Bài 5: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết vị trí của đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới; và các kiểu môi trường trong đới nóng.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (nhiệt độ và lượng mưa cao quang năm, có rừng rậm rừng xanh quanh năm).

 1.2. Kỹ năng:

- Đọc được các bản đồ, lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng, biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm .

- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết môt số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm

- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp.

- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.

 1.3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

2. TRỌNG TÂM:

 - Môi trường xích đạo ẩm.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 5: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 5: ĐỚI NÓNG – MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết vị trí của đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới; và các kiểu môi trường trong đới nóng. 
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (nhiệt độ và lượng mưa cao quang năm, có rừng rậm rừng xanh quanh năm). 
	1.2. Kỹ năng: 
- Đọc được các bản đồ, lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng, biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm .
- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết môt số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm
- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp.
- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.
	1.3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
2. TRỌNG TÂM:
	- Môi trường xích đạo ẩm.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
- Lược đồ các kiểu môi trường đới nóng
	3.2. Học sinh:
- Tham khảo nội dung, phân tích kênh hình trả lời câu hỏi trong SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng: 
	- Kiểm tra tập bản đồ của học sinh
4.3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Trên Trái Đất ở vành đai thiên nhiên bao quanh xích đạo nằm giữa 2 chí tuyến, có 1 môi trường với diện tích không lớn nhưng lại là nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện cho sự sống phát triển hết sức phong phú. Đó là môi trường gì? Có đặc điểm tự nhiên ra sao?
Hoạt động 2: tìm hiểu về đới nóng
- Học sinh quan sát hình 5.1/SGK/tr.16 kết hợp lược đồ các kiểu môi trường.
- Gv gọi học sinh lên bảng xác định ranh giới các đới môi trường địa lí trên lược đồ các môi trường địa lí.
? Vị trí của đới nóng? 
 300B – 300N
 Đới nóng nằm giữa 2 chí tuyến nên còn gọi là nội chí tuyến.
? So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái Đất?
 Chiếm diện tích khá lớn
? Dựa vào lược đồ hình 5.1 em hãy kể tên các kiểu môi trường của đới nóng?
 Xích đạo ẩm, nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới, hoang mạc.
? Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất?
 Nhiệt đới gió mùa
- Môi trường hoang mạc có cả ở đới nóng và đới ôn hòa nên học riêng.
? Đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng thế nào đến giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này?
 Vị trí nội chí tuyến nên có nhiệt độ cao quanh năm, gió tín phong thổi thường xuyên.
 70% thực vật của trái đất sống trong rừng rậm của đới.
 Là nơi có nền nông nghiệp cổ truyền lâu đời, tập trung đông dân.
- KNS: tư duy
Hoạt động 3: tìm hiểu về một số đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm
? Giáo viên gọi học sinh xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ? 
? Xác định vị trí của Singapo trên lược đồ?
- Khí hậu Singapo tiêu biểu cho môi trường xích đạo ẩm.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích hình 5.2
* Thảo luận nhóm: 4 nhóm (3 phút)
+ Nhóm 1-2: Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Singapo có đặc điểm gì?
 Nhiệt độ trung bình năm 250C – 280C
 Biên độ nhiệt 30C
à nóng quanh năm.
+ Nhóm 3-4: Lượng mưa cả năm bao nhiêu ? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao ? Sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu?
 Trung bình năm: 1500 – 2500mm
 Mưa quanh năm 
 Chênh lệch 75mm
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét.
- Gv chốt ý.
- KNS: tư duy, giao tiếp
à Biểu đồ khí hậu Singapo là đại diện cho tính chất khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm.
- Giáo viên bổ sung đặc điểm môi trường xích đạo ẩm.
 Biên độ nhiệt ngày và đêm: 100C
 Mưa vào chiều tối hàng ngày kèm sấm chớp.
 Độ ẩm không khí cao trên 80%.
? Với tính chất đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm đã hình thành thảm thực gì?
 Rừng rậm xanh quanh năm, vùng cửa sông và biển có rừng ngập mặn.
? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
 Khí hậu thuận lợi
? Quan sát hình 5.3 và 5.4/SGK/tr.17, cho biết rừng có mấy tầng chính? Giới hạn của các tầng rừng?
 4 tầng: Tầng cây bụi – tầng cỏ quyết: 0 – 10m
 Tầng cây gỗ: cao trung bình 10 – 30m
 Tầng cây gỗ cao: cao trung bình 30m – 40m
 Tầng cây vượt tán: 40m trở lên.
? Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm của động vật như thế nào?
 Rừng rậm nhiều tầng tập trung 70% tập trung số loài cây, chim, thú trên thế giới.
- Hs đọc bài tập 3 trang 18. Em hãy cho biết môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm gì?
- KNS: tự nhận thức
I/ Đới nóng:
- Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam,
chiếm diện tích nổi khá lớn trên trái đất.
- Gồm 4 kiểu môi trường:
+ Xích đạo ẩm
+ Nhiệt đới gió mùa
+ Nhiệt đới
+ Hoang mạc
II/ Môi trường xích đạo ẩm:
* Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 5 0N
1/ Khí hậu:
- Khí hậu nắng nóng, mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình năm 1500 – 2500mm, độ ẩm cao trung bình trên 80%.
2/ Rừng rậm xanh quanh năm:
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. 
- Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo; động vật phong phú, đa dạng, sống trên khắp các tầng rừng rậm
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Đặc điểm nào sau đây không đúng với kiểu thời tiết của môi trường xích đạo ẩm:
	ÿ Không khí ban ngày oi bức.
	ÿ Độ ẩm không khí rất cao
	ÿ Không khí ban đêm mát dịu
	X Hằng ngày thường có mưa to vào buổi sáng
? Khí hậu môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm gì?
 Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao trung bình trên 80%.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài: Đới nóng – Môi trường xích đạo ẩm.
+ Làm bài tập bản đồ và bài tập 4/SGK trang 19
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 6: Môi trường nhiệt đới
	+ Xác định vị trí môi trường nhiệt đới?
	+ Khí hậu môi trường nhiệt đới có đặc điểm gì?
	+ Khí hậu đã ảnh hưởng đến cảnh quan, sông ngòi như thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm.doc