớp học chia thành nhóm để thảo luận. 3/Phương pháp dạy học: -Thuyết giảng, vấn đáp, trực quan, thảo luận, luyện tập. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức lớp: -Báo cáo sĩ số lớp, điểm danh. 2/Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra bài sưu tầm của học sinh về việc ghi chép một số mẫu vật thật hoặc tranh ảnh về hoa, lá, chim, thú và các họa tiết trang trí. 3/Các hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH QUAN SÁT, NHẬN XÉT TG GHI BẢNG GIÁO VIÊN HỌC SINH ĐDDH I/QUAN SÁT, NHẬN XÉT: -Họa tiết trang trí thường là hình hoa lá, chim ,thú, mây, nước, mặt trời, mặt trăngĐó là những hình ảnh thiên nhiên gắn bó với đời sống con người -Các họa tiết trang trí thường được vẽ đơn giản, cách điệu mà vẫn giữ được đặc điểm của mẫu. -Hình của họa tiết được tạo ra phải phù hợp với vị trí đặt họa tiết 1/Giới thiệu: -Giáo viên mở một đoạn nhạc ngắn có chủ đề noel. Trong không khí se lạnh của mùa Giáng Sinh, khăn quàng cổ là trang phục làm tăng thêm nét đáng yêu của các cô gái. Hôm nay, cô mang tới lớp chúng ta một chiếc khăn quàng cổ của nhà Versace. Đây là mẫu trang trí rất đặc trưng của nhãn hiệu thời trang nổi tiếng này. 2/Quan sát và nhận xét: ?-Hình trang trí này vẽ gì? Nhận xét về hình vẽ.Đúng rồi, đây chính là họa tiết trang trí ?-So sánh giữa mẫu thật với hình trang trí? ?-Vậy có ai cho cô biết thế nào là họa tiết hay không? ?-Ngoài họa tiết trang trí mặt người mà cô giới thiệu, các em có biết các họa tiết hình gì nữa hay không? ?-Các em thường gặp họa tiết ở đâu? ?-Công dụng của họa tiết để làm gì? @ Sau đây cô sẽ giới thiệu cho các em tranh một số họa tiết trang trí tiêu biểu. ?- Sau khi xem tranh, các em cho cô biết yêu cầu đặc điểm khi tạo họa tiết trang trí? @ Đúng vậy, các họa tiết ấy làm cho vật mẫu được đẹp hơn nên được gọi là họa tiết trang trí.Trong bài này, chúng ta sẽ tạo các họa tiết trang trí trên hình tròn, vuông, chữ nhật, đường diềm Học sinh quan sát vật mẫu với hình trang trí của nhà Versace Hình trang trí vẽ mặt người gồm mắt, mũi, miệng Hình trang trí đã được giản lược chi tiết ở mắt, mũi, miệng, và mái tóc. Những hình vẽ thật nhưng được đơn giản hóa chi tiết gọi là họa tiết HS đọc phần I-1/84 sgk Trả lời tự do :hoa, lá, cá, chim.. Công trình kiến trúc, bình hoa, bát đĩa, quần áo Công dụng của các họa tiết là làm đẹp HS xem tranh HS đọc phần I-2,3/84 SGK, ghi bài HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ II/ TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ: 1/Lựa chọn nội dung họa tiết: -Chọn hình hoa, lá, chim, thú dáng đẹp, hài hòa 2/Quan sát mẫu thật: -Chọn mẫu ưng ý rồi chép lại 3/Tạo họa tiết trang trí -Đơn giản: lược bỏ chi tiết -Cách điệu: sắp xếp hay thêm ,bớt nét nhưng phải giữ lại đặc trưng của mẫu 3/Trò chơi học tập: -Tên: chọn nhóm đúng @ Giáo viên đưa ra một số hình mẫu thật gắn lên bảng.Học sinh chọn các mẫu cách điệu tương ứng phù hợp với vật mẫu. @ Giáo viên gợi ý cách gỉan lược và cách điệu mẫu vật @ Giáo viên giới thiệu cách tạo họa tiết trang trí theo sách giáo khoa.Vật thật→ hình vẽ thật→ họa tiết→ trang trí trên mẫu @ Cách sắp xếp các họa tiết trên mẫu phải hợp lí, hài hòa và cân đối làm tăng sự thu hút của mẫu.Sau đây là một số gợi ý về cách sắp xếp các họa tiết trang trí hoa lau của họa sĩ Trung Quốc -Đường diềm:mẫu được lặp đi lặp lại theo 1 hệ thống -Hình vuông 1: đối xứng trục đứng -Hình vuông 2:đối xứng đường chéo -Hình vuông 3 và hình tròn: phá cách Học sinh chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên HS ghi bài phần II-85 sgk Hs quan sát mẫu vật HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI @ Giáo viên yêu cầu học sinh phác thảo mỗi nhóm 2,3 họa tiết cách điệu trên giấy bằng bút chì, kích thước mỗi họa tiết từ 5cm-8cm bằng các vật mẫu mà các em đem theo -Theo dõi và trợ giúp học sinh yếu kém -Khi học sinh gần làm bài xong thì cất tranh mẫu. @ Sau khi hoàn thành họa tiết thì về nhà vẽ màu Hs làm bài theo yêu cầu của giáo viên HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - Giáo viên treo một số bài đẹp -Học sinh phát biểu nhận xét bài của bạn -Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua 2 yếu tố : nhận thức và kỹ năng. Tuy nhiên chú trọng phần nhận thức hơn kỹ năng vì học sinh không đủ thời gian thể hiện. Học sinh nhận xét bài IV/ DẶN DÒ: 1/ Bài tập về nhà: Trang trí hình vuông, hình tròn, hay đường diềm với những họa tiết đã vẽ, tuần sau nộp bài cho cô. 2/Chuần bị bài mới: -Tuần sau học vẽ tranh phong cảnh. Các em mang theo bút chì, bút dạ, màu, giấy, gôn, thước kẻ -Sưu tầm tranh phong cảnh của các họa sĩ để làm tư liệu.
Tài liệu đính kèm: