Bài 39: Đèn huỳnh quang - Ngô Long Trọng

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này giáo viên phải làm cho học sinh.

 1. Về kiến thức

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang

 - Hiểu được các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.

 2. Về kỹ năng

 - Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.

 - Phân biệt được các loại đèn

 3. Về thái độ

 - Có ý thức tiết kiệm điện năng

 - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4098Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 39: Đèn huỳnh quang - Ngô Long Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS	Năm học 2008-2009
Môn học công nghệ 8	Lớp 8
Số tiết 1
Người soạn: Ngô Long Trọng
Ngày soạn: 20/5/2009
Ngày dạy:
Bài 39. đèn huỳnh quang
I. Mục tiêu:
	Sau khi học xong bài này giáo viên phải làm cho học sinh.
 1. Về kiến thức 
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang
	- Hiểu được các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
 2. Về kỹ năng
	- Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.
	- Phân biệt được các loại đèn
 3. Về thái độ
	- Có ý thức tiết kiệm điện năng
	- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
II. Trọng tâm và chuẩn bị bài dạy:
 1. Trọng tâm
	- Cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang
 2. Chuẩn bị
 a) Chuẩn bị của giáo viên
	-Đọc và nghiên cứu kĩ bài 39 SGK CN8, 
 +Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học
 + Phóng to hình 39.1và 39.2 SGK CN8, bảng phụ 39.1
 + Sưu tầm các loại đèn: đèn ống huỳnh quang, đèn compac, đèn sợi đốt
 b) Chuẩn bị của học sinh
	- Học bài cũ bài 38 SGK CN8
	- Nghiên cứu bài mới
III. Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp trực quan, vấn đáp
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức 1/
 2. Kiểm tra bài cũ 5/
 - Hình thức kiểm tra miệng
 Nội dung câu hỏi: em hãy nêu cấu tạo của bóng đèn sợi đốt và đặc điểm của loại đèn này?
 Đáp án: cấu tạo của đèn sợi đốt gồm 3 phần chính:
	-Sợi đốt: làm bằng dây kim loại có dạng lò so xoắn, thường làm bằng vonfram để chịu được sự đốt nóng ở nhiệt độ cao
	- Bóng thủy tinh: được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. Người ta hút hết không khí và bơm khí trơ vào trong bóng để làm tăng tuổi thọ của bóng 
	- Đuôi đèn: được làm bằng đồng hoặc bằng sắt tráng kẽm được gắn chặt với bóng thủy tinh, trên đuôi có hai cực tiếp xúc
	- Đặc điểm:
	 + Đèn phát ra ánh sáng liên tục
	 + Hiệu suất phát quang thấp
	 + Tuổi thọ thấp 
3. Giới thiệu bài mới 2/
 Ngày nay, đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất. Tùy theo hình dáng, kích thước, màu sắc ánh sáng, công suất mà đèn được dùng để chiếu sáng trong gia đình, trong các nhà máy hay trên đường phố. Để hiểu hơn tính năng của chúng thầy (cô) và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 39 “Đèn huỳnh quang”
4. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
19/
5/
8/
HĐ1.Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang.
GV: Treo tranh hình 39.1 trên bảng, đưa ra một số mẫu vật, yêu cầu học sinh quan sát, đọc sách giáo khoa và cho biết: Đèn ống huỳnh quang gồm những bộ phận nào?
HS: Quan sát, đọc sách giáo khoa và trả lời 
GV: Nhận xét và kết luận
Gồm 4 bộ phận: ống thủy tinh, lớp bột huỳnh quang, điện cực và chân đèn 
GV: Em hãy nêu một số ống thủy tinh và cho biết mặt trong của ống được phủ bằng chất gì?
 HS: Trả lời
GV: Gọi một vài học sinh nhận xét. Sau đó GV nhận xét đưa ra kết luận gồm có các loại: 0,3m, 0,6m, 1,2m, 1,5m, 2,4m. Mặt trong của ống có phủ lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là photpho)
GV: Điện cực của đèn ống huỳnh quang làm bằng vật liệu gì?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận và giải thích: Được làm bằng dây vonfram có dạng lò so xoắn. Được tráng một lớp bari-oxit để phát ra điện tử, ở mỗi điện cực có chân đèn nối với nguồn điện.
GV: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận: có tác dụng phát sáng.
GV: Dựa vào hiện tượng nào mà lớp bột huỳnh quang phát sáng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và giải thích thêm: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Đó là nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Khi bật điện, đèn có hiện tượng gì trước khi phát sáng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận: bóng đèn nhấp nháy. Với tần số 50Hz đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt
Hiệu suất phát quang: khi làm việc khoảng 20-25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt.
Tuổi thọ của bóng khoảng 8000 giờ
Mồi phóng điện: vì khoảng cách giữa hai điện cực lớn để đèn phóng điện được cần phải mồi phóng điện. Để mồi phóng điện cho ống đèn huỳnh quang, người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắt te, hoặc chấn lưu điện tử.
GV: Cho HS quan sát hai loại bóng đèn 0,6m và 1,2m.
GV: Em hãy đọc các số liệu kĩ thuật cơ sở trên bóng đèn.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận: điện áp định mức 12V:220V, chiều dài ống 0,6m công suất 18W:20W, chiều dài ống 1,2m công suất 30W:40W
GV: Đèn ống huỳnh quang được sử dụng phổ biến ở đâu?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận: được sử dụng phổ biến nhất là trong gia đình.
HĐ2.Tìm hiểu đèn compac huỳnh quang
GV: Treo tranh trên bảng, đưa ra mẫu vật về đèn compac huỳnh quang, yêu cầu HS quan sát và đọc SGK trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu nguyên lý, cấu tạo, ưu điểm và công dụng của đèn compac huỳnh quang.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận: nguyên lý làm việc giống đèn ống huỳnh quang
Cấu tạo: chấn lưu thường đặt trong đuôi đèn
Ưu điểm: kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng, hiệu suất phát quang cao
HĐ3.So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành bảng
HS: Làm việc theo nhóm và trả lời
GV: Yêu cầu một vài nhóm nhận xét và hoàn thiện bảng.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án chính xác.
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1,ánh sáng liên tục
2, không cần chấn lưu
1, không tiết kiệm điện năng
2, tuổi thọ thấp
Đèn huỳnh quang
1,tiết kiệm điện năng
2,tuổi thọ cao
1, ánh sáng không liên tục
2,cần chấn lưu
I. Đèn ống huỳnh quang.
1.Cấu tạo.
- Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và điện cực.
a) ống thuỷ tinh.
- Có các chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m 2,4m mặt trong có chứa lớp bột huỳnh quang.
b) Điện cực.
- Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bari – Oxít để phát ra điện tử.
2.Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng lên lớp bột huỳnh quang làm phát sáng.
3.Đặc điểm đèn ống huỳnh quang.
a) Hiện tượng nhấp nháy
b) Hiệu suất phát quang.
c) Tuổi thọ
d) Mồi phóng điện.
4) Các số liệu kỹ thuật
5) Sử dụng
II. Đèn Compac huỳnh quang.
- Cấu tạo, chấn lưu được đặt trong đuôi đèn, kích thước nhỏ, dễ sử dụng.
- Có hiệu xuất phát quang gấp 4 lần đèn sợi đốt.
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng 39.1
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1,
2,
1,
2,
Đèn huỳnh quang
1,
2,
1,
2,
5.Hoạt động tiếp nối
1. Củng cố 3/ 
GV:
	- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết 
	- Gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi cuối bài
2 Hướng dẫn về nhà 2/
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 40 SGK Chuẩn bị đèn ống huỳnh quang để giờ sau TH.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Đèn huỳnh quang - Ngô Long Trọng.doc