1.1) Kiến thức: Giúp HS
- HS nắm được c.thức chung, đđiểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Viết PTHH thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh.
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
- Ý thức tích cực trong học tập.
- Tin tưởng vào sự tồn tại và biến đổi của vật chất.
Bài 52 - Tiết 63 TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ Tuần dạy 35 1. MỤC TIÊU 1.1) Kiến thức: Giúp HS HS nắm được c.thức chung, đđiểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ. Tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. 1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng Viết PTHH thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh. 1.3) Thái độ: Giáo dục HS Ý thức tích cực trong học tập. Tin tưởng vào sự tồn tại và biến đổi của vật chất. 2. TRỌNG TÂM: - Đặc điểm cấu tạo phân tử - Tính chất hoá học 3. CHUẨN BỊ : 3.1) Giáo viên: 1số mẫu vật có chứa tinh bột, xenlulozơ. Hoá chất: Dung dịch iot ; Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn. 3.2) Học sinh: Đọc trước ND bài tinh bột và xenlulozơ. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. KTM: Câu hỏi 1. Nêu tính chất vật lí và hoá học của saccarozơ, viết PTHH minh hoạ? 2. Bài tập 3 / 155 SGK Đáp án - Chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. - Saccarozơ bị thuỷ phân khi đun nóng có axít làm xúc tác tạo ra glucozơ và fructozơ. PTHH: C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 Glucozơ fructozơ Để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ trong mía sẽ bị vi khuẩn có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ sau đó thành rượu etylic. C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 C6H12O62C2H5OH (dd) + 2CO2 Điểm 4đ 6đ 4đ 3đ 3đ 4.3/ Bài mới : Giới thiệu bài: “ Tinh bột và xenlulozơ ” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xelulozơ ? Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ ? HS: Tìm hiểu thông tin trả lời - GV: Cho HS xem một số mẫu vật để đối chiếu * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của tinh bột và xelulozơ - GV: Hướng dẫn 2 HS Làm TN Cho một ít tinh bột, xelulozơ vào 2 ống nghiệm, thêm nước vào lắc nhẹ, sau đó đun nóng hai ống nghiệm. HS nhóm: Quan sát: trạng thái, màu sắc, sự hoà tan trong nước của tinh bột và xenlulozơ trước và sau khi đun nóng. HS nhóm: Đại diện nhóm báo cáo HS: Các nhóm khác nhận xét. - GV: Chốt ý. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xelulozơ - GV thuyết trình: Bằng thực nghiệm người ta biết được phân tử hồ tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm -C6H10O5- liên kết với nhau: - C6H10O5 – C6H10O5 – C6H10O5. Nhóm -C6H10O5- được gọi là mắt xích của phân tử. Viết gọn (-C6H10O5-)n n là số mắt xích trong phân tử. ? Em có nhận xét gì về thành phần phân tử, khối lượng phân tử của hồ tinh bột và xenlulozơ ? đồng thời so sánh giá trị Tbình trong tinh bột và xenlulozơ. HS: Tinh bột và xenlulozơ là các polome vì vậy số mắc xích trong phân tử là giá trị trung bình. Các phân tử tinh bột và xenlulozơ có khối lượng phân tử rất lớn được tạo ra từ các mắc xích. * Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ ? Quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người và động vật diễn ra như thế nào ? HS: Tinh bột Mantozơ Glucozơ - GV: Nếu đun tinh bột hoặc xenlulozơ với dd axit cũng xảy ra quá trình thủy phân để tạo ra glucozơ. - GV: Yêu cầu HS Thí nghiệm theo nhóm Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột Đun nóng nhẹ ống nghiệm, quan sát HS: TN, quan sát, nêu hiện tượng kết luận. - GV: Phản ứng này dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại * Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của tinh bột và xelulozơ ? Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình gì ? HS: Quang hợp. ? Tinh bột và xenlulozơ có những ứng dụng gì ? HS: Quan sát sơ đồ ở SGK, trả lời S.xuất giấy, vải sợi, vật liện XD, đồ gỗ - GV: Chốt ý cho HS ghi nội dung. I. Trạng thái tự nhiên - Tinh bột có nhiều trong các loại củ, hạt, quả như: Lúa, ngô, sắn, ... - Xenlulozơ có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa, II. Tính chất vật lí - Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước nóng ở nhiệt độ thường, nhưng tan trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. - Xen lulozơ là chất rắn, trắng, không tan trong nước. III. Đặc điểm cấu tạo phân tử - Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn. CTPT chung: (-C6H10O5-)n - Số mắt xích trong phân tử tinh bột: - Số mắt xích trong phân tử xenlulozơ: IV. Tính chất hoá học 1. Phản ứng thuỷ phân (- C6H10O5 -)n + nH2O n C6H12O6 2. Tác dụng của tinh bột với iot Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng V. Ứng dụng - Tinh bột làm lương thực, sản xuất glucozơ và rượu etylic. - Xenlulozơ dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, vải sợi, làm vật liệu xây dựng và đồ gỗ. 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: HS làm bài tập 1, 2/ 158 SGK BT1: Từ cần điền: a) tinh bột ; b) xenlulozơ ; c) tinh bột BT2: Câu d Từ tinh bột hãy viết PTPƯ điều chế rượu etylic theo sơ đồ: Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic. (1) (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm bài tập 3, 4/ 158 SGK. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Protein” (soạn bài, đem lông gà, lông vịt, hay tóc / nhóm) Gv nhận xét tiết dạy. 5 . RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :
Tài liệu đính kèm: