1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* HS biết:
- Công thức phân tử công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của mê tan.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
* HS hiểu:
- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo( phản ứng thế) với oxi( phản ứng cháy).
- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
+ Quan sát thí nghiệm, liên hệ thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
+ Phân biệt khí metan và với một vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp.
- HS thực hiện thành thạo:
+ Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
Bài 36 – Tiết 45 Tuần 23 ME TAN CÔNG THỨC PHÂN TỬ: CH4 PHÂN TỬ KHỐI: 16 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Công thức phân tử công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của mê tan. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. * HS hiểu: - Tính chất hóa học: Tác dụng với clo( phản ứng thế) với oxi( phản ứng cháy). - Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Quan sát thí nghiệm, liên hệ thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét. + Phân biệt khí metan và với một vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp. - HS thực hiện thành thạo: + Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn. 1.3. Thái độ: - Thói quen: GD HS yêu thích môn học. - Tính cách: Giáo dục học sinh hiểu được ứng dụng của metan. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Cấu tạo tính chất metan. - HS cần biết sơ đồ do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Mô hình phân tử metan (dạng đặc, dạng rỗng 3.2. Học sinh: Kiến thức 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu1: Bài tập 4 trang 112 SGK (8đ) Công thức a,c,d CTCT rựơu etylic Công thức b,e CTCT đimetylete Câu 2: Em hãy dự đoán tính chất vật lí của metan? (2đ) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của metan. (Thời gian: 5’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan và tranh về cách thu khí metan trong bùn ao. Trong tự nhiên, khí metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên). Trong các mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành). Trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogas GV Cho HS quan sát lọ đựng khí metan, liên hệ thực tế và rút ra tính chất vật lí. Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = ), rất ít tan trong nước. I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí: V Trạng thái tự nhiên: SGK V Tính chất vật lí: SGK HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo phân tử (Thời gian: 10’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Công thức phân tử công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của mê tan - Kỹ năng: Viết công thức phân tử và CTCT (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ - Phương tiện: Bộ mô hình phân tử (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Tìm hiểu về cấu tạo phân tử. GV hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử metan (dạng rỗng), HS thực hiện theo nhóm HS quan sát mô hình phân tử metan dạng đặc và viết công thức cấu tạo của metan, yêu cầu HS quan sát mô hình và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của metan. HSlớp nhận xét GV nhận xét cho điểm II. Cấu tạo phân tử: Công thức cấu tạo metan H H C H H Đặc điểm: trong phân tử metan có 4 liên kết đơn. HOẠT ĐỘNG 3: Tính chất hóa học của khí metan. (Thời gian: 15’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Tác dụng với clo( phản ứng thế) với oxi( phản ứng cháy). - Kỹ năng: Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình - Phương tiện: H 4.5-H 4.6/114 SGK; phản ứng của metan với Clo, khí CH4, dung dịch Ca(OH)2 (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Tính chất hóa học của khí metan. Cho HS quan sát thí nghiệm đốt cháy khí metan. HS nêu sản phẩm thu được là gì và vì sao ? Viết PTHH. HS lớp nhận xét: Đốt cháy khí metan ta thu được khí CO2 GV giới thiệu: Phản ứng đốt cháy khí metan tỏa nhiều nhiệt, vì vậy ta dùng metan làm nhiên liệu. Hỗn hợp 1 thể tích khí CH4 và 2 thể tích khí O2 là hỗn hợp nổ mạnh. (1VCH4: 2VO2) GV thí nghiệm cho cả lớp quan sát. Đưa bình có chứa hỗn hợp khí metan và Clo vào phần có ánh sáng, sau 1 thời gian cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thử bằng giấy quỳ tím. HS nêu hiện tượng và rút ra nhận xét. Màu vàng nhạt của Clo mất đi (chứng tỏ có phản ứng sinh ra). - Hiện tượng - Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ vì sản phẩm khi tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit. Phản ứng giữa metan và Clo thuộc loại phản ứng gì ? Nhìn chung các hợp chất hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều có phản ứng thế. III. Tính chất hóa học của khí metan: 1. Tác dụng với Oxi : CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2. Tác dụng với Clo: - Hiện tượng: SGK H H C H + Cl - Cl H H H C H + HCl H Metylclorua CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. Metan Metylclorua - Phản ứng giữa metan và Clo thuộc loại phản ứng thế. HOẠT ĐỘNG 4: Ứng dụng của metan. (Thời gian: 5’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC ứng dụng của metan. HS đọc SGK và nêu: - Làm nhiên liệu trong đời sống, sản xuất. -Là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ: -Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác. IV. Ứng dụng: SGK -Là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ: CH4 + 2H2O CO2 + 2H2 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: ú Tính chất hóa học của khí metan: 1. Tác dụng với Oxi : CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. 2. Tác dụng với Clo: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. 5.2. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này: - Học bài. - Làm các bài tập 1,2,3,4 trang 116 SGK * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị : Bài Etilen soạn và xem trước các kiến thức tính chất vật lí, cấu tạo phân tử và tính chất hóa học, ứng dụng của Etilen. 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
Tài liệu đính kèm: