Bài 36: Metan

 Về kiến thức: qua bài học này giúp cho học sinh biết được:

Công thức phân tử, công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của mêtan

Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước và tỉ khối so với không khí.

Tính chất hóa học: tác dụng với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy).

Metan được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

 Về kỹ năng: giúp cho học sinh quan sát được các thí nghiệm, hiện tượng thực tế và các hình ảnh thí nghiệm.

Viết được phương trình hóa học ở dạng công thức phân tử và công thức hóa học thu gọn.

Phân biệt được khí mêtan với một vài khí khác, tính phần trăm khí meetan ttrong hỗn hợp.

 Về thái độ: qua bài học này thì giáo dục lòng yêu thích môn học, tính cẩn thận và tính kiên trì.

 

docx 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 36: Metan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36: METAN
I. Mục tiêu bài giảng
@ Về kiến thức: qua bài học này giúp cho học sinh biết được:
Công thức phân tử, công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của mêtan
Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước và tỉ khối so với không khí.
Tính chất hóa học: tác dụng với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy).
Metan được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
@ Về kỹ năng: giúp cho học sinh quan sát được các thí nghiệm, hiện tượng thực tế và các hình ảnh thí nghiệm.
Viết được phương trình hóa học ở dạng công thức phân tử và công thức hóa học thu gọn.
Phân biệt được khí mêtan với một vài khí khác, tính phần trăm khí meetan ttrong hỗn hợp.
@ Về thái độ: qua bài học này thì giáo dục lòng yêu thích môn học, tính cẩn thận và tính kiên trì.
II. Các bước chuẩn bị
{ Giáo viên: mô hình phân tử meetan dạng đặc và dạng rỗng.
Một số video thí nghiệm như thí nghiệm điều chế khí meetan, phản ứng meetan với clo
Khí meetan, dung dịch canxi hidroxit
ống thủy tinh có vuốt nhọn
cốc thủy tinh, ống nghiệm
giáo án, sách giáo khoa
{ Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp (1’)
 kiểm tra sĩ số
2. kiểm tra bài cũ (4’)
Gv: em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ và làm bài tập 4 sgk/112.
Hs: đặc điểm cấu tạo: 
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: cacbon hóa trị IV, hidro hóa trị I, oxi hóa trị II.
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Trong hợp chất hữu cơ, những nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
Bài 4 sgk/112
Những công thức cấu tạo biểu diễn cùng một chất là:
a, c, d
b, e
Gv: nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
3. Bài mới (1’)
Cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong bài cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ thì các nguyên tử liên kết theo đúng hóa tri của nó vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi vào hidrocacbon đầu tiên đó là metan. Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng gì thì ở tiết học này cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi làm rõ.
Hoạt đông 1: trạng thái tự nhiên, tính chất vât lí (4’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Các em hãy quan sát một số hình ảnh kết hợp với sgk hãy cho biết metan có ở những nơi nào? 
Hiện nay thì đa số các hộ gia đình người ta thường sử dụng ga để đun nấu thức ăn, nhưng lúc trước thì có một số nhà người ta sử dụng bioga để đun nấu thức ăn, hoặc là khi các em đi xuống ruộng có những bọt khí xuất hiện thì đó là có khí metan đó.
Cô có ống nghiệm cô đã thu sẵn khí metan, vậy dựa vào đây em hãy cho cô biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí metan? 
Nặng hay nhẹ hơn không khí? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
Từ câu trả lời của 2 bạn: em hãy cho cô biết tính chất vật lí của khí metan?
Trong lớp mình chắc hẵn nhà em nào cũng sử dụng bếp ga hết, vậy thì khi nấu ăn bật bếp lên các em nghe thấy mùi gì?
Thật ra thì metan là một chất khí không màu, không mùi nhưng mỗi lần bật bếp thường nghe có mùi là do trong gaz có lẫn nhiều tạp chất vì vậy mà khi nấu ăn nên mở cửa sổ ra. Các em phải cẩn thận khi sử dụng bếp gaz, đối với những bình gaz lớn phải vặn van lại sau khi đã sử dụng xong.
Dựa vào phân tử metan ta thấy có một nguyên tử cacbon và bốn nguyên tử hidro, vậy thì để xem nó có công thức cấu tạo là gì thì chúng ta sẽ đi vào phần 2: cấu tạo phân tử.
Trong tự nhiên metan có trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogaz
Metan là chất khí, không màu, không mùi.
Nhẹ hơn không khí, vì ptk của metan là 16, còn của không khí là 29. 
Mêtan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí rất ít tan trong nước.
Mùi hôi
Bài 36: Metan
Ctpt: CH4
Ptk: 16
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Trong tự nhiên mêtan có trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao và trong khí bioga.
-Mêtan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí rất ít tan trong nước.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (7’)
Cô sẽ hướng dẫn cho các em lắp mô hình cấu tạo phân tử của metan ở dạng rỗng và dạng đặc: bốn khối cầu nhỏ tượng trưng cho nguyên tử hidro, một khối cầu lớn tượng trưng cho nguyên tử cacbon, 
Quan sát mô hình em hãy viết cho cô công thức cấu tạo của metan?
Chúng liên kết với nhau bằng liên kết đơn, vậy nhìn vào mô hình cấu tạo phân tử của metan ở dạng rỗng em hãy cho cô biết có mấy liên kết đơn? 
Khi viết công thức cấu tạo các em nhớ chú ý phân bổ hidro cho đều.
Lắp ráp công thức cấu tạo, quan sát.
Công thức cấu tạo
 H 
 H C H 
 H
Bốn liên kết đơn
II. Công thức cấu tạo
Công thức cấu tạo của metan:
 H 
 H C H 
 H
Nhận xét: trong phân tử metan có bốn liên kết đơn.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học (13’)
Các em phải chú ý đây là bài hidrocacbon đầu tiên nó rất quan trọng, nó làm nền tảng cho những bài sau nên các em phải trật tự tập trung. Các em ghi bài vào vở.
Các em chú ý lên bảng cô có 2 hình ảnh cộng với hình trong sách giáo khoa. Hình thứ nhất có ống dẫn khí metan, dùng ống nghiệm úp phía trên ngọn lửa thì thấy xuất hiện điều gì? 
Sau đó cho nước vôi trong vào trong ống nghiệm, lắc nhẹ thì các em thấy có hiện tượng gì?
Vậy thì chứng tỏ trong ống nghiệm có khí gì? 
Mời học sinh lên bảng viết phương trình và hướng dẫn học sinh cân bằng.
Các em nên chú ý đây là phản ứng cháy, phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt, hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh rất là nguy hiểm nên các em phải hết sức chú ý. Các em hãy đọc thêm phần em có biết để xem nó nguy hiểm như thế nào?
 Chúng ta cùng nhau đi vào phần 2. Tác dụng với clo
Các em hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét. Người ta có bình gồm hỗn hợp khí metan và khí clo sau đó người ta đưa ra ngoài ánh sáng thì có hiện tượng gì? 
Sau đó người ta cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím thì em hãy cho cô biết quỳ tím chuyển sang màu gì? 
Từ các hiện tượng trên em rút ra nhận xét gì?
Các em chú ý lên bảng cô sẽ hướng dẫn cho các em viết phương trình phản ứng.
Có các giọt nước bám trên thành ống nghiệm.
Nước vôi trong bị đục
Trong ống nghiệm có khí CO2
CH4 Æ 2O2 CO2 Æ 2H2O
Khi đưa ra ngoài ánh sáng thì màu vàng nhạt của clo mất đi.
Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng. 
III. Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi
Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
CH4 Æ 2O2 CO2 Æ 2H2O
Tác dụng với clo (phản ứng thế)
CH4 ÆCl2 ® CH3Cl Æ HCl
Hoạt động 4: ứng dụng (5’)
Quan sát sgk cộng với những hình ảnh sau em hãy cho cô biết metan có những ứng dụng gì?
Các ứng dụng của metan là:
Làm nhiên liệu trong đời sống và ttrong sản xuất.
Làm nguyên liệu để điều chế khí hidro:
Metan Æ nước cacbon đioxit Æ hidro
Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
IV. Nhiên liệu
Các ứng dụng của metan là:
Làm nhiên liệu trong đời sống và ttrong sản xuất.
Làm nguyên liệu để điều chế khí hidro:
Metan Æ nước cacbon đioxit Æ hidro
Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
4/ cũng cố (9’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cô có 2 bài tập sau:
Bài 1: một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là RH4. Biết phân tử khối của hợp chất là 16, hãy xã định công thức phân tử của hợp chất. 
Bài 2: tính thể tích khí oxi ở (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan.
2 bạn lên bảng làm bài tập còn các em còn lại lấy vở ra chép và làm bài vào vở.
Bài 1: R + 4.1 =16
R = 12 vậy R là nguyên tử C.
CTPT: CH4
Bài 2: 
CH4 Æ 2O2 CO2 Æ 2H2O
 0,2 0,4 (mol)
Số mol của khí metan
Thể tích khí oxi
5. Dặn dò
Các em về nhà làm hết bài tập sgk
Học bài cũ và xem truosc bài mới
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 36. Metan.docx