Bài 5: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

 Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai số nguyên âm.

 Kỹ năng: Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.

 Thái độ: Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

 Thầy: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, trục số.

 Trò: Thước thẳng, phiếu học tập, trục số vẽ trên giấy. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

III. Phương pháp dạy học chủ yếu:

 Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.

 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1736Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 5: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: /11/10
Tiết Ngày dạy: /11/10
§5. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai số nguyên âm.
Kỹ năng: Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
Thái độ: Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, trục số.
Trò: Thước thẳng, phiếu học tập, trục số vẽ trên giấy. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
III. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. 
IV. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: (1 phút)
Bài mới:
Thời gian (phút)
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
6
GV nêu câu hỏi kiểm tra và treo bảng phụ
HS1:
Nêu cách so sánh 2 số nguyên a và b trên trục số.
Nêu các nhận xét về so sánh hai số nguyên.
Làm bài tập 28 tr.58 SBT
HS2: 
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
Nêu cách tính giá trị tuyệt đối của số nguyên dương, số nguyên âm, số 0.
Làm bài tập 29 tr.58 SBT
GV nhận xét
Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi và chữa bài tập.
HS1: trả lời câu hỏi trước, chữa bài tập sau.
Bài 28 SBT: Điền dấu “+” hoặc “-“ để được kết quả đúng: +3 > 0; 0 > -13
-25 < -9; +5 < +8
-25 < 9; -5 < +8
HS2: chữa bài tập trước, trả lời câu hỏi sau:
HS ở dưới lớp nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2: Cộng hai số nguyên dương
8
Đặt vấn đề: trong tập hợp số tự nhiên, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia được thực hiện một cách dễ dàng. Vậy trong tập hợp các số nguyên thì các phep tinh đó được thực như thế nào? Chúng ta vào bài hôm nay: cộng hai số nguyên cùng dấu, trước tiên ta đi cộng hai số nguyên dương.
Ví dụ: (+4) + (+2) = 
Số (+4) và (+2) chính là các số tự nhiên 4 và 2. Vậy (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
1 em hãy cho cô giáo biết muốn cộng hai số nguyên dương ta làm thế nào? Và kết quả nhận được là 1 số nguyên như thế nào?
Vậy cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Áp dụng: (+425) + (+150) = ?(làm ở bảng nháp)
GV vẽ trục số và minh họa pháp cộng đó trên trục như sau:
+ Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (chiều dương) 4 đơn vị đến điểm +4
+ Di chuyển tiếp về bên phải hai đơn vị tới điểm +6.
Vậy (+4) + (+2) = (+6)
Cho học sinh làm tương tự với phép cộng 
(+3) + (+5)
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không và kết quả nhận được là 1 số nguyên dương
(+425) + (+150) = 425 + 150 = 575
Theo dõi 
Áp dụng: cộng trên trục số
(+3) + (+5) = (+8)
Cộng hai số nguyên dương:
Ví dụ:
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
Vậy cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Hoạt động 3: Cộng hai số nguyên âm
20
GV: ở bài trước ta đã biết có thể dùng hai số nguyên để biểu thị hai
đại lượng có hướng ngược nhau.
Hôm nay ta lại dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng như: tăng và giảm, lên cao và xuống thấp,.
 Ví dụ: khi nhiệt độ giảm 3oC ta có thể nói nhiệt độ tăng -3oC
Khi số tiền giảm 10000đ ta có thể nói số tiền tăng -10000đ
Ví dụ 1: SGK
Tóm tắt; nhiệt độ buổi trưa -3oC, buổi chiều nhiệt độ giảm 2oC.
Tính nhiệt độ của buổi chiều?
GV: Nói nhiệt độ buổi chiểu giảm 2oC ta có thể coi là nhiệt độ tăng như thế nào?
Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều của Mát-xcơ-va, ta phải làm thế nào?
Hãy thực hiện phép cộng bằng trục số, GV hướng dẫn:
+ Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái(chiều âm) 3 đơn vị đến điểm (-3).
+ Để cộng thêm với (-2),từ điểm (-3) ta di chuyển về bên trái 2 đơn vị, khi đó đến địa điểm nào?
GV đưa hình 45 trang 74 lên trình bày lại
Vậy: (-3) + (-2) = -5
Áp dụng trên trục số tính:
(-4) + (-5) = -9.
Vậy khi cộng hai số nguyên âm ta được số nguyên như thế nào?
Cho HS làm ?1
Nhận xét:
tổng của hai số nguyên âm bằng số đối của tổng hai giá trị tuyệt đối của hai số đó.
Vậy khi cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
Quy tắc (SGK)
Cho HS làm ?2
HS đọc đề bài, GV ghi lên bảng.
HS: Nói nhiệt độ buổi chiều giảm 2oC, ta có thể coi là nhiệt độ tăng -2oC.
Ta phải làm phép cộng:
	(-3) + (-2) = ?
HS quan sát và làm theo 
GV tại trục số của mình.
Gọi 1 HS lên thực hành tại trục số trước lớp.
HS thực hiện trên trục số và cho biết kết quả.
HS: khi cộng hai số nguyên âm ta được 1 số nguyên âm
HS làm ?1
(-4) + (-5) = -9.
 = 9
Nhận xét: kết quả của 2 phép tính trên là đối nhau
HS: ta phải cộng hai giá trị tuyệt đối đó với nhau còn dấu là dâu “-”
HS: Nêu lại quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu.
HS làm ?2
(+37) + (+81) = +118
(-23) + (-17) = -40
Cộng hai số nguyên âm.:
Ví dụ : nhiệt độ buổi trưa -3oC, buổi chiều nhiệt độ giảm 2oC.
Tính nhiệt độ của buổi chiều?
Giải:
(-3) + (-2) = -5
Nhiệt độ biểu chiều cùng ngày là:-5oC
Quy tắc: hai bước:
* Cộng hai giá trị tuyệt đối
* Đặt dấu “-” đằng trước
VD: (-17) + (-54) = -(17+54) = -71
?1
(-4) + (-5) = -9.
 = 9
?2
(+37) + (+81) = +118
(-23) + (-17) = -40
Hoạt động 4: Củng cố 
8
GV yêu cầu HS làm bài tập 23 và 24 trang 75 (SGK)
 GV treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài tập
GV nhận xét
GV: Cách cộng hai số nguyên dương? Cách cộng hai số nguyên âm?
HS làm cá nhân rồi gọi hai em lên bảng làm:
Bài 23: 
2763 + 152 = 2915
(-17) + (-14) = -31
(-35) + (-9) = -44
Bài 24;
(-5) + (-248) = -253
17 + = 50
 + = 52
1 HS lên bảng làm bài
HS ở dưới nhận xét
HS: đứng tại chỗ trả lời
Bài 23:
2763 + 152 = 2915
(-17) + (-14) = -31
(-35) + (-9) = -44
Bài 24;
(-5) + (-248) = -253
17 + = 50
 + = 52
2
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên cùng dấu.
Bài tập từ dố 35 đến 41 trang 58, 59 SBT và bài 26 trang 75 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Cộng hai số nguyên cùng dấu.doc