I MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu tạo, nguyên làm việc và cộng dụng của động cơ điện một pha.
- Hiểu được nguyên lý làm việc của quạt điện, máy bơm nước.
II CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ, mô hình động cơ điện một pha.
- Quạt điện, máy bơm nước
III TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Giới thiệu bài:
Động cơ diện một pha điện năng thành cơ năng làm quay máy công tác. Động cơ điện được sử dụng trong mọi lĩnh vựcvà ở mọi nơi : Các nhà máy, các vịên nghiên cứu, trường học, các hộ gia đình. Động cơ diện là nguồn động lựcđể kéo máy bơm, quạt , máy nén khí, và các loại máy công tác khác. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiềt bị này ta cùng nghiên cứu bài :
ông ? Vì sao ? Trong trường hợp mạch điện làm việc bình thường, dây chì đóng vai trò là một đoạn dây dẫn điện. - Bóng đèn sáng. - Bóng đèn tắt vì mạch điện đã bị hở, không có dòng điện chạy trong mạch. Hoạt động 4 : Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì - Hãy nhận xét sự khác nhau về vị trí và vai trò của công tắc K trong hai sơ đồ hình 54.1 và 54.2 SGK? Khi đóng công tắc K trong sơ đồ hình 54.2 sẽ xảy ra sự cố ngắn mạch vì dòng điện không đi qua bóng đèn mà đi qua khoá K. - Khi đóng khoá K hiện tượng gì sẽ xảy ra ? - Làm lại thí nghiệm một lần nữa, cho biết vì sao dùng dây chì làm dây chảy mà không dùng loại dây khác ? Dây chì được dùng làm dây chảy cầu chì để bảo vệ ngắn mạch điện khỏi hiện tượng ngắn mạch vì dây chì dễ nóng chảy hơn dây đồng . Ví dụ :Dây chì nóng chảy ở nhiệt độ 327 0 C Đồng nóng chảy ở nhiêt độ từ 900 – 1083 0 C. - Khi sử dụng cầu chì trong mạng điện trong nhà chúng ta phải chú ý chọn loại dây chì có đường kính và độ dài phù hợp . Khi cầu chì bị bị hỏng muốn thay dây chỉ mới chúng ta cần tháo phần dây chì bị đứt và làm sạch vị trí tiếp xúc của dây chì ở nắp hộp cầu chì . Lắp dây chì đủ chặt bằng chốt hoặc vít hãm . Kiểm tra mạch ( hay táho hết phụ tải khỏi mạch điện vả tắt hết các công tắc điện ) Lắp nắp hộp đã có dây chảy vào cầu chì . Cắm lại các dụng cụ điện và bật lại các công tắc để sử dụng. - Nổ cầu chì, dây chì sẽ nóng chảy và bị đứt làm hở mạch điện. - Dây chì được dùng làm dây chảy cầu chì để bảo vệ ngắn mạch điện khỏi hiện tượng ngắn mạch vì dây chì dễ nóng chảy hơn dây đồng . Hoạt động 3 : Tổng kết bài Nhận xét về thái độ làm việc của HS Hướng dẫn HS tính kết quả thực hành dựa vào mục tiêu bài học. Thu báo cáo. Về nhà chuẩn bị bài 55. Bài 55: SƠ ĐỒ ĐIỆN I. MỤC TIÊU - Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện. - Đọc được một số sơ đồ cơ bản của mạng điện trong nhà. - Rèn luyện kỹ năng đọc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện II. CHUẨN BỊ Bảng ký hiệu sơ đồ điện. Mô hình mạch điện chiếu sáng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài : Tại sao lại cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn mạch điện ? Một mạch điện hay một mạng điện bao gồm nhiều phần tử được nối với nhau theo một qui luật nhất định. Để thể hiện mạch điện đơn giản hơn và để mọi người cùng hiểu về mạch điện đó. Người ta dùng sơ đồ điện, trong đó các phần tử của mạch điện được biểu diễn bằng các ký hiệu. Đó là nội dung của bài học hôm nay : SƠ ĐỒ ĐIỆN Bài mới : Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Quan sát hình 55.1 SGK. Mạch điện gồm hai chiếc pin, 1 ampe kế, 1 công tắc điều khiển 2 bóng đèn mắc song song. Thật là phức tạp nếu cũng như vậy chúng ta vẽ một mạng điện cho một phòng hoặc một căn nhà . Mạch điện chiếu sáng từ mạch điện phức tạp chúng ta có thể vẽ lại sơ đồ điện nhờ vào các ký hiệu đã được qui ước Vậy sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hay hệ thống điện. - Hãy quan sát hình 55.1 và chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng thể hiện trong sơ đồ mạch điện ? - Mạch điện gồm hai chiếc pin, 1 ampe kế, 1 công tắc điều khiển 2 bóng đèn mắc song song. 1. Sơ đồ điện là gì ? Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hay hệ thống điện. Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số ký hiệu qui ước trong sơ đồ điện - Để giúp việc thông ntin và nhận biết được dễ dàng hơn, người ta sử dụng các ký hiệu để biểu thị nguồn điện, thiết bị và đồ dùng điện trong sơ đồ điện. - Nghiên cứu bảng 55.1 sau đó làm việc theo nhóm phân loại và vẽ kí hiệu của các thiết bị và đồ dùng điệ theo nhóm : * Nhóm ký hiệu nguồn điện: * Nhóm ký hiệu dây dẫn địên. * Nhóm ký hiệu các thiết bị điện. * Nhóm ký hiệu đồ dùng điện. Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các ký hiệu, đó là những hình vẽ đã được tiêu chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như : dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng. * Nhóm ký hiệu nguồn điện: dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, cực dương, cực âm.dây pha, dây trung tính. * Nhóm ký hiệu dây dẫn địên: dây pha, dây trung tính, hai dây chéo nhau, hai dây nối nhau, mạch điệ ba dây. * Nhóm ký hiệu các thiết bị điện : cấu dao, công tắc, cấu chì, ổ điện, phích cắm điện. * Nhóm ký hiệu đồ dùng điện: quạt điện, đèn, chuông điện, 2. Một số ký hiệu qui ước trong sơ đồ điện Để giúp việc thông ntin và nhận biết được dễ dàng hơn, người ta sử dụng các ký hiệu để biểu thị nguồn điện, thiết bị và đồ dùng điện trong sơ đồ điện. Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các ký hiệu, đó là những hình vẽ đã được tiêu chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như : dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng. Hoạt động 3 : Phân loại sơ đồ điện - Quan sát hình 55.2 và 55.3 SGK để nắm được 2 loại sơ đồ điện : sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt. - Sơ đồ nguyên lý : chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm một cầu chì và một ổ cắm điện dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện trong nhà. - Sơ đồ lắp đặt : Thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện trên cùng một bảng điện và cách đi dây từ nguồn tới bảng điện. Từ sơ đồ nguyên lý có thể có một số sơ đồ lắp đặt thể hiện các vị trí lắp đặt khác nhau của các phấn tử trong mạch điện. - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. - Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị rõ vị trí , cách lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện, đồ dùng điện, dây dẫn,)của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. - Dựa vào những khái niệm trên, em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ nào tronh hình 55.4 là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt ? - a, c : Sơ đồ nguyên lý - b, d : Sơ đồ lắp đặt - Sơ đồ nguyên lý : chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm một cầu chì và một ổ cắm điện dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện trong nhà. - Sơ đồ lắp đặt : Thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện trên cùng một bảng điện và cách đi dây từ nguồn tới bảng điện. - a, c : Sơ đồ nguyên lý - b, d : Sơ đồ lắp đặt 3. Phân loại sơ đồ điện a. Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. b. Sơ đồ lắp đặt - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. Hoạt động 4 : Tổng kết bài Để giúp HS phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt so sánh chức năng và đặc điểm của hai loại sơ đồ Đặc điểm Chức năng Sơ đồ nguyê lý - Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử - Để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện Sơ đồ lắp đặt - Biểu thị rõ vị trí cách lắp đặt của các phần tử - Dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS lập lại nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài 54 Bài 56 : VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU - Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện. - Vẽ được một số sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà. - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ điện mới chắc chắn và dễ dàng. - HS làm việc nghiêm túc, kiên trì và khoa học . II. CHUẨN BỊ Mạch điện chiếu sáng đơn giản. Mô hình mạch điện chiếu sáng đơn giản. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài : Sơ đồ nguyên lý của mạch điện là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ về điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp, của các pấhn tử của mạch điện. Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện. Để hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện, vẽ được một số sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà, chúng ta cùng làm bài thực hành : “ Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện “. Bài mới : Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Nêu rõ mục tiêu và yêu cầu bài thực hành, nội qui thực hành. - Chia nhóm thực hành : mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo caó thực hành cuả các nhóm. - Các nhóm nhận thiết bị và dụng cụ thực hành. Hoạt động 2 : Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện - Phân tích mạch điện theo các bước sau : + Quan sát nguốn điện là nguồn xoay chiếu hay một chiều, cách vẽ nguồn điện. + Ký hiệu dâypha, dây trung tính. + Mạch điện có bao nhiêu pầhn tử ? các phần tử trong sơ đồ mạch điện có mối liên hệ về điện đúng không ? + Các ký hiệu điện trong sơ đồ đã chính xáx chưa? - Hãy điền các ký hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị, vào sơ đồ 56.1 SGK. Tìm những chỗ sai của mạch điện? - Hình 56.1 a : Vị trí vôn kế và ampe kế phải đổi chỗ cho nhau vì : + Ampe kế dùng để đo nguồn điện trong mạch phải mắc nối tiếp. + Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế đèn được mắc song song. - Hình 56.1d : + Cầu chì nối với dây pha ký hiệu A. + Dây còn lại là dây trung tính ký hiệu là O - Hình 56.1 a : Vị trí vôn kế và ampe kế phải đổi chỗ cho nhau vì : + Ampe kế dùng để đo nguồn điện trong mạch phải mắc nối tiếp. + Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế đèn được mắc song song. - Hình 56.1d : + Cầu chì nối với dây pha ký hiệu A. + Dây còn lại là dây trung tính ký hiệu là O Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện - Vẽ sơ đồ mạch điên hình 56.2 SGK. + Xác định nguồn điện là nguồn xoay chiều hay một chiều. + Nếu là nguồn xoay chiều thì xác định dây pha, dây trung tính. + Phân tích mối liên hệ về điện giữa các phần tử trong mạch điện. + Xác định các điểm nối và các điểm chéo nhau của dây dẫn. + Kiểm tra lại sơ đồ nguyên lý của mạch điện so với mạch điện thực Chú ý : + Mạch điện thường được vẽ nằm ngang. + Vị trí của các thiết bị đóng – cắt bảo vệ , lấy điện và đồ dùng điện. + Vẽ đúng các ký hiệu điện. + Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch. - Hãy vẽ những sơ đồ sau vào mục 1 mẫu báo cáo thực hành. + Mạch điện gồm : 1 cầu chì, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn. + 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn + 2 cầu chì, 2 công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn độc lâp mắc song song. + 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực điều khiển 1 bóng đèn. Hoạt dộng 4 : Tổng kết bài Nhận xét về thái độ làm việc của HS Hướng dẫn HS tính kết quả thực hành dựa vào mục tiêu bài học. Thu báo cáo. Về nhà chuẩn bị bài 57. Bài 57 : VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT CỦA MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU Hiểu được cách vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện từ sơ đồ nguyên lý ở bài thực hành trước. Làm việc nghiêm túc khoa hoạc và chính xác. II. CHUẨN BỊ Tranh mạch điện chiếu sáng đơn giản. Mô hình mạch điện chiếu sáng đơn giản gồm một cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn . III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài : Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, các lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. Từ một sơ đồ nguyên lý, chúng ta có thể xây dựng được một số sơ đồ lắp đặt, trong số đó phải chọn một số sơ đồ tối ưu. Đó là nội dung bài thực hành hôm nay. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện mới : Bài mới : Hoạt động 1 : Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Nêu rõ mục tiêu và yêu cầu bài thực hành, nội qui thực hành. - Chia nhóm thực hành : mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo caó thực hành cuả các nhóm. - Các nhóm nhận thiết bị và dụng cụ thực hành. - Nêu được mục tiêu mà HS cần đạt được khi học xong bài thực hành : Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện từ sơ đồ nguyên lý ở bài thực hành trước. - Sửa các sơ đồ mạch điện trong bài thực hành 56. Hoạt động 2 : Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện - Nhận xét và sửa các sơ đồ nguyên lý ở bài trước. - Hướng dẫn HS phân tích các sơ đồ nguyên lý theo các bước sau : + Nguồn điện : Nguồn điện xoay chiều hay một chiều, cách vẽ nguồn điện. Khi vẽ nguồn điện cần ký hiệu ngay tránh nhầm lẫn. + Vị trí dây pha và dây trung tính : trên là dây pha – dưới là dây trung tính. + Các ký hiệu trong sơ đồ. + Mối liên hệ về điện của các phần tử trong sơ đồ mạch điện. - HS tự sửa các hình vào tập Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện - So sánh sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt Đặc điểm Chức năng Sơ đồ nguyên lý - Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử - Để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện Sơ đồ lắp đặt - Biểu thị rõ vị trí cách lắp đặt của các phần tử - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ lắp đặt theo các bước sau : + Vẽ đường dây nguồn, chú ý ký hiệu dây pha và dây trung tính ( có thể vẽ hai màu ) + Xác định các vị trí để bảng điện, bóng đèn. + Xác định vị trí của các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ, lấy điện trên bảng điện sao cho đẹp và hợp lý. + Nối dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý thể hiện đúng mối liên hệ về điện giữa các phần tử trong mạch điện. + Kiểm tra sơ đồ theo sơ đồ nguyên lý . - Hãy vẽ những sơ đồ lắp đặt của những sơ đồ nguyên lý sau vào mục 1 mẫu báo cáo thực hành. + Mạch điện gồm : 1 cầu chì, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn. + 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn + 2 cầu chì, 2 công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn độc lâp mắc song song. + 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực điều khiển 1 bóng đèn. - Sơ đồ nguyên lý : + Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử + Để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện. Hoạt dộng 4 : Tổng kết bài Nhận xét về thái độ làm việc của HS Hướng dẫn HS tính kết quả thực hành dựa vào mục tiêu bài học. Thu báo cáo. Về nhà chuẩn bị bài 58. Bài 58 : THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU Hiểu được các bước thiết kế mạch điện. Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản. Hứng thú và yêu thích công việc. Rèn luyên kỹ năng vẽ sơ đồ điện theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. III. TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài ; Theo em thiết kế mạch điện là gì ? - Thiết kế là những công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện, gồm những nội dung sau : + Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện . + Đưa ra các phương án mạch điện ( vẽ sơ đồ nguyên lý ) và lựa chọn những phương án thích hợp. + Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt mạch điện. + Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu cần thiết kế không ? Hoạt động 1 : Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện trong phần này Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Hướng dẫn Hs tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện theo các bước : + Bước 1 : Xác định mạch điện dùng để làm gì ? Công việc thiết kế được xuất phát từ một nhu cầu tạo ra một sản phẩm mới nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Bất cứ một thiết nào cũng đều xuất phát từ một nhu cầu cụ thể nào đó, nhu cầu này nảy sinh từ cuộc sống thực tế, trong mọi lĩnjh vực như : May mặc, cơ khí, điện, điện tử, VD : Nam lắp đặt mạch điện dùng để làm gì ? + Bước 2 : Đưa ra các phương án mạch điện ( vẽ sơ đồ nguyên lý ) và lựa chọn những phương án thích hợp. Từ nhu cầu thiết kế ban đầu, HS phải đưa ra được một số phương án thiết kế, nhằm đạt được mục đích của mình. Các phương án này thể hiện qua các sơ đồ nguyên lý mạch điện, có thể chưa chuẩn xác và chưa đẹp. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện thề hiện được mục đích thiết kế mạch điện. Phân tích những đặc điểm của sơ đồ mạch điện đã vẽ có phù hợp với yêu cầu thiết kế không, từ đó lựa chọn sơ đồ mạch điện phù hợp. VD : Mạch điện Nam cần lắp đặt có đặc điểm gì ? Từ đặc điểm trên chọn phương án thích hợp. + Bước 3 : Chọn thiết bị và đồ dùng theo yêu cầu thiết kế - Đối với mạch điện của Nam ta chọn những thiết bị và đồ dùng điện nào ? - Em hãy chọn loại bóng đèn có điện áp phù hợp theo yêu cầu của Nam. Để phù hợp điện áp ta chọn loại đèn có điện áp định mức 220V. Dùng cho đèn bàn nên dùng bóng có công suất 25 W. Dùng đèn chiếu sáng giữa phòng nên chọn loại công suất 60 W hoặc 100W + Bước 4 : Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết không ? Cho HS lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết chưa ? Để lắp đặt mạch điện đơn giản cũng yêu cầu HS tiến hành các bước theo SGK : Vẽ sơ đồ lắp đặt. Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cần thiềt . Lắp đặt mạch điện và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết không ? - Nam lắp đặt mạch điện dùnh 2 bóng đèn sợt đốt được điều khiển đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng. - Dùng 2 bóng đèn sợi đốt đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và phòng. - 2 công tắc hai cực, 1 cầu chì, 2 bóng đèn 1. Thiết kế mạch điện là gì ? - Thiết kế là những công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện, gồm những nội dung sau : + Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện . + Đưa ra các phương án mạch điện ( vẽ sơ đồ nguyên lý ) và lựa chọn những phương án thích hợp. + Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt mạch điện. + Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu cần thiết kế không ? 2. Trình tự thiết kế mạch điện. (SGK) Hoạt động2 : Tổng kết bài - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS lập lại nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài 59 Bài 59 : THỰC HÀNH THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU - Thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản. - Làm việc nghiêm túc, khoa học và yêu thích công việc. - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặc cho HS., II. CHUẨN BỊ Giấy A4, thước vẽ, bút chì,.. Dây điện, bóng đèn, cầu chì, công tắc,.. Bảng nhựa, bảng gỗ. Mẫu báo cáo thực hành III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài : Thiết kế mạch điện là xác định nhu cầu sử dụng mạch điện. Từ nhu cầu thiết kế ban đầu, chúng ta phải đưa ra được một số phương án thiết kế nhằm đạt được mục đích của mình. Các phương án này thể hiện qua các sơ đồ nguyên lý mạch điện và được lựa chọn dựa trên việc phân tích những đặc điểm của sơ đồ mạch điện đã vẽ có phù hợp với yêu cầu thiết kế không , để từ đó lựa chọn sơ đồ mạch điện cho thích hợp. Để hiểu rõ điều này chúng ta cần làm bài thực hành : THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN Bài mới : Hoạt động 1 : Chuẩn bị và nêu mục tiêu, yêu cầu bài thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Nêu rõ mục tiêu và yêu cầu bài thực hành, nội qui thực hành. - Chia nhóm thực hành : mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo caó thực hành cuả các nhóm. - Các nhóm nhận thiết bị và dụng cụ thực hành. - Nêu được mục tiêu mà HS cần đạt được khi học xong bài thực hành : Thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản. Hoạt động 2 : Đưa ra các phương án thiết kế mạch điện và lựa chọn một phương án thích hợp - Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm với nội dung sau : + Xác định nhu cầu sử dụng điện ( đèn chiếu sáng ở đâu, mức độ sáng như thế nào ,) + Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. + Phân tích mạch điện để chọn một phương án thích hợp với mục đích thiết kế. + Các nhóm báo cáo kết quả loàm việc, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét Hoạt động 3 : Lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện được thiết kế - Căn cứ vào sơ đồ để lựa chọn loại thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện đã được lựa chọn trong các phương án : + Đặc điểm loại đồ dùng điện chiếu sáng cần dùng ( bóng đèn loại nào ) + Đặc điểm loại thiết bị đi kèm ( thiết bị đóng – cắt, bảo vệ ,) + Đặc điểm đòi hỏi từ nhu cầu chiếu sáng ( địa điểm, khu vực,..) + Đặc điểm về thẩm mỹ nội thất ( có phù hợp với các dụng cụ gia đình khác không ) Hoạt động 4 : Lắp mạch điện và kiểm tra theo mục đích thiết kế - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện : HS thể hiện ý tưởng lắp đặt các thiết bị điện và đồ dùng điện trong mạch điện sao cho đúng yêu cầu kỹ thuật và đẹp. Khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần chú ý những điểm sau : + Thể hiện rõ cách đi dây dẫn điện. + Vị trí lắp cầu chì, công tắc, bóng đèn. - Dự trù thiết bị, dụng cụ và vật liệu vào báo cáo thực hành. - Lắp mạch điện. - Hướng dẫn HS lắp mạch điện theo các bước sau : + Đo vạc dẫn các vị trí lắp thiết bị trên bảng điện. + Lắp dây vào các thiết bị điện ( cầu dao, công tắc ). + Đi dây trên bảng điện. - Kiểm tra mạch điện có làm việc đúngb yêu cầu thiết kế không / + Kiểm tra mạch điện khi chưa nối với nguồn xem có lắp đúng sơ đồ lắp đặt không ? + Nối nguồn, vân hành xem mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết kế không ? + Tìm nguyên nhânvà sử chữa lại . Hoạt động 5 : Tổng kết bài Nhận xét về thái độ làm việc của HS Hướng dẫn HS tính kết quả thực hành dựa vào mục tiêu bài học. Thu báo cáo. Về nhà chuẩn bị bài Ôn tập. TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG III MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. MỤC TIÊU Hiểu được đặc điểm, cấu tạo mạng điện trong nhà. Hiểu được trình tự thiế kế mạch điện. HS vận dụng được những kiến thức đã học để làm một số bài tập tổng kết. II. CHUẨN BỊ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài : Nội dung phần : Mạng điện trong nhà gồm 10 bài 4 phần kiến thức cơ bản : Đặc điểm của mạng điện trong nhà, Thiết bị của mạng điện trong nhà, Sơ đồ điện và qui trình thiết kế mạch điện. Đặc điểm Bài mới Nội dung : Mạng điện trong nhà Yêu cầu Cấu tạo Cầu dao Công tắc - Thiết bị đóng - cắt Ổ điện - Thiết bị lấy điện Thiết bị của mạng điện trong nhà Phích cắm điện Thiết bị bảo vệ Cầu chì Aptomat Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ điện Sơ đồ lắp đặt Mục đích thiết kế Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp Thiết kế mạch điện Chọn thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết kế . Hoạt động 1 : Ôn tập về đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - Hãy nêu đặc điểm yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà? Mạng điện trong nhà Cấu tạo Yêu cầu Đặc điểm - Có điện áp định mức 220V - Đồ dùn
Tài liệu đính kèm: