Bài 36: Metan - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: sau khi học xong bài này, học sinh:

- Trình bày được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan.

- Nêu được khái niệm liên kết đơn, phản ứng thế

- Biết được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan

2. Kĩ năng:

- Học sinh viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan.

- Giải một số bài tập hữu cơ đơn giản.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh sự ham hiểu biết và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Mô hình phân tử metan dạng đặc và dạng rỗng.

- Video thí nghiệm, mô phỏng phản ứng thể hiện tính chất hóa học của metan.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài trước khi đến lớp.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 36: Metan - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2012.
Ngày dạy:
Tuần: Tiết: 
Bài 36: METAN
 CTPT: CH4 .
 PTK: 16.
I. Mục tiêu:
Kiến thức: sau khi học xong bài này, học sinh:
Trình bày được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan.
Nêu được khái niệm liên kết đơn, phản ứng thế
Biết được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan
Kĩ năng: 
Học sinh viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan.
Giải một số bài tập hữu cơ đơn giản.
Thái độ:
Hình thành ở học sinh sự ham hiểu biết và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Mô hình phân tử metan dạng đặc và dạng rỗng.
Video thí nghiệm, mô phỏng phản ứng thể hiện tính chất hóa học của metan.
Học sinh:
Đọc trước bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình bài giảng:
Ổn định tổ chức lớp (1 phút) : kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ (5 phút):
 Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử HCHC. Chỉ ra chỗ sai trong CTCT của HCHC sau và viết lại cho đúng biết Cl có hóa trị I, C có hóa trị IV, H có hóa trị I:
 H H
 H C Cl C
 H H
Bài mới:
 Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát một số tranh kết hợp với việc đọc thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: 
(?) Trong tự nhiên metan có ở đâu? tồn tại trong dạng nào?
- “Vậy metan tồn tại trong tự nhiên dưới trạng thái gì?” 
- “Phân tử khối của metan là 16, vậy metan nặng hay nhẹ hơn không khí?”
- GV tổng kết và bổ sung kiến thức về trạng thái vật lí của metan.
- Giới thiệu các phương pháp điều chế metan:
+ Thu khí bùn ao.
+ Thu metan trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp dời nước.
- “Trong khí biogaz, ngoài khí metan còn lẫn các khí CO2 và H2S, để thu được khí metan sạch người ta tiến hành dẫn hỗn hợp khí đi qua nước vôi trong dư.
- Cho Hs quan sát mô hình phân tử metan dạng đặc và dạng rỗng.
- Cùng học sinh nghiên cứu mô hình dạng rỗng.
+ Giới thiệu chi tiết mô hình phân tử metan.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng viết CTCT.
+ Gọi HS nhận xét.
- Kết luận về cấu tạo phân tử metan.
- Phát phiếu học tập cho HS theo nhóm, yêu cầu học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng phản ứng đốt cháy metan và hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả phiếu học tập.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu HS viết tự PTPƯ.
- Kết luận, đưa ra lưu ý.
- Cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến tai nạn nổ khí metan.
- Phát phiếu học tập cho HS theo nhóm, yêu cầu học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng phản ứng giữa metan và clo, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả phiếu học tập.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- Hướng dẫn HS viết PTPƯ thế. Gọi HS lên viết PTPƯ thu gọn.
- Kết luận, đưa ra lưu ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu ứng dụng của metan.
(?) Vì sao metan được dùng làm nhiên liệu?
- Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi.
- “Khí”
- “Nhẹ hơn”.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe để biết.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Lên bảng viết.
- Ghi bài.
- Đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Viết PTPƯ.
- Ghi bài.
- Đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Viết PTPƯ.
- Ghi bài.
- Nêu ứng dụng.
- Vì metan cháy tỏa nhều nhiệt.
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.
1. Trạng thái tự nhiên:
 Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogaz.
2. Tính chất vật lí:
- Là chất khí, không màu không mùi.
- Rất ít tan trong nước.
- Nhẹ hơn không khí : d= 16/29.
II. Cấu tạo phân tử:
Công thức cấu tạo của metan:
 H
 H C H
 H
- 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H.
- Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết. Những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn.
=> Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.
III. Tính chất hóa học.
1. Tác dụng với oxi:
Metan cháy tạo thành cacbon đioxit và hơi nước:
CH4(k) + 2O2(k) t0 CO2(k) + H2O(h).
Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Lưu ý: hỗn hợp gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
2.. Tác dụng với clo:
- Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
CH4(k) + Cl2(k) a/s CH3Cl(k) + HCl(k)
- Trong phản ứng trên, nguyên tử hiđro của metan được thay thế bởi nguyên tử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.
- Lưu ý:
+ Nhìn chung, các hợp chất của hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử có khả năng tham gia phản ứng thế.
+ Các nguyên tử H có thể lần lượt được thay thế bởi các nguyên tử Cl như sau:
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
IV. Ứng dụng:
- Làm nhiên liệu.
- Là nguyên liệu điều chế hiđro.
- Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Củng cố:
Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/116.
Dặn dò:
Học bài theo nội dung chính.
Làm bài 1, 2, 4 SGK/116.
Nghiên cứu trước nội dung bài 37 – Etilen.
 Phiếu học tập:
Phiếu 1:
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
- Đốt cháy khí metan. Quan sát màu ngọn lửa.
- Dùng ống nghiệm úp phía trên ngọn lửa. Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm.
- Rót nước vôi trong vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.
Phiếu 2:
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
- Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Quan sát màu của hỗn hợp khí.
- Sau 1 thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào 1 mẩu giấy quì tím. Quan sát màu của mẩu giấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36. Metan (3).doc