I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được tính chất vật lý và tính chất hoá học của hidro.
- Biết được hỗn hợp khí hidro và ôxi là hỗn hợp nỗ mạnh.
- Biết được ứng dụng của hidro, biết cách thử hidro và nguyên tắc an toàn khi đốt cháy hidro.
2.Kỹ năng: Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng và kỹ năng quan sát làm thí nghiệm của học sinh. Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo phương trình hóa học.
3.Thái độ: Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học và trong việc làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm như: Giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh và không nhánh, cốc thủy tinh,
- Hoá chất khí oxi đựng trong lọ có nút mài, khí H2, kim loại kẽm, dung dịch HCl.
- Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, kết hợp với làm thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài mới:
Vào bài: Ở chương trước chúng ta đã biết được tính chất và ứng dụng của khí ôxi. Biết được thế nào là phản ứng hoá hợp? thế nào là phản ứng phân huỷ? Vậy còn khí hidro thì sao, hiđro có những tính chất gì? Nó có lợi ích gì cho chúng ta?
Chương V: HIDRO – NƯỚC Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIDRO I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết được tính chất vật lý và tính chất hoá học của hidro. - Biết được hỗn hợp khí hidro và ôxi là hỗn hợp nỗ mạnh. - Biết được ứng dụng của hidro, biết cách thử hidro và nguyên tắc an toàn khi đốt cháy hidro. 2.Kỹ năng: Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng và kỹ năng quan sát làm thí nghiệm của học sinh. Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo phương trình hóa học. 3.Thái độ: Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học và trong việc làm thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm như: Giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh và không nhánh, cốc thủy tinh, - Hoá chất khí oxi đựng trong lọ có nút mài, khí H2, kim loại kẽm, dung dịch HCl. - Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, kết hợp với làm thí nghiệm. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Vào bài: Ở chương trước chúng ta đã biết được tính chất và ứng dụng của khí ôxi. Biết được thế nào là phản ứng hoá hợp? thế nào là phản ứng phân huỷ? Vậy còn khí hidro thì sao, hiđro có những tính chất gì? Nó có lợi ích gì cho chúng ta? Hoạt động 1 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA HIĐRO (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Các em hãy cho biết kí hiệu, công thức hóa học của đơn chất, nguyên tử khối và phân tử khối của hiđro. GV: Yêu cầu HS quan sát lọ thu sẵn khí hidro để rút ra nhận xét về trạng thái, màu sắc của khí hidro. GV: Trong những quả bóng bay là khí hiđrô, chính loại khí này đã giúp quả bóng bay lên được trong không khí. Vậy khí hiđrô có trọng lượng như thế nào so với không khí? GV: Tỷ khối của khí hiđrô đối với không khí là 2/29 vậy hidrô nhẹ hơn không khí khoảng bao nhiêu lần? GV: Thông báo: Khí hiđrô là chất khí ít tan trong nước. 1lit nước ở 150C hoà tan được 20ml khí H2. GV: Yêu cầu 1 học sinh nêu kết luận về tính chất vật lí của hiđrô. I. Tính chất vật lý: HS: Kí hiệu của nguyên tử hiđrô là H Nguyên tử khối: 1 đvc Công thức hóa học của đơn chất hiđro là H2 Phân tử khối: 2 đvc HS: trả lời. - Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị. - Khí hiđrô nhẹ hơn so với không khí, và là khí nhẹ nhất trong các chất khí. HS: Khoảng gần 15 lần. HS: Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. Hoạt động 2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC (18 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu học sinh đọc phần thí nghiệm trong sách giáo khoa trang 105. GV: Tiến hành làm thí nghiệm điều chế khí hiđro bằng các dụng cụ đơn giản hơn. yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm. GV: Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hiđro khi biết chắc rằng hiđro đã tinh khiết. GV: Châm lửa đốt khí thoát ra. các em hãy quan sát màu ngọn lửa khi đốt khí hiđro trong không khí. GV: Đưa ngọn lửa hiđro đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi các em quan sát và nhận xét. Vậy các em hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên và viết phương trình phản ứng. GV: Giới thiệu. Hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời toả nhiệt. Vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại. GV: Bổ sung thông tin: Nếu lấy tỉ lệ vầ thể tích thì khi đốt hiđro hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh (hỗn hợp nổ). GV: Cho học sinh đọc bài đọc thêm (SGK tr 109) để hiểu thêm về hỗn hợp nổ. II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với oxi HS: Nghe và quan sát. - Hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh mờ. - Hiđro cháy mạnh hơn và trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ - Hiđro tác dụng với oxi sinh ra nước. Phương trình phản ứng: HS: Nghe giảng. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Các em làm bài tập 1 trong phiếu học tập. Bài tập 1: Đốt cháy 2,8 lít khí hiđro sinh ra nước. Viết phương trình phản ứng. Tính thể tích và khối lượng khí oxi cần dùng cho thí nghiệm trên. Tính khối lượng nước thu được? (thể tích các khí đo ở đktc). GV: Hướng dẫn học sinh giải bài tập. GV: Yêu cầu một học sinh giải bài tập và 1 học sinh khác nhận xét bài làm của bạn. GV: Yêu cầu học sinh đề ra cách giải khác. HS: Làm bài tập vào vở. a) Theo phương trình: b) c) Theo phương trình IV: NHẮC NHỞ (2 phút) - HS về học bài, làm các bài tập 1,2,4,5,6 trang 109. - Đọc và tìm hiểu trước ở nhà phần còn lại của bài. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: