Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay

I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.

-Đọc được bản vẽ vật thể có dạng: hình trụ, hình nón, hình cầu.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát,trí óc tưởng tượng và tư duy không gian, kĩ năng vẽ hình học, thể hiện đúng tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật.

3. Thái độ:

-Thích tìm hiểu các vật thể có dạng tròn xoay và hình chiếu của nó.

- Có thái độ cẩn thận, nghiêm túc, biết giữ gìn vệ sinh.

II- CHUẨN BỊ

1. Gíao Viên: -Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, nón, cầu.

2. Học Sinh : đọc và chuẩn bị bài 6 sgk -Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, nón lá, quả bóng,

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1/ Ổn định lớp.

 2/ Kiểm tra bài cũ :

 3/ Bài mới :

Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể có dạng như hộp sữa, nón lá, trái banh . . . Vậy những vật thể đó do khối hình học nào tạo thành ? để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta đi vào bài học hôm nay “Bản vẽ các khối tròn xoay”

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 26 tháng 9 năm 2013- Tiết 5
Bài 6 BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
-Đọc được bản vẽ vật thể có dạng: hình trụ, hình nón, hình cầu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát,trí óc tưởng tượng và tư duy không gian, kĩ năng vẽ hình học, thể hiện đúng tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật.
3. Thái độ:
-Thích tìm hiểu các vật thể có dạng tròn xoay và hình chiếu của nó.
- Có thái độ cẩn thận, nghiêm túc, biết giữ gìn vệ sinh.
II- CHUẨN BỊ
1. Gíao Viên: -Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, nón, cầu.
2. Học Sinh : đọc và chuẩn bị bài 6 sgk -Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, nón lá, quả bóng,
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1/ Ổn định lớp.	
	2/ Kiểm tra bài cũ :	
	3/ Bài mới :
Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể có dạng như hộp sữa, nón lá, trái banh . . . Vậy những vật thể đó do khối hình học nào tạo thành ? để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta đi vào bài học hôm nay “Bản vẽ các khối tròn xoay”
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay.
-GV giới thiệu H6.1: dùng bàn xoay để sản xuất đồ vật hình tròn xoay.
-Em hãy kể tên 1 số đồ vật có dạng khối tròn xoay.
-Cho HS quan sát mô hình + hình vẽ các khối tròn xoay: (H 6.2)
-Các khối tròn xoay này có tên gọi là gì?
-Các khối này được tạo thành như thế nào?
-Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào?
-Hs quan sát H6.1 Sgk.
-Chén, dĩa, chai,
- Hs quan sát H6.2 sgk kết hợp với mô hình
a b
c
Ha: hình trụ -Hb: hình nón -Hc: hình cầu
-Hs sử dụng cụm từ có sẵn điền vào chỗ trống.
-Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.
Hoạt động2:Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
1.Hình trụ
GV có thể cho HS quan sát mô hình hình trụ + hình vẽ, yêu cầu HS thử vẽ dạng 3 hình chiếu.
-Yêu cầu hs quan sát h6.3
+ Nêu tên gọi của hình chiếu?
+Mỗi hc có hình dạng như thế nào?
+Nêu những kích thước của khối trụ?
2/Hình nón
GV có thể cho HS quan sát mô hình hình nón + hình vẽ h6.4, yêu cầu HS thử vẽ dạng 3 hình chiếu
Yêu cầu hs quan sát h6.4
+ Nêu tên gọi của hinh chiếu?
+Mỗi hc có hình dạng như thế nào?
+Nêu những kích thước của hình nón?
2/Hình cầu
GV có thể cho HS quan sát mô hình hình cầu + hình vẽ , yêu cầu HS thử vẽ dạng 3 hình chiếu.
-Em hảy cho biết mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào? Thể hiện những kích thước nào của khối cầu?
-Hình chiếu là hình tròn khi nào?
*GV đặt câu hỏi chung:
-Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu? Gồm những hình chiếu nào?
-Cần kích thước nào? 
 (kích thước của h. trụ và h. nón là đường kính đáy, c. cao; Kt của h. cầu là ĐK của h. cầu)
- Hs vẽ vào tập
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình chử nhật
dxh
Bằng
Hình tròn
d
Cạnh
Hình chử nhật
dxh
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tam giác cân
dxh
Bằng
Hình tròn
d
Cạnh
Tam giác cân
dxh
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình tròn
d
Bằng
Hình tròn
d
Cạnh
Hình tròn
d
-Khi hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay.
-Dùng 2 hình chiếu (1 hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy; 1 hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao)
4.Củng cố- Dặn dò
-HS đọc ghi nhớ SGK .
-Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
- Học bài
- Làm BT trang 26.
-Chuẩn bị bài thực hành 7: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay (2).doc