Bài 53 - Tiết 64: Protein - Nguyễn Văn Vượng

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức: Giúp HS biết

- Protein là chất cơ bản không thể thiếu được trong cơ thể sống.

- Protein có khối lượng phân tử rất lớn. Vì có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. Hai tính chất quan trọng của protein là phản ứng phân huỷ và phản ứng đông tụ.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã được học về protein để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.

1.3) Thái độ: Giáo dục HS

- Ý thức tích cực trong học tập.

2. TRỌNG TÂM:

- Trạng thái tự nhiên

- Thành phần và cấu tạo phân tử

- Tính chất

- Ứng dụng

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 53 - Tiết 64: Protein - Nguyễn Văn Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 53 - Tiết 64 PROTEIN 
Tuần dạy 36
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: Giúp HS biết
Protein là chất cơ bản không thể thiếu được trong cơ thể sống. 
Protein có khối lượng phân tử rất lớn. Vì có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. Hai tính chất quan trọng của protein là phản ứng phân huỷ và phản ứng đông tụ. 
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Vận dụng những kiến thức đã được học về protein để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
Ý thức tích cực trong học tập. 
2. TRỌNG TÂM:
- Trạng thái tự nhiên
- Thành phần và cấu tạo phân tử
- Tính chất
- Ứng dụng
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bảng phụ
3.2) Học sinh: Đọc trước ND bài protein
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. KTM: 
Câu hỏi 
- Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ ?
- Nêu phương pháp nhận biết phân biệt : tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ ?
Đáp án 
 * Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, được tạo thành do nhiều nhóm – C6H10O5 – liên kết với nhau.
 Viết gọn: (- C6H10O5 -)n 
 * Tính chất hoá học:Phản ứng thuỷ phân:
 (-C6H10O5 -)n + nH2O nC6H12O6 
 Tác dụng với tinh bột tạo thành màu xanh. 
 * Phương pháp nhận biết: 
 Dùng nước: Chất nào tan là saccarozơ. Sau đó dùng I2 chất nào chuyển màu xanh là tinh bột
Điểm
3đ
4đ
3đ
4.3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Protein là những chất hữu cơ có vai trò đặc biệt trong các quá trình sống. Vậy Protein có thành phần, cấu tạo và tính chất như thế nào. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của protein.
- GV: Cho HS xem tranh ảnh và một số mẫu vật có chứa protein. 
  HS: Nêu trạng thái tự nhiên của protein.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của protein.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
 ? Về thành phần nguyên tố và cấu tạo phân tử giữa tinh bột và protein có điểm gì giống và khác nhau ?
  HS: Tìm hiểu thông tin và trả lời
- GV: Chốt ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu t/chất của protein.
- GV thuyết trình: Khi đun nóng protein trong dd axít hoặc bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra các amino axit.
  HS: Viết phương trình chữ của phản ứng.
- GV: Trong cơ thể người và động vật, protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác nào ? 
  HS: Men, axít
- GV: Hướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm: Đốt cháy một ít tóc
  HS: Đại diện nhóm nêu hiện tượng và rút ra kết luận.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
+ Cho một ít lòng trứng trắng vào 2 ống nghiệm.
+ Ống 1: thêm một ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng.
+ Ống 2: Thêm một ít cồn 900 và lắc đều.
  HS: Đại diện nhóm báo cáo hiện tượng và rút ra nhận xét:
 Xuất hiện kết tủa trắng ở ống nghiệm. hiện tượng đó gọi là sự đông tụ
- GV ghi sơ đồ phản ứng.
* Hoạt động : Tìm hiểu ứng dụng của protein.
  HS: Tìm hiểu thông tin và liên hệ thực tế nêu ứng dụng của protein trong đời sống.
- GV: Chốt ý
I. Trạng thái tự nhiên
 - Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: Thịt, cá, máu, trứng, sữa, tóc, móng, rễ, thân, lá, 
II. Thành phần và cấu tạo phân tử
 - Protein có phân tử khối rất lớn, cấu tạo rất phức tạp. Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắt xích” trong phân tử protein.
III. Tính chất
 1. Phản ứng thuỷ phân
 Protein + nước hỗn hợp 
 amino axit 
 - Sự thuỷ phân protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường.
 2. Sự phân huỷ bởi nhiệt 
 Protein tạo ra chất bay hơi có mùi khét.
 3. Sự đông tụ
 Protein tạo ra chất kết tủa trắng 
V. Ứng dụng
 - Làm thức ăn.
 - Làm nguyên liệu cho công nghiệp dệt, da, mỹ nghệ, 
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: 
BT2 (SGK/160) Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành ? Giải thích hiện tượng ?
	Xuất hiện chất kết tủa, do các chất protein bị đông tụ
BT3 (SGK/160): Cắt 2 mẫu lụa và đốt. Nếu mẫu nào khi cháy có mùi khét là mẫu được dệt từ sợi tơ tằm.
	4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm bài tập 1, 4/ SGK160 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Polime” 
Gv nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 53. Protein - Nhal Tem - Nguyễn Văn Vượng.doc