Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (Tiếp theo)

 1. Kiến thức: HS cần nắm được:

 - Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.

 - Trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ lớn.

 - Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ; HS thấy rõ sự phát triển công nghiệp ở Bắc Mĩ; quyết định hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ và nhu cầu hình thành khối kinh tế NAFTA.

 - Phân tích một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hiện đại, HS thấy được công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5011Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39: KINH TẾ BẮC MĨ
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: HS cần nắm được:
	- Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.
	- Trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ lớn.
	- Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA.
 2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ; HS thấy rõ sự phát triển công nghiệp ở Bắc Mĩ; quyết định hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ và nhu cầu hình thành khối kinh tế NAFTA.
	- Phân tích một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hiện đại, HS thấy được công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao.
II. Phương tiện dạy học:
	- Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ.
	- Một số hình ảnh, tư liệu về các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các nước Bắc Mĩ.
III. Bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ (Thời gian: 3- 5’)
	a. Hãy cho biết những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì, Canada phát triển đến trình độ cao.
	b. Dùng lược đồ nông nghiệp trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
 2. Bài mới:
 	Vào bài (Thời gian: 2- 3’)
	Thiên nhiên Bắc Mĩ đã tạo những điều kiện thuận lợi không chỉ cho việc phát triển nông nghiệp mà cả công nghiệp Bắc Mĩ cũng đạt đến trình độ cao. Bởi đây là khu vực lãnh thổ giàu tài nguyên và nguồn nhân lực giàu khả năng, giàu tính cơ động và tinh thần thực dụng. Trong quá trình phát triển, các nước Bắc Mĩ đã thành lập khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) để kết hợp sức mạnh của các nước thành viên, tạo thị trường chung rộng lớn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề đã nêu trên.
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm mỗi tổ một nhóm trong thời gian 3 phút. 
- Câu hỏi thảo luận: Dựa vào H39.1- Lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ, nêu sự phân bố và rút ra nhận xét về các ngành công nghiệp ở các quốc gia Bắc Mĩ.
- Đại diện nhóm báo cáo, trong nhóm bổ sung và nhóm khác nhận xét.
- GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
2. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới:
a. Sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ:
Quốc gia
Các ngành công nghiệp
Phân bố tập trung
Ca-na-đa
Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm.
- Phía bắc Hồ Lớn.
- Ven biển Đại Tây Dương.
Hoa Kì
Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao.
- Phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc.
- Phái nam, ven Thái Bình Dương (Vành đai Mặt Trời).
Mê-hi-cô
Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm.
- Thủ đô Mê- hi- cô.
- Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
Hoạt động 2: Tìm hiểu trình độ phát triển của công nghiệp Mĩ.
 Quan sát và phân tích H39.2 và 39.3 trong SGK, em có nhận xét gì về trình độ phát triển về ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ của Hoa Kì?
- HS trả lời.
- GV cho HS xem thêm ảnh về tên lửa và máy bay của Mỹ, kết hợp mở rộng:
+ Việc sản xuất tàu con thoi Cha- len- giơ là bước tiến rất quan trọng trong ngành vũ trụ của Hoa Kì. Tàu con thoi Chalengiơ giống như chiếc máy bay phản lực, có thể sử dụng nhiều lần, do đó cần trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao để có thể sử dụng các thành tựu mới nhất vào việc cải tiến và hoàn thiện các tàu vũ trụ từ dùng một lần sang sử dụng nhiều lần.
+ Chương trình Mercury là chương trình đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ. Nó diễn ra từ năm 1959 đến năm 1963 với mục đích đặt con người lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất. Chuyến bay Mercury-Atlas 6 vào ngày 20 tháng 2, 1962 là chuyến bay Mercury đầu tiên đạt được mục đích này.
