1.1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Âu.
- Nắm vững địa hình của khu vực Bắc Âu, đặc biệt là bán đảo Xcanđinavi. Hiểu rõ đặc điểm của ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Bắc Âu.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, biểu đồ để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Bắc Âu.
1.3. Thái độ:
- Hiểu rõ sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Bài 56: KHU VỰC BẮC ÂU 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Âu. - Nắm vững địa hình của khu vực Bắc Âu, đặc biệt là bán đảo Xcanđinavi. Hiểu rõ đặc điểm của ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Bắc Âu. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, biểu đồ để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Bắc Âu. 1.3. Thái độ: - Hiểu rõ sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. TRỌNG TÂM: - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế khu vực Bắc Âu. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Âu 3.2. Học sinh: - Phân tích kênh hình từ H 56.1à56.4, tham khảo nội dung trả lời câu hỏi SGK. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: ? Trình bày sự phát triển của các ngành công nghiệp mới ở châu Âu? Nền công nghiệp phát triển rất sớm. Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ. Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, hàng không liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, có sự hợp tác giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi, phù hợp với yêu cầu thị trường. ? Khu vực Bắc Âu gồm những nước nào? Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Aixơlen 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - Gv: Bắc Âu là khu vực nằm ở vĩ độ cao nhất của châu Âu, đặc biệt là bán đảo Xcanđinavi. Đây là nơi có địa hình băng hà cổ, thiên nhiên được khai thác một cách hợp lý và khoa học. Hoạt động 2: tìm hiểu về tự nhiên khu vực Bắc Âu ? Xác định vị trí và giới hạn của khu vực Bắc Âu trên bản đồ? Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh, gần bán đảo Xcanđinavi và đảo Aixơlen. ? Quan sát hình 56.1, cho biết Bắc Âu có những quốc gia nào? Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Aixơlen. ? Quan sát bản đồ, hãy cho biết địa hình Bắc Âu có đặc điểm gì? Phần lớn diện tích là núi già và cao nguyên. Băng hà cổ là địa hình phổ biến, nổi bật là dạng bờ biển Fio. - Học sinh quan sát hình 56.2 và hình 56.3. - Fio là dạng vịnh hẹp, sâu, vách 2 bên dốc đứng, ăn sâu vào đất liền hàng chục có khi hàng trăm km. Đây là dạng địa hình bờ biển do băng hà cổ tạo nên cách ngày nay. Ngoài ra băng hà cổ còn tác động mạnh mẽ đến địa hình tạo nên nhiều hồ, đầm. ? Dựa vào đặc điểm của vị trí địa lí em hãy cho biết khí hậu Bắc Âu có đặc điểm gì? Khí hậu lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ. Aixơlen được coi là xứ sở của băng tuyết. Phía đông dãy Xcanđinavi mùa đông rất lạnh, còn phía tây mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa nhiều. ? Dựa vào kiến thức đã học kết hợp phân tích hình 56.4, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa sườn tây và sườn đông dãy Xcanđinavi? Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và đón gió tây từ đại dương thổi vào nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa nhiều. Phía đông nằm bên sườn khuất gió, chịa ảnh hưởng lớn của khí hậu lục địa Đông Âu nên mùa đông rất lạnh. ? Bắc Âu có nguồn tài nguyên quan trọng nào? Dầu mỏ, rừng, sắt, đồng, uranium, nguồn thủy năng và cá biển. Aixơlen có diện tích đồng cỏ khá lớn. Đây là những tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở Bắc Âu. Hoạt động 3: tìm hiểu về kinh tế, dân cư khu vực Bắc Âu - Phân tích hình 56.5 kết hợp nội dung SGK trả lời câu hỏi. * Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút) + Nhóm 1-2: Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Bắc Âu? Khí hậu giá lạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi không thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển. Nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi. Có nhiều điều kiện phát triển mạnh công nghiệp thủy điện, gỗ, thép, chế tạo máy móc và đánh cá biển. + Nhóm 3-4: Các nước Bắc Âu đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý để phát triển kinh tế xã hội như thế nào? Phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ các loài hải sản quí. Khai thác dầu khí song song với việc bảo vệ và trồng rừng. Ngành thủy năng dồi dào phát triển mạnh ngành thủy điện. - Đại diện nhóm trình bày_nhận xét - Giáo viên chốt ý. - Ngoài 3 thế mạnh về biển, rừng và thủy năng, các nước Bắc Âu còn phát triển nhiều ngành kinh tế khác có cả ngành công nghệ kỹ thuật caonhư viễn thông, tin học ? Dân cư Bắc Âu có đặc điểm gì? Dân cư thưa thớt ? Với đặc điểm kinh tế như trên thì đời sống người dân ở các nước Bắc Âu như thế nào? Các nước Bắc Âu có mức sống cao, dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên 1 cách hợp lý để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. 1/ Khái quát tự nhiên: - Gồm bán đảo Xcanđinavi và đảo Aixơlen. - Địa hình chủ yếu là núi già, băng hà cổ. Phần lớn diện tích bán đảo Xcanđinavi là núi già và cao nguyên. - Khí hậu: mùa đông lạnh giá, mùa hạ mát. - Tài nguyên: dầu mỏ, sắt, đồng, rừng, thủy năng 2/ Kinh tế: - Kinh tế rừng và biển là các ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn. - Thủy điện dồi dào phục vụ phát triển công nghiệp. - Dân cư thưa thớt. Người dân các nước Bắc Âu có mức sống cao. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Quốc gia có nhiều hồ đầm nhất do băng hà cổ tạo nên là: ÿ Na Uy ÿ Thụy Điển X Phần Lan ÿ Aixơlen. ? Các thế mạnh để phát triển kinh tế ở Bắc Âu là: ÿ Biển, rừng, khoáng sản ÿ Rừng, thủy năng, đồng cỏ ÿ Đồng cỏ, biển, khoáng sản X Biển, thủy năng, rừng 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài: Khu vực Bắc Âu + Làm bài tập bản đồ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Khu vực Tây và Trung Âu + Địa hình, khí hậu khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm gì? + Các ngành kinh tế của khu vực phát triển ra sao?
Tài liệu đính kèm: