I/- MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẽ đẹp của thiên nhiên, thông qua cảm thụ và sáng tác của người vẽ.
- Biết chọn góc cạnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà.
- Giáo dục học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II/- NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
1. Tài liệu, thiết bị:
a. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh phong cảnh của các hoạ sĩ thế giới như: Mô-nê, Van-gốc, Lê-vi-tan,
- Một số tranh phong cảnh của học sinh các năm học trước
b. Học sinh:
- Chuẩn bị bảng vẽ hoặc bìa các tông cứng.
- Bút chì, bút màu, giấy vẽ.
- Một miếng bìa hình chữ nhật có khoét lỗ làm dụng cụ ngắm (nếu vẽ ngoài trời)
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
môn: Mỹ thuật TUẦN: 4 TIẾT: 4 Ngày soạn: //2007 Ngày dạy: //2007 Bài 4 ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH I/- MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẽ đẹp của thiên nhiên, thông qua cảm thụ và sáng tác của người vẽ. - Biết chọn góc cạnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà. - Giáo dục học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước. II/- NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN: 1. Tài liệu, thiết bị: a. Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh phong cảnh của các hoạ sĩ thế giới như: Mô-nê, Van-gốc, Lê-vi-tan, - Một số tranh phong cảnh của học sinh các năm học trước b. Học sinh: - Chuẩn bị bảng vẽ hoặc bìa các tông cứng. - Bút chì, bút màu, giấy vẽ. - Một miếng bìa hình chữ nhật có khoét lỗ làm dụng cụ ngắm (nếu vẽ ngoài trời) 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐHS NỘI DUNG 5 phút HOẠT ĐỘNG 1: 1. Ổn định: - Yêu cầu học sinh báo cáo sỉ số lớp. - Hát vui trước giờ học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh nộp bài tập vẽ tuần trước (Tạo hoạ tiết trang trí) - Dán một số bài (có xấu, có đẹp) để cả lớp quan sát nhận xét về: + Các bước thực hiện tạo hoạ tiết trang trí (Chép thật, đơn giản, cách điệu và vẽ màu) + Cách tạo hoạ tiết. + Cách phối màu trong hoạ tiết. - Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh nhằm khuyến khích các em học tập, nhắc nhở các em chưa thực hiện hoàn thành bài vẽ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu: - Đất nước ta, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, nơi đâu cũng có cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, Bãi biển Nha Trang, Bãi biển Hà Tiên, Ở Sóc Trăng chúng ta cũng có cảnh đẹp như: Chùa Dơi, Hồ nước ngọt, Chính vì lẽ đó, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để vẽ tranh về đề tài phong cảnh. - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng: ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH - Lớp trưởng báo cáo sỉ số. - Cả lớp hát - Học sinh nộp bài. - cùng giáo viên treo tranh lên bảng và nhận xét theo yêu cầu của giáo viên. - Lắng nghe nhận xét của giáo viên. - Trình bày dụng cụ học tập lên bàn. - Lắng nghe. 6 phút HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: Giáo viên giới thiệu sơ lược để học sinh thấy được tranh phong cảnh là vẽ cảnh vật thiên nhiên, có thể có người và vật. Tranh phong cảnh phản ánh được cái đẹp của từng miền quê khác nhau và được thể hiện bằng cảm xúc của người vẽ. Xem tranh phong cảnh, người thưởng thức như thấy mình được gắn bó với thiên nhiên hơn. Tranh phong cảnh đẹp thể hiện được đầy đủ các yếu tố về bố cục, hình khối, màu sắc và tình cảm người vẽ. - Giáo viên cho học sinh xem tranh phong cảnh của các hoạ sĩ thế giới và đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận xét: + Trong tranh vẽ những gì? + Hình ảnh trong tranh được sắp xếp như thế nào? + Màu sắc trong tranh ra sao? - Giáo viên lại tiếp tục cho học sinh xem tranh của các hoạ sĩ trong nước sau đó giới thiệu, phân tích hình ảnh trong tranh để học sinh làm quen (có thể đặt câu hỏi lồng ghép). - Cho HS xem tranh phong cảnh của thiếu nhi và yêu cầu học sinh tự nhận xét, sau đó giáo viên phân tích cái đẹp, chưa đẹp về nôi dung, bố cục và màu sắc. - Lắng nghe - Xem tranh và trả lời câu hỏi. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Xem tranh - Xem tranh I/ TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI: - Tranh phong cảnh vẽ về cảnh vật: núi, sông, biển cả, nhà cửa, cây cối, có thể vẽ thêm người, loài vật cho sinh động. Tranh phong cảnh tạo nhiều cảm hứng cho người xem vì nó diễn tả vẽ đẹp đa dạng, phong phú của thiên hiên và rất gần gũi với con người. 8 phút HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Giáo viên nêu sơ lược về yêu cầu khi vẽ tranh cần tuân thủ các nguyên tắc về bố cục, màu sắc và đậm nhạt như yêu cầu vẽ tranh đề tài. - Có thể vẽ trực tiếp tại nơi có cảnh đẹp hoặc vẽ từ những ký hoạ ghi chép thật. Cách vẽ tuần tự theo các bước sau: + Bước 1: Chọn và cắt cảnh (nếu vẽ ở ngoài trời), lấy tấm bìa đã chuẩn bị đưa ngang tầm mắt, nhìn qua lỗ thủng để cắt cảnh, tìm vị trí có bố cục đẹp nhất để vẽ theo cảnh thực. Hoặc phát bố cục theo ký hoạ đã ghi chép, sau đó tạo cảnh theo trí nhớ của mình. + Bước 2: w Phát hình đơn giản: (Mỗi bước giáo viên có thể minh hoạ sơ lược để học sinh dễ hiểu hơn). w Vẽ màu: Có thể sử dụng bất kỳ loại màu gì để vẽ nhưng nên dùng màu nước và màu bột để vẽ tranh phong cảnh thì dễ đẹp và hấp dẫn hơn. - Học sinh nghe. - Nghe giáo viên gợi ý để tìm ý tưởng đồng thời chọn được cảnh theo ý mình. II/: CÁCH VẼ 1. Chọn và cắt cảnh: - Tìm chọn góc cảnh có bố cục đẹp, có những hình ảnh điển hình để vẽ. 2. Thể hiện: - Vẽ phát toàn cảnh. - Vẽ từ bao quát đến chi tiết, có mảng chính, mảng phụ. - Lượt bỏ những chi tiết không cần thiết. 3. Vẽ màu: - Theo màu sắc thiên nhiên cùng với cảm xúc của mình. 20 phút HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên luôn xem bài và góp ý cho từng học sinh về cách chọn và cắt cảnh, bố cục, vẽ hình và vẽ màu. - Chú ý nhiều hơn những học sinh còn lúng túng trong việc thể hiện, gợi ý cho các em hiểu về cách thể hiện bài. - Vẽ một bức tranh đề tài phong cảnh trên giấy khổ A4. - Chất liệu màu tự chọn. - Yêu cầu bố cục đẹp, có trọng tâm, màu sắc giống thiên nhiên III/ THỰC HÀNH 5 phút HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố: Đánh giá kết quả học tập. Yêu cầu học sinh chọn một số bài dán lên bảng để cả lớp xem và nhận xét theo gợi ý của giáo viên theo những yêu cầu sau: - Biết chọn cảnh đẹp để vẽ. - Nêu được các hình ảnh đặc trưng của địa phương. - Tranh có bố cục hợp lý, hình vẽ, màu sắc hài hoà. Học sinh tự xẹp loại các bài theo cảm nhận riêng. Giáo viên nhận xét bổ xung thêm để học sinh nắm vững kiến thức bài học, từ đó các em tự biết chọn cảnh đẹp. - Cùng giáo viên treo một số tranh lên bảng. - Nhận xét bài của bạn. - Tự xếp loại theo cảm nhận. - Lắng nghe 1 phút Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà, nếu còn chưa thể hiện xong ở lớp. - Về nhà vẽ thêm một tranh phong cảnh trên khổ giấy A4. - Chuẩn bị bài sau: Tạo dáng và trang trí lọ hoa. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị mỗi nhóm một lọ hoa để làm trực quan cho tiết sau. - Sưu tầm một số hình ảnh về các loại lọ hoa được trang trí. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: