1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
- HS hát thuộc bài Khúc hát chim sơn ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
- HS nhận biết được những quãng một cung và nửa cung trong 7 bậc âm tự nhiên. Nêu được tác dụng của dấu thăng, dấu giáng, dấu bình, dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường.
1.2 Kĩ năng:
- Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể.
1.3 Thái độ:
- Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu thích môn học và có thái độ tích cực trong học tập.
2.Trọng tâm:
- Nhạc lí: Cung và nửa cung- Dấu hoá.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ, đĩa nhạc, máy nghe.
3.2 Học sinh:
- Thanh phách.
- Ôn bài và đọc trước phần nhạc lí .
Bài: 4 - Tiết: 12 Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca Tuần : 13 Nhạc lí: Cung và nửa cung- Dấu hoá 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - HS hát thuộc bài Khúc hát chim sơn ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. - HS nhận biết được những quãng một cung và nửa cung trong 7 bậc âm tự nhiên. Nêu được tác dụng của dấu thăng, dấu giáng, dấu bình, dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường. 1.2 Kĩ năng: - Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. 1.3 Thái độ: - Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu thích môn học và có thái độ tích cực trong học tập. 2.Trọng tâm: - Nhạc lí: Cung và nửa cung- Dấu hoá. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, đĩa nhạc, máy nghe. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Ôn bài và đọc trước phần nhạc lí . 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số . - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số. 7a1: 7a2: 7a3: 4.2 Kiểm tra bài cũ: “Khúc hát chim sơn ca ” ( Thực hiện trong quá trình ôn tập). - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ). - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ) - Kể tên 3 kí hiệu của dấu hoá?( dấu thăng , dấu giáng- , dấu bình- ). * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : G ( 9-10đ); K( 7-8đ); Tb ( 5-6đ); Y( 3-4đ); Kém( 1-2đ). 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Vào bà i: Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Khúc hát chim sơn ca và Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát bài hát được hay hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc lí Cung và nửa cung... GV ghi nội dung. HĐ2: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca *Luyện thanh. GV: Đệm đàn HS: Luyện theo mẫu (mima) 1-2 phút. * Ôn tập: GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. GV: Đàn giai điệu HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp nhún theo nhịp. GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa). GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Yêu cầu 1-2 tổ trình bày tại chỗ kết hợp gõ phách. GV: Gọi chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát trước lớp. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, ghi điểm. * Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “ Khúc hát chim sơn ca ”. Bây giờ bạn nào cho cô biết để đo khoảng cách từ nhà đến trường ta dùng đơn vị là gì? HS: Trả lời.( m, km) GV: Tổng hợp ý. Trong âm nhạc khoảng cách giữa các bậc âm ta dùng đơn vị là cung và nửa cung, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu nọi dung thứ 2 Nhạc lí HĐ3: Nhạc lí: Cung và nửa cung- Dấu hoá * Cung và nửa cung: GV: ? Cung và nửa cung là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Tổng hợp ý và đưa ra khái niệm. HS: Nghe, ghi chép. GV: Hướng dẫn HS quan sát bàn phím đàn để nhận biết cung và nửa cung. HS: Quan sát, nhận biết. GV: Cho HS nhận biết cung và nửa cung trong 7 bậc âm tự nhiên( có 2 bán cung là E – F và H– C). Đàn trên đàn HS: Nghe, phát biểu cảm nhận. * Dấu hóa: GV: ? Dấu hoá là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Tổng hợp ý và đưa ra khái niệm. HS: Nghe, ghi chép. GV: Giới thiệu kí hiệu về dấu hoá bất thường và dấu hoá suốt. Mở rộng: Hướng dẫn trên bàn phím đàn để HS nhận biết: Phím đen( thăng hoặc giáng), phím trắng( bình). HS: Quan sát, nhận biết. 1.Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca 2. Nhạc lí: Cung và nửa cung- Dấu hoá a. Cung và nửa cung: - Khái niệm: Là đơn vị dùng để đo khoảng cách về cao độ trong âm nhạc, một cung bằng 2 nửa cung. - Kí hiệu: Cung , Nửa cung b. Dấu hóa: - Khái niệm: là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao các nốt nhạc. - Có 3 loại dấu hóa: Dấu thăng, dấu giáng và dấu bình. - Kí hiệu: Thăng(# ), giáng(b),bình( ) - Tác dụng: Dấu # - tăng nốt nhạc lên nửa cung, b - hạ nốt nhạc xuống nửa cung, dấu - mất hiệu lực của 2 dấu #, b nốt nhạc trở lại bình thường. - Dấu hoá suốt: đặt ở đầu khuông nhạc có tác dụng đến hết bản nhạc. - Dấu hoá bất thường: đặt ở trước nốt nhạc, và chỉ có giá trị với nốt nhạc đó trong một ô nhịp. 4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố: - GV: Đàn, bắt nhịp - HS: Hát hoà giọng bài Khúc hát chim sơn ca(1-2 lần). - GV: Nhận xét chung. ?1. Nêu số cung trong 7 bậc âm cơ bản? C D E F G A H (C). 2. Kể tên và nêu tác dụng của dấu hoá?( #- tăng nốt nhạc lên nửa cung, b- hạ nốt nhạc xuống nửa cung , - mất hiệu lực của 2 dấu #, b nốt nhạc trở lại bình thường, dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường). 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Ôn lại bài hát: + Khúc hát chim sơn ca. + Ôn lại các loại dấu hoá và tác dụng của chúng trong bản nhạc. - Đọc trước bài : Giới thiệu NS Bét- tô- ven. 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :
Tài liệu đính kèm: