Bài 36, Tiết 45: Metan - Năm học 2011-2012

1- MỤC TIÊU :

1.1) Kiến thức :

- HS nắm được CTPT, CTCT, đđặc đđiểm cấu tạo của mêtan

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của mêtan .

- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế .

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của mêtan .

1.2) Kỹ năng :

- Q/S thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét .

- Viết được PTHH dạng CTPT v CTCT thu gọn .

- Phân biệt khí metan với một vi khí khc .

1.3) Thái độ :

 - Giúp HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn hóa .

 - GDHN về các ứng dụng của metan

3- CHUẨN BỊ :

3.1) GV :

- Mô hình cấu tạo phân tử mêtan .

- Máy chiếu, laptop mô tả thí nghiệm 4.5, 4.6 SGK trang 114 (PƯ cháy của CH4 , PƯ thế của CH4) trên giáo án điện tử.

3.2) HS:

- Chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 36, Tiết 45: Metan - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36. Tiết 45
MÊTAN
Tuần 24
Ngày dạy: 14/2/12
Công thức phân tử :CH4
Phân tử khối : 16
1- MỤC TIÊU :
1.1) Kiến thức :
HS nắm được CTPT, CTCT, đđặc đđiểm cấu tạo của mêtan 
Tính chất vật lý, tính chất hóa học của mêtan . 
Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế .
Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của mêtan .
1.2) Kỹ năng :
 Q/S thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét .
Viết được PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn .
Phân biệt khí metan với một vài khí khác .
1.3) Thái độ :
 - Giúp HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn hóa .
 - GDHN về các ứng dụng của metan
3- CHUẨN BỊ :
3.1) GV :
Mô hình cấu tạo phân tử mêtan .
Máy chiếu, laptop mô tả thí nghiệm 4.5, 4.6 SGK trang 114 (PƯ cháy của CH4 , PƯ thế của CH4) trên giáo án điện tử.
3.2) HS:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
2- TRỌNG TÂM :
Cấu tạo và TCHH của Metan. HS cần biết do phân tử metan chỉ chứa các liên kết đơn nên PƯ đặc trưng của metan là PƯ thế .
4- TIẾN TRÌNH :
4.1) Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS
4.2) Kiểm tra miệng : 
1) Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ? 
2) Gọi HS sửa bài tập 4 trang 112 :
- GV nhận xét , chấm điểm . 
3) Gọi HS viết CTCT của các chất có CTPT sau : CH4; CH3Cl; CH4O; C2H6O
1) HS trả lời lý thuyết phần I tiết 44 . 
2) Các công thức : a, c, d đều là công thức của rượu êtylic .
- Công thức b, e là công thức của ête : Đimetyl ete .
3) 
 H H 
+ H - C - H ; H – C – Cl
 H H
+ C2H6O :
 H H
H-C-C-O-H Viết gọn : CH3-CH2-OH
 H H
+ CH4O :
 H
H-C-O-H Viết gọn : CH3-OH
 H
4.3) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : Vào bài
Metan là 1 trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào ? các em sẽ nghiên cứu 1 hidrocacbon qua bài mới là metan.
HOẠT ĐỘNG 2
- GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan, hình vẽ về cách thu khí metan trong bùn ao . 
- Hãy nêu một vài tính chất vật lý của metan mà em biết ?
- GV bổ sung . 
HOẠT ĐỘNG 3
- GV hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử metan và viết công thức cấu tạo của metan
- Yêu cầu HS quan sát mô hình và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của metan .
- GV giới thiệu liên kết đơn là liên kết bền 
HOẠT ĐỘNG 4
-GV trình chiếu mô phỏng thí nghiệm phản ứng cháy của mêtan .
- HS Q/S và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV : Khí metan cháy tạo ra những sản phẩm nào ? Vì sao ?
(Thu được khí CO2 vì dựa vào dấu hiệu nước vôi trong vẩn đục và hơi nước vì có các giọt nước bám vàothành ống nghiệm)
- GV kết luận :Metan cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước . 
- Yêu cầu HS viết PTPƯ 
- GV giới thiệu : PƯ đốt cháy metan tỏa nhiều nhiệt . Vì vậy người ta thường dùng metan làm nhiên liệu .
- Hỗn hợp 1 thể tích metan và 2 thể tích ôxi là hỗn hợp nổ mạnh 
- GV trình chiếu mô phỏng thí nghiệm p.ư của mêtan tác dụng với clo.
- GV : Màu vàng nhạt của clo mất đi chứng tỏa điều gì ?(PƯ đã xảy ra)
- GV : Tại sao quỳ tím chuyển màu đỏ ? 
(Vì dung dịch tạo thành là axit )
- GV hướng dẫn HS viết PTPƯ .
- PƯ giữa mêtan và clo thuộc loại P.Ư gì ?
Vì sao ? (Phản ứng thế , vì nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử clo. Vì vậy phản ứng trên được gọi là p.ư thế )
+ Chú ý : PƯ thế là phản ứng đặc trưng cho các phân tử chỉ có liên kết đơn như phân tử metan .
HOẠT ĐỘNG 5
GV giới thiệu các ứng dụng của metan , yêu cầu HS tóm tắt vào vở .
* Từ các ứng dụng của metan, GDHN cho HS các nghành nghề có liên quan.
I – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ :
-Trong tự nhiên khí mêtan có nhiều ở : Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí mỏ than, bùn ao, khí biogaz.
- Khí mêtan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí 
(d = 16/29), ít tan trong nước .
II – CẤU TẠO PHÂN TỬ :
Phân tử CH4 :
 H
H – C – H
H
 H C H 
 H 
Đặc điểm : Trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn .(LK đơn là LK bền) 
- Một nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H tạo thành1 tứ diện đều.
- Mỗi nét gạch là một hóa trị . 
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC :
1) Tác dụng với ôxi : (PƯ cháy)
Mêtan cháy tạo thành cacbonđiôxit và hơi nước .
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Hỗn hợp 1VCH4 và 2VO2 là hỗn hợp nổ mạnh .
2) Tác dụng với clo : (PƯ thế)
- PTPƯ : 
 H
H – C – H + Cl-Cl 
 H
 H
 H – C – Cl + H-Cl 
 H
Viết gọn :
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 Mêtylclorua
- Nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử clo. Vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế .
IV- ỨNG DỤNG :
- Làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất .
- Là nguyên liệu để điều chế hiđrô theo sơ đồ : 
Mêtan + nước cacbonđiôxit + hiđrô 
- Điều chế bột than và nhiều chất khác .
 H
H – C – H
H
4.4) Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức đã học, GV thể hiện các kiến thức đó trên bản đồ tư duy
1) BT 1/116 : 
Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2 , O2
a.. Những khí nào tác dụng với nhau từng đội một ?
b. Hai khí nào trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?
* Đáp án : 
a. CH4 và O2 ; H2 và O2 ; 
 H2 và Cl2 ; CH4 và Clo .
b. Các khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là : CH4và O2 ; H2 và O2 
2) Đốt cháy hoàn toàn 11,2lít khí metan. Hãy tính thể tích khí ôxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành . Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn ?
* Đáp án : 
 nCH4 = 
PTPƯ :
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
1mol-----2mol -----------1mol-----2mol
0,5mol1mol ----> 0,5mol1mol
VO 2 = 1 x 22,4 = 22,4(l)
VCO 2 = 0,5 x 22,4 = 11,2(l) 
4.5) Hướng dẫn HS tự học :
- Đối với bài học ở tiết này :
 - Đọc phần : Em có biết ? trang 116 SGK 
Học bài, nắm vững TCHH và CTCT của metan .
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
Làm các bài tập SGK : 1,2,3,4, trang 116 SGK .
 - Chuẩn bị bài mới :“ Etilen”.Tìm hiểu etilen có cấu tạo, tính chất và ứng dụng gì?
5- RÚT KINH NGHIỆM :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36. Metan (2).doc