Bài 4 (1 tiết): Lễ độ - Phạm Thị Thu Hoa

I- Mục tiêu bài:

1. Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa về sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.

2. Kĩ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

3. Thái độ: Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.

II- Tài liệu và phương tiện:

 + GV: - Câu hỏi thảo luận nhóm

 - Tình huống GDCD (13 → 15)

 - Tham khảo truyện: Lời nói có phép lạ

 + HS: - Đóng vai theo tình huống ở bài tập (b) (SGK – 13)

 - Ca dao, tục ngữ, cách ngôn, nói về lễ độ.

III- Các hoạt động chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (7 ph):

 - HS1: (ghi bảng): Nêu 3 câu tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm

 - HS2: (ghi bảng): Nêu 2 câu tục ngữ, ca dao trái với tiết kiệm

 - HS3: Học sinh thực hành tiết kiệm như thế nào? Liên hệ bản thân em?

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2412Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 4 (1 tiết): Lễ độ - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Bài 4(1 tiết):
LỄ ĐỘ
I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa về sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
2. Kĩ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
3. Thái độ: Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.
II- Tài liệu và phương tiện: 	
	+ GV: - Câu hỏi thảo luận nhóm
	- Tình huống GDCD (13 → 15)
	- Tham khảo truyện: Lời nói có phép lạ
	+ HS: - Đóng vai theo tình huống ở bài tập (b) (SGK – 13)
	- Ca dao, tục ngữ, cách ngôn, nói về lễ độ.
III- Các hoạt động chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): 	
	- HS1: (ghi bảng): Nêu 3 câu tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm
	- HS2: (ghi bảng): Nêu 2 câu tục ngữ, ca dao trái với tiết kiệm
	- HS3: Học sinh thực hành tiết kiệm như thế nào? Liên hệ bản thân em?
3. Giới thiệu bài mới: (3ph)
* Trò chơi: Ai nhanh hơn? (2HS xung phong)
- Cho 2HS làm tập trắc nghiệm (Ao) đánh dấu theo 2 cột: 	
	HS1: Đồng ý; HS2: Không đồng ý
- GV hỏi thêm: Vì sao em đồng ý (không đồng ý)? → HS nhận xét, GV kết luận ghi điểm nếu HS trả lời đúng → GV giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống. chúng ta phải có những phép tắc khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ độ là 1 yêu cầu cần thiết khi giao tiếp- Là 1 phẩm chất cần có. Vậy lễ độ là gì? Biểu hiện của lễ độ ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 4:	
Tg
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
7ph
16ph
5 ph
● HĐ 1: Phương pháp đàm thoại, KTTD →Thế nào là lễ độ?
* HS đóng vai 3 nh/vật, đọc truyện: Em Thuỷ
H1: Nêu những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?
+ Đối với khách?
+ Đối với bà? 
(HS sd SGK-11- GV ghi các ý kiến lên bảng- BS TLCD)
H2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện? 
H3: Trong nhà trường thường có khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Em hiểu “Lễ” ở đây là gì?
(“Lễ” ở đây chỉ lễ nghĩa, đạo đức. Chúng ta cần hiểu lễ nghĩa trước mới học chữ sau).
H4: Vậy, thế nào là lễ độ?
●HĐ 2: P2 thảo luận nhóm → Vì sao phải sống có lễ độ? * Chia lớp làm 4 nhóm, với 4 câu hỏi, TLN trong 3ph:
Câu 1: Tìm những biểu hiện của lễ độ đối với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi?
Câu 2: Tìm những hành vi thể hiện lễ độ? 
Câu 3: Tìm những hành vi trái với lễ độ?
Câu 4: Vì sao phải sống có lễ độ?
* HS ghi kết quả TLN vào bảng phụ và dán lên bảng theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày KQ thảo luận của nhóm mình.
- HS lớp nhận xét, bổ sung.
* GV xác định những chuẩn mực đúng và tuyên dương nhóm hoàn thành tốt (TLCD)
H5: Lễ độ có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
H6: Hậu quả của những hành vi không có lễ độ?
→ GV chốt lại và cho HS ghi nội dung mục (2).
HĐ 3: P2 đàm thoại → Cách rèn luyện tính lễ độ?
H7: Làm thế nào để rèn luyện tính lễ độ?
H8: Liên hệ bản thân em đã thực hành tính lễ độ như thế nào?
I- Tìm hiểu truyện đọc: 
Em Thuỷ (sgk tr 11)
- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách.
- Biết tôn trọng bà và khách (chào hỏi, thưa gửi, niềm nở khi khách đến)
- Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹn.
- Thuỷ thể hiện là 1 HS ngoan, lễ độ.
II- Nội dung bài học
1- Thế nào là lễ độ?
 - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác – Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quí mến của mình đối với mọi người.
2. Vì sao phải sống có lễ độ?
 - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức.
- Giúp quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội tiến bộ, văn minh.
* Thành ngữ: sgk – 13
3- Cách rèn luyện tính lễ độ
- Học hỏi các qui tắc, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
- Tránh những hành vi, thái độ vô lễ
4. Luyện tập, củng cố: (6ph) Phương pháp đóng vai:
* Sử dụng bài tập (b- sgk tr 13): Cho 2 HS đóng vai 2 nhân vật trong tình huống: Bạn Thanh và chú bảo vệ.
H1: Tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy?
H2: Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh?
H3: Nếu là Thanh, em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ? 
* Hoặc: cho sắm vai với các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Trường hợp hỏi thăm đường của một cụ già từ quê ra.
+ Tình huống 2 : Trường hợp sang đường của một cụ già.
- Từng tổ lên diễn tình huống
* Tham khảo: TLCD
* Kết luận: Biểu hiện của lễ độ rất da dạng: Qua nụ cười, lời chào mời. ánh mắt thân thiện phù hợp với hoàn cảnh, vị trí của mình; Biết cảm ơn, xin lỗi..Như vậy, người lễ độ thường xuất phát từ tình cảm chân thực, không giả tạo, cầu kì, không màu mè và có thái độ đúng mức
5. Hướng dẫn học tập: (1ph)
	- Làm BT a,b,c (SGK – 13).
	- Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về lễ độ.
	- Xem bài 5: Tìm ví dụ về những hành vi chưa tôn trọng kỉ luật ở lớp em trong học tập và rèn luyện nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Lễ độ - Phạm Thị Thu Hoa.doc