+ Sản xuất máy bay Bô-ing đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề cao và đông, sự phân công lao động hợp lí, sự chính xác cao độ, việc chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong khi chế tạo các chi tiết máy bay phải hợp lí, khoa học, chính xác, kịp thời để có thể lắp ráp thành các máy bay theo đúng yêu cầu riêng của khách hàng. So với việc sản xuất máy bay E-bơt ở Châu Âu phải có sự hợp tác rộng rãi của nhiều nước tham gia sản xuất theo sự phân công từng bộ phận sản xuất quy mô lớn hàng loạt máy bay khổng lồ
+ Ngày 3/4/2008 hãng hàng không khổng lồ của Mỹ, Boeing tuyên bố lần đầu tiên trên thế giới đã đưa một chiếc máy bay chạy bằng pin hydro lên bầu trời, một bước ngoặt có thể mở ra tương lai xanh cho ngành công nghiệp này với nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo được.
b. Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển trình độ cao:
- Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới.
- Đặc biệt là ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tỉ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế.
 Dựa vào bảng số liệu GDP của các nước Bắc Mĩ cho biết vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế?
- Dịch vụ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào? Phân bố tập trung ở đâu?
( Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông).
- GV cho HS xem một số hình ảnh về các ngành này và giới thiệu sơ qua.
+ Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.
+Giao thông: Đến năm 2003, có khoảng 759 xe hơi cho 1.000 người Mỹ so với 472 mỗi 1.000 cư dân Liên Hiệp châu Âu một năm sau đó, tức là năm 2004. Khoảng 39 phần trăm xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ. Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km). Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém. Chỉ có 9 phần trăm tổng số lượt đi làm việc ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8 phần trăm tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp rất ít, thua xa mức độ sử dụng của châu Âu.. Công nghệ hàng không dân sự hoàn toàn tư hửu hóa trong lúc đa số các phi trường chính là của công. Năm hảng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế giới.
- Phân bố các thành phố công nghiệp lớn, khu công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”)
c. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế:
- Chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP.
(Canađa và Mêhicô: 68%, Hoa Kì: 72%).
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hiệp định mậu dịch tự do Bẵc Mĩ (NAFTA):
- NAFTA thành lập năm nào? Gồm bao nhiêu nước thành viên?
 NAFTA có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ?
GV: Hoa Kì có vai trò rất lớn trong NAFTA chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô, hớn 80% kim ngạch xuất khẩu của canađa.
d. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA):
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Chuyển giao công nghệ , tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mêhicô tập trung phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao ở Hoa Kì và Canađa.
- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.
3. Củng cố và bài tập:
	- GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
	- GV phát phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Thời gian: 5 phút
Câu 1: Bắc Mĩ có nền công nghiệp:
Phát triển ở trình độ cao.
Chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Phát triển mạnh ở cả Hoa Kì và Canađa.
Tất cả các ý trên.
Câu 2: Ở Hoa Kì, xác ngành công nghiệp chủ yếu nằm dưới quyền kiểm soát của:
Các ngân hàng.
Địa phương có ngành công nghiệp truyền thống.
Nhà nước Liên bang.
Các công ty lớn xuyên quốc gia.
Câu 3: Tính GDP theo đầu người của ba quốc gia Bắc Mĩ theo bảng sau:
Tên nước
Dân số (triệu người)
GDP
GDP/ người
Canađa
31
677,178
Hoa Kì
284,5
10.171.400
Mêhicô
99,6
617,817
Câu 4: Các ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của “Vành đai Mặt trời”:
Công nghiệp dệt may và thực phẩm.
Công nghiệp hóa chất lọc dầu.
Công nghiệp hàng không, vũ trụ.
Công nghiệp điện tử và vi điện tử.
Câu 5: Khối kinh tế NAFTA đã kết hợp được thế mạnh của:
Mêhicô có nguồn lao động lớn, giá rẻ, nguồn nhiên liệu dồi dào, Canađa và Hoa Kì có nông nghiệp phát triển manh.
Hoa Kì và Canađa có nền kinh tế phát triển cao, tiềm lực lớn, công nghiệp hiện đại, còn Mêhicô có nguồn lao động và nguyên liệu dồi dào.
Canađa và Mêhicô có nông nghiệp phát triển, Hoa Kì có công nghiệp phát triển.
Hoa Kì có nền kinh tế phát triển còn Canađa và Mêhicô có nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào.
Đáp án: 1d, 2 c+d, 4a, 5b
4. Dặn dò:
	- Vùng công nghiệp truyền thống của Hoa Kì.
	- Vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt trời” của Hoa Kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (Tiếp theo).doc