Bài 39, Tiết 49: Benzen - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS biết:

 Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen.

 Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi , độc tính.

* HS hiểu:

 Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro.

 Ứng dụng: Làm nguyên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

+ Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất.

+ Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.

- HS thực hiện thành thạo:

+ Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 39, Tiết 49: Benzen - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39 – Tiết 49 
Tuần 26 
 BENZEN
 CÔNG THỨC PHÂN TỬ: C6H6
 PHÂN TỬ KHỐI: 78
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi , độc tính.
* HS hiểu: 
- Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro. 
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
+ Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất.
+ Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
- HS thực hiện thành thạo:
+ Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: GD HS yêu thích môn học. 
- Tính cách: Giáo dục học sinh hiểu được ứng dụng của benzen.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen. Học sinh cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng sáu cạnh đều trong đó có ba liên kết đơn C-C luân phiên xen kẽ với ba liên kết đôi C=C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế (tính thơm) 
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Bộ lắp ghép cấu tạo phân tử, mô hình phân tử benzen (dạng đặc).
- Hóa chất: C6H6, H2O, dầu ăn.
3.2. Học sinh: Kiến thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất vật lí của benzen. (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi , độc tính.
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Thí nghiệm, trực quan
- Phương tiện: C6H6, H2O, dung dịch Brom, dầu ăn
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về tính chất vật lí.
- HS đọc thông tin trong SGK và nêu.
Ÿ GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho benzen vào lọ nước.
- Cho vài giọt dầu ăn vào lọ benzen. Gọi HS nhận xét về trạng thái, màu sắc, tính tan của benzen (dựa vào tính chất vật lí).
I. Tính chất vật lí :
- Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan trong dầu ăn và nhiều chất khác như : nến, cao su, Iốt,Benzen độc.
HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo phân tử (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Công thức phân tử công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen 
- Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất. Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
- Phương tiện: Bộ mô hình phân tử
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về cấu tạo phân tử.
- GV dùng bộ dụng cụ mô hình phân tử và HS 
lắp mô hình phân tử benzen, gọi HS viết cấu tạo phân tử.
- HS nhận xét về cấu tạo của benzen.
- HS khác nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét, sửa sai (cho điểm)
 BT1 : Công thức cấu tạo của benzen với nhiều hình dạng khác nhau, em hãy cho biết công thức nào đúng.?
 (a) (b) (c) (d) 
- HS dựa vào công thức cấu tạo của benzen, thảo luận đôi hay nhóm nhỏ và nêu.
- Dự đoán tính chất hóa học của benzen có giống tính chất nào của metan, etilen, axetilen.
ŸCấu tạo của benzen khác etilen và axetilen ở điểm nào? Benzen có làm mất màu dung dịch Brom không?
II. Cấu tạo phân tử: 
 H 
 C 
 H C C H 
 H C C H 
 C 
 H
Hoặc: 
 CH 
 CH CH 
 CH CH 
 CH 
Đặc điểm: 6 nguyên tử Cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều.
Có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn
 BT1. 
Ÿ Câu b,d đúng.
HOẠT ĐỘNG 3: Tính chất hóa học của benzen. (Thời gian: 15’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Phản ứng thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro 
- Kỹ năng: Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất. 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình
 - Phương tiện: Ống nghiệm, đế sứ, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, diêm, tranh (thí nghiệm của benzen với brom lỏng, ứng dụng của benzene, C6H6 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về tính chất hóa học.
- GV làm thí nghiệm đốt cháy benzen, HS nhận xét về muội than (có muội than).
- Benzen không có phản ứng cộng với brom trong dung dịch (không làm mất màu dung dịch brom như etilen và axetilen).
Ÿ Vậy benzen có tính chất hóa học gì ?
- GV cho HS quan sát tranh H4.15 phản ứng của benzen với dung dịch brom lỏng (có bột sắt).HS viết PTHH.
- GV giới thiệu benzen tham gia phản ứng cộng giống như etilen nhưng phản ứng xảy ra khó 
- GV hướng dẫn HS viết PTHH
- HS viết PTHH
III. Tính chất hóa học:
1. Benzen có cháy hay không ?
- Benzen là hiđrocacbon nên dễ cháy tạo ra CO2 và H2O khi benzen cháy trong không khí, ngoài CO2 và H2O còn sinh ra muội than. Vì phân tử benzen có cấu tạo đặc biệt.
2C6H6+15O212CO2+6H2O.
2. Benzen có phản ứng thế với Brom hay không ?
- Benzen có liên kết đơn nên có khả năng có phản ứng thế, tác dụng với dung dịch Brom:
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr.
 3. Benzen có phản ứng cộng không 
- Benzen có liên kết đôi giống C2H4 nên có khả năng phản ứng cộng.
- Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen.
 C6H6 + 3H2 C6H12.
 (Xiclohexan) 
HOẠT ĐỘNG 4: Ứng dụng của benzen. (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về ứng dụng.
-HS đọc thông tin và quan sát hình vẽ về ứng dụng của benzen.
- HS đọc thông tin trong SGK và tóm tắt ý, nêu.
IV. Ứng dụng:
- Benzen là nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
Ÿ Nêu tính chất hóa học của benzen ?
1. Benzen có cháy hay không ? 
 2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O.
2. Benzen có phản ứng thế với Brom hay không ? 
 C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr.
3. Benzen có phản ứng cộng không ?
 C6H6 + 3H2 C6H12.
 BT2 : 
 Hoàn thành các PTHH sau:
C6H6 +  C6H5Cl + 
C2H4 + C2H4Br2 
C2H2 + C2H2Br4.
C2H2 +  CO2 + 
Giải:
C6H6 + Cl2 C6H5Cl + HCl
C2H4 + Br2 C2H4Br2 
C2H2 + 2Br2 C2H2Br4.
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O.
Gọi đại diện nhóm viết hoàn chỉnh PTHH, nhận xét.
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
 - Học bài.
 - Làm các BT: 1,3,4 trang 125 SGK.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị: “Dầu mỏ và khí thiên nhiên”. Soạn và xem trước các phần: Tính chất vật lí, trạng thái, thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Benzen - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc