1/. Kiến thức
Học sinh biết:
+Học sinh thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái giữa 2 đoạn
+ Học sinh có khái niệm về cung và nửa cung trong âm nhạc và 3 loại dấu hoá thông dụng. Tập phân biệt cung và nửa cung trên bàn phím
- Học sinh hiểu:
+ Nội dung của bài hát Khúc hát chim sơn ca ví tiếng hát của các em như chim son ca và mong tiếng hát đó vang khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong tình thân ái đoàn kết.
+ Học sinh phân biệt được dấu hóa bất thường và dấu hóa suốt
2/. Kĩ năng
HS thực hiện được :
+ Học sinh hát đúng giai điệu của bài, thể hiện bài hát vui tươi, rộn rã
+ Phân biệt cung và nửa cung – Dấu hoá
+ Hs biết thực hiện những câu hát có đảo phách trong bài
HS thực hiện thành thạo:
+ Hát, kết hợp gõ theo phách, nhịp.
Bài 4- Tiết: 13 Tuần : 13 ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA NHẠC LÍ: CUNG VÀ NỬA CUNG – DẤU HOÁ I/. MỤC TIÊU Kiến thức Học sinh biết: +Học sinh thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái giữa 2 đoạn + Học sinh có khái niệm về cung và nửa cung trong âm nhạc và 3 loại dấu hoá thông dụng. Tập phân biệt cung và nửa cung trên bàn phím - Học sinh hiểu: + Nội dung của bài hát Khúc hát chim sơn ca ví tiếng hát của các em như chim son ca và mong tiếng hát đó vang khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong tình thân ái đoàn kết. + Học sinh phân biệt được dấu hóa bất thường và dấu hóa suốt 2/. Kĩ năng HS thực hiện được : + Học sinh hát đúng giai điệu của bài, thể hiện bài hát vui tươi, rộn rã + Phân biệt cung và nửa cung – Dấu hoá + Hs biết thực hiện những câu hát có đảo phách trong bài HS thực hiện thành thạo: + Hát, kết hợp gõ theo phách, nhịp. 3/. Thái độ Thói quen: + Quan sát sách giáo khoa, bảng phụ để trả lời câu hỏi + Hát kết hợp giữ nhịp Tính cách: + Học sinh học tập nghiêm túc, tích cực trong học tập. Thông qua bài hát giáo dục các em lòng say mê âm nhạc. + Biết xử lý tác phẩm âm nhạc đúng tình cảm tính chất của bài II/. NỘI DUNG HỌC TẬP Ôn bài hát: Khúc hát chim sơn ca Nhạc lí: Cung và nửa cung – dấu hóa III/. CHUẨN BỊ 1/. Giáo viên : Đàn Organ, song loan, bảng phụ kẻ nhạc 2/ Học sinh : Sgk âm nhạc 7, đọc trước nội dung bài học IV/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1/. Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm tra sĩ số Cho hs hát một bài hát tập thể 2/ Kiểm tra miệng: Lồng ghép vào nội dung ôn tập 3/. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy HĐ 1: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca Gv hỏi: Em hãy nêu sơ lược vài nét về bài hát? Ø GV: Cho học sinh luyện giọng -Thang âm Mi thứ Ø GV: Cho học sinh lên hát và làm động tác minh hoạ Ø GV: Gọi nhóm lên hát Nhận xét- xếp loại HĐ 2: Nhạc lí: Cung và nửa cung – Dấu hoá a/ Cung và nửa cung: Ø GV thuyết trình: Muốn đo độ dài ta dùng đơn vị đo là mét, ki lô mét. Để đo khoảng cách giữa các âm thanh ta dùng cung và nửa cung “ Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh đi liền bậc 1 cung = 2 nửa cung Ä Kí hiệu: Cung ; Nửa cung Ø GV: Treo bảng phụ vẽ các phím của đàn Organ và cho học sinh biết Hai phím trắng có xen phím đen vào giữa thì cách nhau 1 cung Hai phím trắng không xen phím đen vào giữa thì cách nhau ½ cung Ø GV: Từ âm Đồ đến âm Đố có bao nhiêu cung và nửa cung ? Ø HS: Suy nghĩ trả lời Ø GV: Nói thêm chỉ có 2 nửa cung là khoảng cách Mi – Pha; Si –Đô b/ Dấu hoá: Ø GV: Chỉ vào những phím màu đen và cho học sinh biết những phím đen chính là những nốt thăng hoặc giáng ( làm thay đổi độ cao của các nốt nhạc) - GV: Theo em thăng có nghĩa là gì ? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Theo em giáng có nghĩa là gì ? - HS: Suy nghĩ trả lời Ø GV: Đàn cho học sinh nghe các nốt thăng giáng - GV: Theo em bình có nghĩa là gì ? - HS: Suy nghĩ trả lời - Các dấu thăng, giáng ,bình gọi chung là hoá biểu Ø GV: Cho học sinh xem VD sgk và yêu cầu hs quan sát 2 bài hát Khúc hát chim Sơn ca; Chúng em cần hoà bình ( ) Cho học sinh biết tất cả các nốt Si trong bài “ Chúng em cần hoà bình” đều được giáng xuống ½ cung. Tất cả các nốt Pha trong bài “Khúc hát chim sơn ca” đều được tăng lên ½ cung Ø GV: Phân tích dấu hoá bất thường, dấu hóa suốt thông qua vd Ø GV: Chỉ cho học sinh dấu hoá bất thường ở bài “Mái trường mến yêu” 1/ Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca 2/ Nhạc lí: Cung và nửa cung – Dấu hoá a/ Cung và nửa cung: Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh đi liền bậc 1 cung = 2 nửa cung Kí hiệu: Cung U ; Nửa cung V Từ âm Đồ đến âm Đố có 5 nguyên cung và 2 nửa cung b/ Dấu hoá: Kn: Là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của nốt nhạc. Có 3 dấu hóa: dấu thăng, dấu giáng, dấu bình Tác dụng: - Dấu thăng ( ) nâng cao nốt nhạc lên ½ cung - Dấu giáng ( ) hạ thấp nốt nhạc xuống ½ cung - Dấu bình ( ) huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng giáng Có 2 loại dấu hoá: Dấu hoá suốt: Đặt ở đầu khuông nhạc gọi là hoá biểu, được ghi cùng loại, nó có hiệu lực với các nốt cùng tên trong bản nhạc. Dấu hóa bất thường: Đặt ở trước nốt nhạc, chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên, đứng sau nó trong phạm vi 1 nhịp. 4/ Tổng kết: GV: Yêu cầu học sinh mở sgk Bài Khúc hát chim Sơn ca” và tìm khoảng cách cung và nửa cung trong 2 ô nhịp đầu 5/ Hướng dẫn học tập +Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc bài hát. Xem lại kiến thức nhạc lí đã học Tìm khoảng cách cung và nửa cung cho khuông nhạc đầu tiên của bài TĐN số 5 +Đối với bài học ở tiết học tiếp theo Chuẩn bị bài TĐN số 5 và phần Âm nhạc thường thức. Tìm những mẩu chuyện hay về nhạc sĩ Betoven. V/. PHỤ LỤC VI/. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: