Bài 30 - Tiết 38: Silic - Công nghiệp silicat - Trần Vũ Yên Trang

1.1. Kiến thức:

* HS biết:

-Silic là phi kim hoạt động yếu.

* HS hiểu:

- Tác dụng với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro.

- SiO2 là một oxit axit: Tác dụng kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.

- Một số ứng dụng quan trọng của Silic, silic đioxit và muối silicat.

- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của Si, SiO2 , muối silicat.

- HS thực hiện thành thạo: Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2 , muối silicat, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.

1.3. Thái độ:

- Thói quen: GD HS yêu thích môn học.

- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 30 - Tiết 38: Silic - Công nghiệp silicat - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT
Bài 30 – Tiết 38 
Tuần 20 
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
-Silic là phi kim hoạt động yếu. 
* HS hiểu:
- Tác dụng với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro.
- SiO2 là một oxit axit: Tác dụng kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng quan trọng của Silic, silic đioxit và muối silicat.
- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của Si, SiO2 , muối silicat.
- HS thực hiện thành thạo: Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2 , muối silicat, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: GD HS yêu thích môn học. 
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Si, SiO2, và sơ lược về đồ gốm sứ, xi măng, thủy tinh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Mẫu vật đồ gốm, sứ, ấm, tách, ngói, cốc thủy tinh 
3.2. Học sinh: Một số đồ dùng bằng sành – sứ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Bài tập 5/ 91 SGK. (8đ)
 Số mol H2SO4
n = = 10 (mol) 
2NaHCO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + 2CO2­ + H2O 
1 mol 2mol
10 mol 20 mol 
Thể tích khí CO2 (đktc)
V = n . 22,4 = 20 . 22,4 = 448 (l) 
Câu 2: Kể tên 1 số đồ dùng làm từ đất sét? (2đ)
 Một số đồ dùng làm từ đất sét: gạch, ngói, chén sành, nồi đất, 
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Silic. (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Silic là phi kim hoạt động yếu. Tác dụng với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro.
- Kỹ năng: Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của Si. Đọc và tóm tắt được thông tin về Si
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Vấn đáp
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Silic
GV: Silic là nguyên tố phổ biến thứ mấy? Sau nguyên tố nào?
HS: Silic là nguyên tố thứ hai. Sau nguyên tố oxi.
GV: Silic chiếm bao nhiêu khối lượng Vỏ Trái đất?
HS: Silic chiếm ¼ khối lượng Vỏ Trái đất
HS: Lớp nhận xét
GV: Giới thiệu: Trong thiên nhiên không tồn tại dạng đơn chất mà Silic tồn tại ở dạng hợp chất: Cát trắng, đất sét (Cao lanh)
GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của Silic.
HS: Tính chất vật lý: Silic là chất rắn, xám,. khó nóng chảy, vẻ sáng kim loại, dẫn điện kém
GV: Giới thiệu Silic tinh khiết là chất bán dẫn
GV: Silic là nguyên tố hoạt động hóa học yếu hơn nguyên tố nào?
HS: Si < C, Cl
GV: Ở nhiệt độ cao, Silic tác dụng với oxi tạo thành hợp chất gì?
HS: Silic tác dụng với oxi ® Silic dioxit
HS: Trả lời nhận xét
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
HS: Si + O2 SiO2
GV: Tham khảo SGK nêu ứng dụng của Silic.
HS: Ứng dụng:Dùng làm vật bán dẫn trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời.
I. Silic:
1. Trạng thái thiên nhiên:
Silic là nguyên tố có nhiều trong vỏ Trái đất.
2. Tính chất:
a/ Tính chất vật lý:
Silic là chất rắn, xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng kim loại, dẫn điện kém
b/ Tính chất hóa học:
Silic tác dụng với oxi tạo thành Silic dioxit
PTHH: 
Si + O2 SiO2
3. Ứng dụng:
SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Silic dioxit (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: SiO2 là một oxit axit: Tác dụng kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
- Kỹ năng: Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của SiO2. Đọc và tóm tắt được thông tin về SiO2
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Silic dioxit.
GV: Silic dioxit là oxit gì? Tác dụng được với những hợp chất nào?
HS: Tiến hành thảo luận câu hỏi trên và viết PTHH
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả: Silic dioxit là oxit axit. Tác dụng được với kiềm, oxit bazơ tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao.
GV: Giới thiệu: Silic dioxit không phản ứng với nước
II. Silic dioxit:
- Silic dioxit là oxit axit
- Silic dioxit tác dụng được với kiềm, oxit bazơ tạo thành muối Silicat
- PTHH: 
SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + CaO CaSiO3
 Canxi Silicat
HOẠT ĐỘNG 3: Công nghiệp Silicat (Thời gian: 20’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
- Kỹ năng: Đọc và tóm tắt được thông tin về muối silicat, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, đặt vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ
- Phương tiện: Mẫu vật đồ gốm, sứ, ấm, tách, ngói, cốc thủy tinh
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Công nghiệp Silicat
GV đặt vấn đề: Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, sản xuất xi măng từ những hợp chất nào?
GV: Cho HS quan sát mẫu vật: gạch ngói, đồ sứ, đồ gốm. (H 3.19)
HS: Quan sát mẫu vật và cho biết nguyên liệu chính để sản xuất đồ gốm, sứ.
HS: Nguyên liệu chính để sản xuất đồ gốm, sứ là đất sét, thạch anh và fenpat
HS: Lớp nhận xét
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin các công đoạn chính Sgk / 93
GV: Liên hệ thực tế giới thiệu cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé,
GV: Xi măng là nguyên liệu chính trong ngành nào? Thành phần chính là gì?
HS: Xi măng là nguyên liệu chính trong ngành xây dựng. Thành phần chính là Canxi silicat, Canxi aluminat
GV: Yêu cầu HS quan sát H 3. 20 / 93 SGK và thuyết trình các công đoạn chính như SGK/ 93
HS: Đọc thông tin SGK về các công đoạn chính 
GV: Nghiền nhỏ hỗn hợp nào và trộn với chất gì ? Nung hỗn hợp trong đâu ?
GV: Yêu cầu HS thảo luận.
HS: Đại diện nhóm nêu kết quả: Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi, đất sét trộn với cát và nước. Nung hỗn hợp trong lò quay Clanh ke
GV: Sau khi thu được Clanh ke, làm gì ® xi măng?
HS: Nghiền Clanh ke nguội, trộn phụ gia thành bột mịn là xi măng.
GV: Liên hệ thưcï tế kể những nơi sản xuất xi măng nước ta?
HS: Cơ sở sản xuất xi măng nước ta: Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tiên, 
GV giới thiệu thành phần chính của thủy tinh thường gồm hỗn hợp: Na2SiO3, CaSiO3
HS: Tham khảo SGK nêu nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh.
HS: Nguyên liệu chính: Cát thạch anh, đá vôi, xôđa ( Na2CO3 )
GV giới thiệu:Các công đoạn chính sản xuất thủy tinh.
HS: Đọc SGK/94
GV: Trộn hỗn hợp nào? Nung trong lò nhiệt độ bao nhiêu?
HS: Trộn hỗn hợp: cát, đá vôi, xô đa theo tỉ lệ thích hợp và nung trong lò nhiệt độ 900C. Thủy tinh dạng nhão ® nguội thủy tinh dẻo ® thổi thành các đồ vật.
GV: Yêu cầu HS liên hệ nhớ trong phòng thí nghiệm kể một số dụng cụ làm bằng thủy tinh
HS kể: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, bình tam giác, bình cầu,  (H 3.21)
GV: Yêu cầu HS đọc SGK về cơ sở sản xuất thủy tinh
HS: Một số cơ sở sản xuất thủy tinh: Hải Phòng, Hà Nội, Thành Phố HCM, Đà Nẵng, 
III. Sơ lược về công nghiệp Silicat:
1. Sản xuất đồ gốm, sứ:
a. Nguyên liệu chính: 
Đất sét, thạch anh và fenpat
b. Các công đoạn chính: 
- Nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước tạo thành khối dẻo, tạo hình, sấy khô thành các đồ vật.
- Nung trong lò nhiệt độ thích hợp.
c. Cơ sở sản xuất: 
 SGK/93
2. Sản xuất xi măng:
a. Nguyên liệu chính: 
Đất sét, đá vôi, cát
b. Các công đoạn chính:
- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi, đất sét trộn với cát, nước thành dạng bùn
- Nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400-1500o C thành Clanh ke rắn
- Nghiền Clanh ke nguội, trộn phụ gia thành bột mịn là xi măng.
c. Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta:
SGK/93:
3. Sản xuất thủy tinh:
a. Nguyên liệu chính:
Cát thạch anh (cát trắng), đá vôi, xô đa (Na2CO3) 
b. Các công đoạn chính:
- Trộn hỗn hợp: cát, đá vôi, xô đa theo tỉ lệ thích hợp
- Nung hỗn hợp trong lò nhiệt độ 900oC được thủy tinh dạng nhão
- Làm nguội thủy tinh dẻo, thổi thành các đồ vật.
c. Các cơ sở sản xuất chính:
SGK / 94
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
1/ Viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của: Si, SiO2?
Si + O2 SiO2
SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O 
SiO2 +CaO CaSiO3
2/ Kể các quá trình của công nghiệp silicat?
- Sản xuất đồ gốm, sứ
- Sản xuất xi măng
- Sản xuất thủy tinh
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Học bài. 
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4/95 SGK.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Mỗi em chuẩn bị 1 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Silic. Công nghiệp silicat - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc