Bài 34, Tiết 43: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS biết: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.

* HS hiểu:

 - Phân loại các hợp chất hữu cơ.

 - Công thức phân tử , công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT.

- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.

- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.

- Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.

1.3. Thái độ: Giáo dục HS tầm quan trọng của hoá học hữu cơ trong đời sống.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Khái niệm hợp chất hữu cơ

- Phân loại hợp chất hữu cơ.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2172Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 34, Tiết 43: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34 – Tiết 43 
Tuần 23 KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
 	VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ	
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
* HS hiểu: 
 - Phân loại các hợp chất hữu cơ.
 - Công thức phân tử , công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó. 
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT.
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
- Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố. 
1.3. Thái độ: Giáo dục HS tầm quan trọng của hoá học hữu cơ trong đời sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Khái niệm hợp chất hữu cơ
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bông, nến, ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, ống hút, nút cao su, dung dịch Ca(OH)2, kẹp
3.2. Học sinh: Kiến thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ (Thời gian: 30’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Phân loại các hợp chất hữu cơ.
+ Công thức phân tử , công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
- Kỹ năng: 
+ Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT.
+ Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
+ Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
+ Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố. 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm về hợp chất hữu cơ.
GV: Yêu cầu HS quan sát 4.1 SGK và giới thiệu một số mẫu về lương thực, thực phẩm, vật dụng ® Tất cả đều có mặt của hợp chất hữu cơ.
 GV: Kể một số lương thực, thực phẩm, vật dụng có chứa hợp chất hữu cơ?
HS: Lúa ngô, cam, táo, thịt, cá, giấy, mực, viết
GV: Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, nhậnn xét?
- Đốt cháy bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào ống nghiệm, lắc đều.
HS: Hiện tượng: Nước vôi trong bị vẩn đục; Nhận xét: Bông cháy sinh ra khí CO2.
GV: Tương tự, khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác như: Cồn, nến, đều tạo CO2.
GV: Vậy thành phần của bông, cồn, nến có chứa nguyên tố gì?
HS: Cacbon.
GV: Bông, cồn, nến là những hợp chất hữu cơ.
GV: Thế nào là hợp chất hữu cơ?
HS: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.
GV: Đa số các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. Trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại.
GV: Cho HS làm bài tập vận dụng: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ:
A. CH4; B. NaHCO3; C. CH3Cl; D. CaCO3.
HS: A, D.
GV: Có một số hợp chất sau: C2H2, CH4O, CH2Cl2, C4H10, C2H4Br2. Hãy nhận xét về thành phần phân tử của các hợp chất trên và cho biết chúng được phân chia thành mấy loại? Sắp xếp chúng theo từng loại?
HS: (Thảo luận trong 3’):
C2H2, C4H10 có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và H
CH4O, CH2Cl2, C2H4Br2 có thành phần ngoài 2 nguyên tố là C và H còn có thêm các nguyên tố khác như: Cl, O, Br
GV: Dựa vào thành phần phân tử, hợp chất hữu cơ được phân chia thành mấy loại?
HS: 2 loại.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Hợp chất hữu cơ có trong lương thực, thực phẩm, vật dụng
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
- Thí nghiệm: Trang 106 SGK.
- Hiện tượng: Nước vôi trong vẩn đục.
- Nhận xét: Bông cháy tạo ra CO2.
® Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (Trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat).
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Có 2 loại hợp chất hữu cơ:
+ Hiđrô cacbon: Phân tử chỉ có 2 nguyên tố là cacbon và hiđrô (CH4).
+ Dẫn xuất của hiđrô cacbon: Ngoài cacbon và hiđrô, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như: Oxy, nitơ, clo, (CH3Cl, C2H6O).
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm về hoá học hữu cơ (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
- Kỹ năng: 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thuyết trình
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm về hoá học hữu cơ.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK.
GV: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về vấn đề gì?
HS: Nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ:
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
* Bài tập 3 trang 108/ SGK.
CH4: C% = = 75%
CH3Cl: C% = = 23,8%
CH2Cl2 : C% = = 14,1%
CH3Cl: C% = = 10%
5.2. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học tiết này:
- Học bài.
- Làm bài tập 1, 2, 4, 5 trang 108 SGK.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem lại hoá trị của các nguyên tố: Cacbon, ôxy, hiđrô, clo
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc