Bài 4. Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz - Vũ Thùy Linh - Trường THCS Nguyễn Phong Sắc

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm vững nội dung của nhận xét: Khi nào xOy + yOz = xOz và ngược lại.

- Nắm vững định nghĩa hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau và hai góc kề bù.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng sử dụng thước đo góc, tính góc, nhận biết quan hệ giữa hai góc.

- Có khả năng hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc 10 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 4. Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz - Vũ Thùy Linh - Trường THCS Nguyễn Phong Sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 – Khi nào thì ÐxOy + ÐyOz =ÐxOz?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững nội dung của nhận xét: Khi nào ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz và ngược lại.
- Nắm vững định nghĩa hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau và hai góc kề bù.
2. Kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng sử dụng thước đo góc, tính góc, nhận biết quan hệ giữa hai góc.
- Có khả năng hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến trình dạy và học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: (Chiếu đề bài trên Projector) Nối cột A và cột B để có kết quả đúng:
Cột A
Cột B
Là góc vuông
Là góc nhọn
Là góc bẹt
Là góc tù
GV: Qua bài tập trên ta đã nhớ lại các loại góc: Góc nhọn, góc tù, góc vuông, và góc bẹt. 
GV: Ta đã biết góc là hình gồm hai tia chung gốc. Nếu vẽ thêm một tia nằm giữa hai tia của góc, ta có mối liên hệ như thế nào về số đo của các góc tạo thành? Các em hãy làm bài tập 1 (Phiếu bài tập).(Làm nhóm hai học sinh)
Bài 1 (Phiếu bài tập):
Điền vào chỗ “” :
 Hình 1:	 Hình 2:
 Có: ÐxOy = 400
 ÐyOz = 250
 ÐxOz = 650
So sánh: ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz
Có: ÐxOy = 1550
 ÐyOz = 1400
 ÐxOz = 650
So sánh: ÐxOy + ÐyOz ≠ ÐxOz
Gv: Nhận xét vị trí của tia Oy so với tia Ox và tia Oz trong mỗi hình trên.
HS: Ở hình 1: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và tia Oz. Ở hình tia Oy không nằm giữa hai tia Ox và Oz.
GV: Như vậy: khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ta có ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz. Ngược lại, nếu tia Oy không nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ÐxOy + ÐyOz không bằng ÐxOz.
GV: Để kiểm tra lại nhận xét của chúng ta, các em hãy quan sát trên hình vẽ của cô (Sử dụng phần mềm Sketchpad – cho tia Oy di chuyển nhưng vẫn nằm giữa hai tia Ox và Oz).
	Như vậy, khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ta luôn có ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz. 
Đây là nội dung bài học ngày hôm nay của chúng ta. (Giáo viên ghi đầu bài).
Tiết 18 . Khi nào ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz?
Hoạt động 2: Khi nào tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz.. Điều ngược lại cũng đúng, nếu ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Lắng nghe.
a) Nhận xét: (SGK trang 81)
GV: Yêu cầu hs đọc nhận xét (SGK trang 81).
Đọc nhận xét.
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz 
ÛÐxOy+ÐyOz=ÐxOz.
GV: Yêu cầu học sinh làm Bài 2 (Phiếu bài tập) (Làm nhóm 2 người): 
Điền vào chỗ trống:
HS:
* Bài 2 (Phiếu bài tập):
a) Nếu tia Om nằm giữa hai tia On và Op thì Ð + Ð = Ð
a) Nếu tia Om nằm giữa hai tia On và Op thì ÐnOm + ÐmOp = ÐnOp.
b) Nếu ÐAOB + ÐCOB = ÐAOC thì tia  nằm giữa hai tia  và tia 
b) Nếu ÐAOB + ÐCOB = ÐAOC thì tia OB nằm giữa hai tia OA và tia OC
c) Cho ÐDOE = 1000; ÐDOF = 800; ÐFOE = 200
Þ Tia  nằm giữa hai tia  và 
c) Cho ÐDOE = 1000; ÐDOF = 800; ÐFOE = 200
Þ Tia OF nằm giữa hai tia OD và OE
GV: Yêu cầu học sinh đọc kết quả điền được, các bạn khác kiểm tra kết quả.
Gv: Ở câu a) ta áp dụng ý 1 của nhận xét, câu b) áp dụng ý 2 của nhận xét, còn ở câu c) cũng áp dụng ý 2 của nhận xét nhưng trước hết ta phải so sánh số đo của góc lớn nhất với tổng số đo của hai góc nhỏ. 
Chữa lại cách điền trên máy tính -> Cho điểm học sinh.
GV:Nếu cho ba tia chung gốc, trong đó có một tia nằm giữa hai tia còn lại, ta sẽ có mấy góc trong hình? Và chỉ cần xác định số đo của mấy góc để biết được số đo tất cả các góc trong hình?
HS: Nếu cho ba tia chung gốc, trong đó có một tia nằm giữa hai tia còn lại ta sẽ có 3 góc, và chỉ cần xác định số đo của hai góc thì ta biết được số đo của tất cả các góc trong hình.
Hoạt động 2: Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: (Chỉ vào hình vẽ của phần 1) Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz khi đó ÐxOy và ÐyOz có chung cạnh Oy, hai cạnh còn lại là Ox và Oz nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là cạnh Oy, khi đó ta nói ÐxOy và ÐyOz là hai góc kề nhau.
Lắng nghe.
2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù:
* Hai góc kề nhau.
GV: Ngoài mối quan hệ kề nhau, hai góc còn có thể phụ nhau, bù nhau. Các em hãy đọc các khái niệm này trong sgk trang 82.
Đọc sgk.
* Hai góc phụ nhau
* Hai góc bù nhau.
GV: Thế nào là hai góc phụ nhau? Hai góc bù nhau?
HS: Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo là 900. Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo là 1800.
GV: (Quay lại Hình 1 – Kiểm tra bài cũ). Sử dụng phần mềm VIOLET - FLASH di chuyển tia Oz là tia đối của tia Ox). 
Khi tia Ox và Oz đối nhau thì ÐxOy và ÐyOz có mối quan hệ như thế nào?
HS: hai góc này vừa kề nhau, vừa bù nhau.
GV: Vì sao hai góc đó lại bù nhau?
HS: Vì tia Ox và tia Oy đối nhau nên ÐxOy là góc bẹt, nên tổng số đo ÐxOy và ÐyOz bằng 1800.
.
GV: Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau như vậy người ta gọi ngắn gọn là hai góc kề bù.
Lắng nghe.
* Hai góc kề bù.
GV: Ta vừa học các khái niệm về mối quan hệ giữa hai góc: kề nhau, phụ nhau, bù nhau và kề bù. 
Làm Bài 3 (Phiếu Bài tập)
Cho hình vẽ, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các cặp góc trong từng hình:
Hình 1:
550
350
Hình 2: 
1000
800
Hình 3: 
2
1
Hình 4: 
O
HS:
Hai góc A và B là hai góc phụ nhau.
Hai góc M và N là hai góc bù nhau.
Hai góc D1 và D2 là hai góc kề nhau và phụ nhau.
Hai góc xOy và góc yOx’ là hai góc kề bù.
Bài 3 (Phiếu bài tập):
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh làm Bài 4 (Phiếu bài tập).
* Bài 4 (Phiếu bài tập):
Cho tia OA nằm giữa hai tia OB và OC, ÐBOA = 450, ÐAOC = 320. Tính ÐBOC?
450
320
450
320
Bài làm:
GV: Tính ÐBOC như thế nào?
HS: Vì tia OA nằm giữa hai tia OB và 
Vì tia OA nằm giữa hai tia OB và OC (đề bài) nên theo 
OC nên theo nhận xét ta có:
ÐBOA + ÐAOC = ÐBOC.
Từ đó ta tính được ÐBOC = 770
nhận xét ta có:
ÐBOA + ÐAOC = ÐBOC.
Þ 450 + 320 = ÐBOC
Þ ÐBOC = 770.
Vậy ÐBOC = 770
Hoạt động 5 – Củng cố
Bài tập 5 (Phiếu bài tập):
Điền dấu X vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
Sửa lại
a) Nếu tia AF nằm giữa hai tia AE và AK thì ÐEAF + ÐFAK = ÐEAK
X
b) Nếu ÐaOb + ÐcOa = ÐcOb thì tia Oc nằm giữa hai tia Oa và Ob.
X
Tia Oa nằm giữa hai tia Ob và Oc.
c) Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 900
X
Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 1800
d) Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 900
X
e) Hai góc có tổng số đo bằng 1800 là hai góc kề bù.
X
Hai góc có tổng số đo bằng 1800 là hai góc kề nhau.
Hoạt động 6 – Hướng dẫn về nhà.
Thuộc, hiểu nhận xét. Nhận biết hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
BTVN : 19 -> 23 (SGK trang 83)
Hướng dẫn bài 23: Tính ÐNAP->ÐPAQ.
Đọc trước bài: Vẽ góc cho biết số đo.
Họ và tên: 	Lớp:
PHIẾU BÀI TẬP (Tiết 18)
Bài số 1: 
Điền vào chỗ “” :
 Hình 1:	 Hình 2:
 Có: xOy = 
 yOz = 
 xOz = 
So sánh: xOy + yOz  xOz
Có: xOy = 
 yOz = 
 xOz = 
So sánh: xOy + yOz  xOz
Bài tập 2: 
Điền vào chỗ trống:
a) Nếu tia Om nằm giữa hai tia On và Op thì  +  = 
b) Nếu AOB + COB = AOC thì tia  nằm giữa hai tia  và tia 
c) Cho DOE = 1000; DOF = 800; FOE = 200 thì tia  nằm giữa hai tia  và 
Bài tập 3: Cho hình vẽ, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các cặp góc trong từng hình:
Hình 1: 
350
550
Hình 2: 
800
1000
Hình 3: 
1
2
Hình 4: 
O
Bài tập 4:
Cho tia OA nằm giữa hai tia OB và OC, BOA = 450, AOC = 320. Tính BOC?
Bài làm:
Bài tập 5: 
Câu
Đúng
Sai
Sửa lại (nếu sai)
a) Nếu tia AF nằm giữa hai tia AE và AK thì EAF + FAK = EAK
b) Nếu aOb + cOa = cOb thì tia Oc nằm giữa hai tia Oa và Ob.
c) Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 900
d) Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 900
e) Hai góc có tổng số đo bằng 1800 là hai góc kề bù.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz - Vũ Thùy Linh - Trường THCS Nguyễn Phong Sắc.doc